Người Tìm Xác

Chương 557



Ông Ba Kiều tỏ vẻ hơi khó xử: “Không có tư liệu gì cả, nhà bên kia là do em trai tôi liên hệ giúp, nó bảo cô bé đó tên là Cố Dĩnh, lúc trước qua đời do bị bệnh, lúc nó chết cũng sàn sàn tuổi như Kiều Hiên nhà chúng tôi, tôi còn nhìn2ảnh chụp của nó rồi, cũng khá xinh.”

“Sau đó thì sao?” Chú Lê truy hỏi.

Ông Ba Kiều xua hai tay, nói: “Không có sau đó, tôi chỉ biết có vậy thôi…”

Chú Lê hơi giật mình: “Chỉ có ngần ấy tư liệu thôi?”

Ông Ba Kiều gật đầu: “Chuyện này đều do em trai tôi giúp đỡ xử lý,5chuyện còn lại thì phải đến hỏi nó rồi.”

Người em trai mà ông Ba Kiều nói tên là Ngô Hoài Nhân, ông ta không phải là em trai ruột của ông Ba Kiều mà là anh em thân quen trước lúc ông ấy trở nên giàu có. Ban đầu hai người họ cùng hùn vốn khai thác6mỏ, sau đó ông Ba Kiều đầu tư bất động sản nên từ từ rời khỏi ngành than đá, đem tài lực đặt vào chuyện buôn bán bất động sản.

Lúc đó ông Ba Kiều cũng từng khuyên Ngô Hoài Nhân, bảo ông ta làm bất động sản với mình, nhưng Ngô Hoài Nhân vẫn cho rằng ngành5nghề than đá có lợi nhuận cao, mà ông ta cũng đã làm nhiều năm nên quen nghề rồi.


Nhưng ngờ đâu qua mấy năm sau, quốc gia lại tập trung mạnh vào bảo vệ môi trường nên có rất nhiều mỏ than tư nhân ở Sơn Tây phải đóng cửa, mấy mỏ than của Ngô Hoài Nhân3cũng rơi vào trong số đó. Đến bước đường cùng, ông ta đành phải mang theo số vốn mình kiếm được những năm qua đến tìm ông Ba Kiều.

Nhưng lúc này thị trưởng bất động sản cũng đã sớm bão hòa rồi, ông Ba Kiều đầu tư từ đầu nên kiếm được rất nhiều, nhưng giờ Ngô Hoài Nhân có đầu tư vào cũng chỉ là ném tiền đi thôi, rủi ro quá cao.

Đáng tiếc, Ngô Hoài Nhân không nghe lời khuyên, ông ta vẫn đem số vốn của mình đi đầu tư toàn bộ, kết quả cuối cùng là lãng phí thì giờ, nếu không nhờ có ông Ba Kiều hỗ trợ thì chắc đến cả quê ông ta cũng không về được.

Sau đó, Ngô Hoài Nhân không còn suy nghĩ muốn lập nghiệp nữa, ông ta quyết định đi theo làm công cho ông Ba Kiều. Không cần mình tự đầu tư nữa, ông ta giúp đỡ ông Ba Kiều làm việc, đến cuối năm sẽ được chia hoa hồng. Dù không được nở mày nở mặt như lúc còn làm ông chủ, nhưng ít ra vẫn bảo vệ được vốn liếng. Về sau ông Ba Kiều còn để Ngô Hoài Nhân về làm quản lý cho chi nhánh công ty ở Sơn Tây, dù gì ông ta cũng khá quen thuộc với đất đai ở quê.

Từ khi Kiều Hiên xảy ra chuyện, vẫn luôn do Ngô Hoài Nhân thu xếp giúp, ông Ba Kiều đến già còn mất con nên tinh thần sa sút, không còn sức đi lo những chuyện này, nên ông ấy vẫn luôn cảm thấy may mắn vì mình có một người anh em như Ngô Hoài Nhân.

Tiếp xúc với ông Ba Kiều một lúc, tôi cảm thấy ông ta là một người rất hiểu chuyện, cách nói năng làm việc đều hơn xa những người khác, nhưng tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu, tại sao ông ấy lại dạy dỗ con mình thành như thế kia?

Hai ngày sau, ba chúng tôi đã đến Thái Nguyên, người đến sân bay Võ Túc đón chúng tôi chính là Ngô Hoài Nhân. Lần đầu tiên nhìn thấy ông ta, ông ta cho người khác ấn tượng là một người rất chất phác, dáng vẻ hiền lành.

Ngô Hoài Nhân sắp xếp cho chúng tôi nghỉ ngơi ở khách sạn Lệ Hoa, vì lúc chúng tôi đến Thái Nguyên thì đã là mười giờ tối rồi, cho nên chúng tôi đi thẳng về khách sạn để ngủ, có chuyện gì để hôm sau hẵng nói.

Sau khi ăn sáng xong, Ngô Hoài Nhân đích thân lái xe đưa chúng tôi đến mộ tổ nhà họ Kiều ở huyện Thanh Từ. Trên đường đi, ông ta nói sơ qua cho chúng tôi biết về cuộc đời khi còn sống của cô dâu của Kiều Hiên.

Cô bé này tên là Cố Dĩnh, quê ở Thiểm Tây, một tháng trước vì mắc bệnh lạ mà qua đời, bố mẹ của cô bé đều là nông dân chất phác, hẳn là không có vấn đề gì quá lớn.

Chú Lê nghe vậy thì nghi ngờ hỏi: “Vì sao không tìm trong khu vực Sơn Tây mà phải chạy đến tận Thiểm Tây để tìm?”


Ngô Hoài Nhân giải thích: “Chúng tôi cũng tìm ở khu vực quanh đây rồi, hoặc là không hợp tuổi, hoặc là thời gian chết đã quá dài nên không có cách nào hợp táng được, cô bé này là do tôi nhờ mấy người bạn giúp đỡ mới tìm thấy được ở Thiểm Tây đấy!”

Xe không nhanh không chậm đi đến địa phận mộ tổ của nhà họ Kiều, bây giờ cả nước đang thi hành chính sách hỏa táng, nên tôi cũng không lo lắng lắm khi phải đến mộ tổ của nhà họ Kiều. Nhưng khi tới đây mới biết, trong mộ tổ nhà ông Ba Kiều này chẳng có ai được hỏa táng cả.

Đầu tôi lập tức kêu ong ong liên hồi…

Tổ tiên của ông Ba Kiều này đều làm nghề nông, đến đời ông ta bắt đầu mới phất lên. Chú Lê nhìn phong thủy của nơi này xong thì liên tục lẩm bẩm: “Mảnh đất này được lựa chọn rất tốt! Thảm nào Ba Kiều vừa mất một đứa con trai thì vợ ông ta lại mang thai ngay, đây là một mảnh đất tốt về đường con cái!”

Tôi thấy chú Lê thèm đến mức sắp chảy nước bọt thì nghĩ thầm, chẳng phải chỉ là một bãi tha ma thôi à? Phải đến mức ấy ư?! Khi chúng tôi đi đến trước ngôi mộ của Kiều Hiên và Cố Dĩnh, ký ức khi còn sống của cặp “vợ chồng trẻ” này như nước biển tràn vào trong trí óc của tôi, làm tôi không biết sắp xếp ai đầu tiên.

Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra, dù là cái chết của Kiều Hiên, hay chuyện kết hôn âm sau đó với Cố Dĩnh, dường như đều có vấn đề cả…

Chú Lê thấy tôi cau mày bèn hỏi khẽ tôi thế nào. Tôi nhẹ nhàng xua tay, sau đó lén nhìn về phía Ngô Hoài Nhân thì thấy ông ta đang đi dọn cỏ dại ở xung quanh mộ, nhìn qua khá trung hậu thật thà. Nhưng thật không ngờ ông ta lại là một người như vậy, đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong, biết người biết mặt không biết lòng!

Chú Lê đúng là cáo già, thấy tôi hành động như thế thì hiểu ngay là có chuyện xảy ra, chú ấy cũng không hỏi thêm nữa mà chuyên tâm đi xem phong thủy của mảnh âm trạch này. Nghe Ngô Hoài Nhân nói, sau khi ông Ba Kiều phất lên đã đặc biệt tới tận Hồng Kông để mời thầy phong thủy về xem cho mảnh đất này, thầy nói mảnh đất này chiếm gần hết địa khí của huyện Thanh Từ, dù không được đến mức linh khí tụ tập như mộ địa của các vương hầu tướng lĩnh thời xưa, nhưng cũng được coi là một mảnh đất cực tốt.


Lúc trước ông Ba Kiều vì muốn có được mảnh đất này mà đã tốn kha khá sức! Giờ xem ra cũng đáng. Nhưng có một chuyện mà chú Lê nghĩ mãi không ra, đáng lý thì nếu có một mảnh âm trạch tốt như vậy, thì sao lại sinh ra một tên phá của như Kiều Hiên?

Lúc này Ngô Hoài Nhân phủi bụi đất trên người, đi đến bên cạnh chú Lê và nói: “Thế nào rồi Lê đại sư, ngài có nhìn ra được nơi này có vấn đề gì không?”

Chú Lê còn chưa biết tình huống cụ thể là cái gì, đành phải nói qua loa với Ngô Hoài Nhân: “Bây giờ còn khó nói, đi về trước đi đã, tôi đã lấy ít mẫu đất ở phần mộ này rồi, chờ đến đêm tôi sẽ gọi hồn Kiều Hiên lên hỏi xem là biết ngay.”

Ngô Hoài Nhân nghe chú Lê nói thế thì sắc mặt đột nhiên trở nên rất kỳ lạ, khó mà miêu tả được nó như thế nào. Quay lại khách sạn, chúng tôi tạm biệt Ngô Hoài Nhân để trở về phòng, chắc lúc này chú Lê đang có rất nhiều vấn đề muốn hỏi tôi đây.

Lúc chia tay với Ngô Hoài Nhân, tôi bảo Đinh Nhất đi theo dõi ông ta, để xem một lát nữa lão già này sẽ đi đến đâu. Về đến phòng, tôi bảo chú Lê đừng vội, cứ chờ Đinh Nhất quay về rồi hẵng nói.

Đúng như tôi đoán, khi Đinh Nhất trở về nói cho chúng tôi biết, sau khi rời khỏi khách sạn, Ngô Hoài Nhân đi đến một nơi được gọi là quán Thọ Khang, ở đó có vẻ giống nơi bói toán đoán mệnh cho người ta, xem ra chính là “đồng nghiệp” của chú Lê…