Người Tìm Xác

Chương 824



Khi ba người chúng tôi mở cửa vào nhà, phát hiện trong phòng không có đầy khí gas hay bị trộm đột nhập như tôi đã tưởng tượng…

Tivi vẫn mở và đang phát chương trình cuối năm, đồng thời tôi cũng nhìn thấy điện thoại của Chiêu Tài đang để ở trên bàn trà, trong điện thoại có mười cuộc gọi nhỡ của tôi.

Mà chuyện khiến người2khác nghi ngờ nhất là đồ ăn trong phòng bếp đang được rửa dở, vòi nước vẫn còn mở, may là dưới bồn không có gì nên nước trong bồn dâng lên rồi chảy vào ống thoát nước, không thì phòng bếp đã ngập nước từ lâu rồi.

Lão Triệu tìm khắp mọi nơi trong nhà nhưng vẫn không thấy bóng dáng Chiêu Tài đâu. Dù bình thường5chị ấy cũng thích trêu anh nhưng đây là lần đầu tiên chị ấy hoàn toàn tàng hình như thế này…

“Chiêu Tài? Chiêu Tài!” Sắc mặt lão Triệu hơi nhăn lại, giọng điệu cũng sốt ruột hơn rất nhiều.

Lúc này ngoài trời đã tối đen, trong nhà ngoài ánh sáng từ tivi đang bật ra thì những chỗ khác đều không bật đèn. Bởi vậy có thể6chắc chắn Chiêu Tài đã biến mất trước lúc trời tối, nếu không thì với cái tính nhát gan của chị ấy, sao có thể không bật đèn được?


Tôi và lão Triệu đang ngẩn ra không biết phải làm gì thì đột nhiên Đinh Nhất lên tiếng: “Không khí trong căn nhà này không đúng lắm, có phải gần đây trong nhà mua thêm thứ gì đặc5biệt không? Còn hơi cổ nữa?”

Lão Triệu cau mày nghĩ một lúc mới nói: “Lúc Tết vợ chồng anh có đi mua mấy thứ đồ điện gia dụng, nhưng đều còn mới cả! Nếu nói có thứ gì hơi cổ thì mấy ngày trước có một bệnh nhân đưa cho anh một bức tranh, không biết có được tính không?”

Tôi và Đinh Nhất vội bảo anh ấy3đưa đi xem bức tranh kia, lão Triệu nhanh chóng dẫn chúng tôi tới phòng làm việc… Lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh kia, tim tôi có một loại cảm giác khó nói nên lời, nói chung là hơi khó chịu.

Ở mặt này, Đinh Nhất còn nhạy cảm hơn cả tôi, vì thế mà khi vừa bước chân vào nhà, anh ta đã cảm nhận được sự tồn tại của bức tranh này. Đây là một bức tranh cổ trông khá lộn xộn, nó miêu tả lại một phiên chợ vào cuối triều đại nhà Thanh.

Thoạt nhìn bức tranh này trông khá cũ kỹ, nhưng từ nội dung bức vẽ có thể thấy nó chỉ khoảng từ tám mươi đến một trăm năm tuổi, không được tính là tranh cổ, chính vì thế mà lão Triệu mới dám nhận nó.

Thực lòng, tôi không biết tí gì về mấy thể loại tranh cổ này nên cũng không biết lai lịch và xuất xứ của nó, nhưng nghe lão Triệu nói, nội dung của bức tranh miêu tả cảnh mọi người đang hối hả mua sắm Tết ở cuối đời nhà Thanh.

Đinh Nhất đang nhìn chằm chằm vào bức tranh bỗng chỉ tay vào một nơi không đáng chú ý và nói: “Cậu xem, quần áo của người này có phải hơi khác với những người bên cạnh không?”

Nghe Đinh Nhất nói thế, tôi lập tức chạy đến gần để nhìn cẩn thận hơn, tôi phát hiện đúng là người kia ăn mặc không giống những người khác thật, khi nhìn kỹ lại, tôi giật mình thốt lên: “Đệch! Hình như thứ người này cầm trong tay chính là một chiếc máy ảnh DSLR!!”

Lão Triệu không tin, cũng tìm trên bàn làm việc ra một cái kính lúp rồi đặt vào chỗ mà tôi và Đinh Nhất phát hiện ra có vấn đề. Nhưng nhờ vậy mà chúng tôi phát hiện ở trong đám người đông đúc trên bức tranh có khá nhiều người cả nam lẫn nữ mặc quần áo thời hiện đại.

Lão Triệu lẩm bẩm: “Có khả năng đây là một bức tranh giả, họa sĩ cố ý vẽ như vậy để gây sự thú vị!”

Nhưng Đinh Nhất lại lắc đầu: “Không đúng, nếu thật là như thế thì tại sao Chiêu Tài cũng bị vẽ trong này?!”


Anh ta vừa nói câu này xong, sắc mặt của tôi và lão Triệu đều tối sầm, Chiêu Tài cũng ở trong bức tranh? Sao có thể như thế được?! Đừng nói là lão Triệu, đến chính tôi cũng không tin! Nhưng khi tôi nhìn thấy chỗ vẽ Chiêu Tài do Đinh Nhất chỉ, tôi lập tức cảm giác đầu mình choáng váng…

Người trong bức tranh kia đang mặc tạp dề, tay còn cầm một cây cải bó xôi, vẻ mặt kinh hoảng, như thể không biết mình đang ở đâu. Tôi quay lại hét lên với lão Triệu: “Anh lấy đâu ra bức tranh quỷ quái này vậy?”

Lão Triệu bị tôi hét cũng hơi choáng váng, nghĩ một lúc mới nói: “Là do một bệnh nhân trước đây của anh tặng… Cũng có thể nói là anh bỏ tiền ra mua.”

Thì ra trước đây lão Triệu có một bệnh nhân mở một cửa tiệm bán đồ lưu niệm, chuyên bán những thứ đồ cổ không đắt mấy. Mấy ngày trước, lão Triệu và Chiêu Tài đi dạo phố, trùng hợp nhìn thấy cửa hàng kia nên cả hai vào trong xem thử.

Sau đó Chiêu Tài chọn trúng bức tranh có tên “Họp chợ phiên” này, ông chủ tiệm thấy là hai vợ chồng lão Triệu nên không chịu lấy tiền, quyết muốn tặng cho họ.

Lão Triệu cũng có nghiên cứu một chút về những thứ như thế này, tuy bức tranh này không phải là thứ đồ cổ quá đắt tiền gì, nhưng kiểu tranh dân gian Trung Quốc này vẫn có giá trị sưu tầm, nên anh ấy không chịu nhận không. Hai bên đẩy qua đẩy lại, cuối cùng ông chủ đành lấy giá gốc, ông ấy mua bao nhiêu tiền thì bán lại cho anh ấy với giá bấy nhiêu.

Tôi nhìn chằm chằm vào bức tranh một lúc lâu, suy nghĩ tại sao một người đang sống sờ sờ như thế mà lại bị hút vào trong bức tranh này được? Tôi biết hiện giờ mình không thể mất bình tĩnh, vì càng hoảng, mạch suy nghĩ của tôi càng rối.


Bây giờ, nếu muốn cứu Chiêu Tài ra thì phải hiểu rõ lai lịch của bức tranh này. Nghĩ vậy nên tôi bảo với Đinh Nhất và lão Triệu: “Đi, chúng ta mang bức tranh này đi tìm chú Lê.” Giờ tôi cũng chỉ đành gửi gắm hy vọng ở lão thầy bói đang nghỉ ngơi này thôi, mong rằng chú ấy có thể có cách cứu được Chiêu Tài…

Khi chúng tôi cầm bức tranh đến nhà chú Lê, chú cũng giật mình ngạc nhiên, vội đeo kính lão lên quan sát thật cẩn thận, sau đó chú lắc đầu liên tục và nói: “Bức tranh này không đơn giản…”

Tôi vội hỏi không đơn giản ở chỗ nào? Chú Lê lấy la bàn ra và hướng về phía bức tranh, chiếc kim đồng hồ trên la bàn nhanh chóng chuyển động không ngừng. Tôi xanh mặt nói với chú Lê: “Chú Lê, chú đừng làm cháu sợ! Chị của cháu còn đang ở trong bức tranh này đấy!”

Lông mày chú Lê lập tức vặn lại như bánh quai chèo, chú nói: “Lúc còn trẻ chú đã từng thấy bức tranh này một lần, lúc ấy chú đi cùng sư huynh và sư phụ đến một nhà xem phong thủy cho họ, bọn chú nhìn thấy bức tranh này đang được treo trong phòng khách nhà họ. Sư phụ chú thấy bức tranh này có vấn đề nên có tâm nhắc nhở nhà kia rằng bức tranh này không thích hợp treo trong nhà.”

Thấy chú Lê nói đến đây thì dừng lại, tôi vội truy hỏi: “Vậy sau đó thì thế nào ạ? Nhà kia có nghe theo không?”

Chú Lê lắc đầu: “Về sau bọn họ có gỡ bức tranh xuống hay không thì bọn chú không biết, bởi vì vài ngày sau, toàn bộ người trong gia đình kia đều bị mất tích. Hồi ấy, người ta nói gia đình đó là đặc vụ ẩn nấp, giờ đã hoàn thành nhiệm vụ nên cả nhà đã trốn đi rồi. Nhưng bây giờ xem ra hẳn là do họ không nghe lời khuyên tháo bức tranh kia xuống của sư phụ chú…”