Đàm Mặc rời đi, Kiều Lam nằm trên ghế salon khoác chiếc chăn mỏng trên người mà trước khi đi ngủ bản thân mình chưa hề có.
Đàm Mặc rốt cục là đã đi đến đâu làm cái gì. Kiều Lam không biết, nhưng không rõ có phải là ảo giác hay không mà cô cảm nhận trên người Đàm Mặc có một loại quyết định dứt khoát nào đó nhất định phải theo đuổi.
Kỳ nghỉ trôi qua rất nhanh, lại tới ngày khai giảng nhưng Đàm Mặc không tới trường.
Các bạn trong lớp ban đầu còn ngạc nhiên vì sao Đàm Mặc không tới lớp học kỳ đầu, đến sau ngày khai giảng kỳ vẫn không thấy Đàm Mặc nên đã thấy quen với việc đó.
Ngồi cùng bàn với Kiều Lam là một bạn học khác, bạn cùng bàn mới với cô cũng không thân thiết lắm, là một bạn nam có thành tích cao trong lớp.
Nam sinh này có điểm giống với Bùi Ninh, không phải về ngoại hình mà là tính cách lẫn thành tích. Tính cách có phần hướng nội, lúc mới ngồi chung với Kiều Lam, cậu ta thậm chí còn có chút thẹn thùng, sau này mới từ từ quen dần.
Cũng giống như Bùi Ninh, thành tích môn khoa học tự nhiên của cậu ấy cũng thuộc dạng top đầu, nhưng tiếng Anh không được tốt lắm. Chủ nhiệm lớp rất thích cậu học sinh này nên cố ý cho ngồi cạnh Kiều Lam. Về cơ bản là muốn Kiều Lam dành chút thời gian bổ túc môn tiếng Anh cho cậu ấy.
Kiều Lam đã quen với việc Đàm Mặc ngồi bên cạnh mình, có đôi khi không làm được bài sẽ vô thức quay đầu để suy nghĩ vấn đề, nhưng khi xoay đầu sang mới chợt nhớ ra rằng Đàm Mặc đã không còn ngồi cạnh mình nữa.
Bạn mới ngồi cùng bàn với Kiều Lam là người rất tốt nhưng Kiều Lam vẫn không ngừng hoài niệm những tháng ngày cô và Đàm Mặc ngồi chung. Hai người bọn họ đeo chung một chiếc tai nghe, cùng truyền một tờ giấy nhỏ nói chuyện với nhau.
So với trước kia, Kiều Lam lại càng ra sức cố gắng hơn, chịu khó học hành đến mức Bạch Ngọc phải khiếp sợ. Những bạn học ở cùng kí túc xá với Kiều Lam bởi vì sức mạnh học tập của Kiều Lam không hiểu rõ mà liều mạng đua theo.
Đàm Mặc không có ở đây, mấy lần thi tháng liên tiếp, Kiều Lam luôn ngồi vững vàng ở vị trí thứ nhất, không có người có thể làm lay chuyển vị trí của cô. Mấy người bạn có quan hệ tốt với cô nói rằng học bổng đặc biệt lại chắc chắn nằm trong tay Kiều Lam.
Có người cười một tiếng nói rằng thật tiếc là Đàm Mặc không ở đây.
Đàm Mặc đi rất lâu, dường như mọi người đã quên đi mất đã từng khinh miệt cậu như thế nào, cũng đã coi thường Kiều Lam như thế nào. Đám học sinh lúc nhắc đến tên Đàm Mặc phần lớn chỉ cảm thán đã từng quen biết một thiên tài như vậy.
Trong lớp có người ra vẻ hiểu biết, có người đặt câu hỏi không biết cảm nhận của thiên tài như thế nào, có người viết một đoạn dài rất trôi chảy, trong đó chỉ có ca ngợi chứ không có bất cứ từ ngữ coi thường nào.
Khi rảnh rỗi mọi người thường trò chuyện trên trời dưới biển những câu chuyện đại loại như tốt nghiệp, vào đại học.
Hách Anh hỏi Kiều Lam sau này muốn thi vào đại học nào.
Kiều Lam đã từng từ chối Hách Anh. Sau đó Hách Anh hiểu được ý tứ của cô, nhưng đến giờ vẫn chưa từ bỏ ý định.
Gặp được cô gái xinh đẹp ưu tú như vậy, sẽ rất khó để người khác vào trong mắt. Hách Anh cũng không trách móc gì Kiều Lam, cậu ta đã được trải nghiệm lần đầu tiên trong đời bị cự tuyệt. Cuối cùng cũng lĩnh hội được việc dùng ánh mắt công bằng mà nhìn nhận lại cô gái cậu đã từng thích.
Hách Anh thay đổi rất nhiều, học tập cũng rất tiến bộ, tính cách cũng bớt đi vẻ phóng túng.
Giữ khoảng cách chỉ là bạn bè với Kiều Lam, chuyện này chắc chắn Kiều Lam sẽ không từ chối.
Kiều Lam thuận miệng nhắc tới trường đại học lớn nhất, bởi vì cô cần một khoản tiền rất nhiều nên nhất định phải tới nơi đó.
Các bạn học nghe xong cảm thấy không có vấn đề gì. Kiều Lam là người giỏi nhất khối, cô hoàn toàn có tư cách để nói câu này. Hách Anh mặt mày ủ rũ xoa nhẹ mặt. Mặc dù thành tích của cậu ấy đã khá lên rất nhiều nhưng để tới trường tốt nhất thì bản thân cậu ấy không có chút khả năng nào.
"Vậy cậu muốn học ngành nào?"
Lúc này là người khác hỏi.
"Tài chính đó."
Kiều Lam một bên vừa làm bài vừa nói, căn bản cô không nghĩ gì cả. Chẳng qua có người hỏi nên cô tùy tiện trả lời chuyên ngành trước kia đã từng học. Đến khi trả lời xong, Kiều Lam đột nhiên dừng bút.
Thật ra trước đó có lần cô nghĩ tới một chuyên ngành khác, bởi vì Đàm Mặc.
Nhưng cũng chỉ là suy nghĩ một chút mà thôi, dù sao thời gian đến lúc thi đại học vẫn còn xa lắm.
Tài chính không phải chuyên ngành mà cô muốn học nhất, nhưng Kiều Lam cũng không muốn giải thích với đám đông. Sau đó đến cuối ngày khi đã nằm trên giường, lúc này Kiều Lam mới cầm điện thoại di động lên như thường lệ gửi tin nhắn chúc ngủ ngon đến Đàm Mặc.
Vẫn như thường ngày Đàm Mặc chưa gửi lại tin nhắn, bình thường lúc Đàm Mặc hồi âm là khoảng ba đến bốn giờ sáng cũng chính là ba bốn giờ chiều bên New York.
Rất đúng quy luật.
Đàm Mặc kết thúc một ngày phục hồi chức năng, cả người giống như được vớt từ trong nước ra, đường huyết bị hạ đến nỗi không còn sức để nhấc tay lên.
Đàm Mặc đã từng bị tai nạn xe cộ, khi đó hai chân bị gãy xương là cảm giác đau đớn nhất mà cậu cảm giác được. Cho đến khi bắt đầu tiến hành điều trị hồi phục, Đàm Mặc mới biết đau đớn khi bị gãy xương chẳng thấm tháp chút nào.
Bệnh viện ở New York nơi cậu nhập viện, nói rằng chân của Đàm Mặc có thể trị nhưng sẽ vất vả vô cùng.
Lại một lần nữa giải phẫu chữa xương bánh chè bị vỡ nát, đem những cơ gân và xương cốt vốn đã lành phát triển lệch lạc vỡ ra lần nữa, rồi lại tiến hành phẫu thuật. Từ phòng giải phẫu được đưa ra ngoài sau khi thuốc tê hết tác dụng, hai chân Đàm Mặc đã một năm rưỡi chưa từng có cảm giác bắt đầu cảm thấy đau đớn trong xương, thần kinh, cơ bắp, không một chỗ nào ổn cả.
Hai chân đau đớn không dám động đậy, việc này gây ra hiện tượng cứng khớp nghiêm trọng sau phẫu thuật, đầu gối không thể gập lại, vết thương đau buốt. Hàng ngày phải chườm nước đá để giảm đau và sưng, cảm giác như vết thương lại bị rách thêm một lần nữa.
Bởi vì Đàm Mặc mắc hội chứng AS, cảm giác đau đớn lại càng mẫn cảm hơn người bình thường. Có những lúc cơn đau ập đến, uống thuốc cũng không có hiệu quả, cơn đau vượt quá sức chịu đựng mà ngất đi.
Sau khi tỉnh lại, Đàm Mặc nhìn những vì sao ngoài cửa sổ, cảm thấy dường như mình vừa dạo quanh địa ngục một vòng.
Sau ca phẫu thuật, Đàm Mặc nằm trên giường bệnh gần hai tháng, sau hai tháng cuối cùng cậu cũng bắt đầu cố gắng thử xuống giường. Lần đầu tiên khi chân chạm đất, một bên chân ngay lập tức biến thành màu tím đen. Giống như bị bánh xe nghiền nát qua đùi thêm một lần nữa. Đàm Mặc kêu lên một tiếng đầy đau đớn, bắt lấy tay bác Trần. Bác Trần có cảm giác cánh tay mình suýt chút nữa thì bị cậu bóp nát.
Đau đớn đôi khi có thể khiến con người ta mất đi lý trí. Nhưng khi tỉnh lại, trong lòng Đàm Mặc lại tràn ngập niềm vui chưa từng có.
Rất đau, nhưng đây là lần đầu tiên sau hai năm cậu dùng đôi chân của mình đứng trên mặt đất.
Cậu định thử đi mấy bước nhưng bị bác sĩ đã ngăn lại, chỉ cho phép cậu đi từng bước.
Mà từng bước đi này mới là khởi đầu thực sự của việc phục hồi chức năng, khởi đầu cho việc nắn lại chân.
Không có cách nào để nắn lại chân ngay lập tức, phục hồi chức năng chính là để điều chỉnh chân lại từng chút một. Bắt đầu với đệm chân, ép chân, bó vào một cách thụ động, sau đó lại nới lỏng ra.
Mỗi ngày đều như vậy, ngày nào cũng lặp đi lặp lại.
Bởi vì rất đau, liên tục tập hồi phục chức năng sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị sốc vì đau đớn. Nếu như không cẩn thận cơ bắp mới lành sẽ bị rách thêm một lần nữa.