Hiện tại không có chứng cứ, giống như ruồi nhặng mất đầu, chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi.
Cảnh Dung ra lệnh tiếp tục âm thầm giám sát Tư gia và Văn gia.
Sáng sớm hôm sau.
Hắn thay một bộ xiêm y vải thô vá chằng chịt, đội thêm chiếc mũ rơm cũ nát, cải trang đơn giản. Phong thái tuấn lãng ngày thường hoàn toàn biến mất, trông không khác gì một bá tánh bình thường.
Vừa định ra cửa, một bóng người bỗng lẻn đến trước mặt hắn.
"Đi cùng đi."
Hử?
Hắn quay đầu nhìn, chỉ thấy Kỷ Vân Thư cũng đang vận áo vải thô, trên môi dán hai hàng ria mép, lông mày tô đậm một cách thô kệch, má trái còn điểm một nốt ruồi đen to tướng, trên đó... thậm chí còn có một sợi lông!
Nếu không phải vì ngũ quan nàng vẫn tinh xảo, bộ dạng này quả thật có chút khó coi.
"Nàng làm gì?"
"Đi cùng đi."
"Nàng biết bổn vương định đi đâu sao?"
"Theo dõi Văn Nhàn." Nàng thản nhiên đáp. "Chàng muốn tra Chẩn Tai Ngân, ta muốn điều tra sự việc Diệp Nhi cô nương báo quan trước khi chết, xem có liên quan gì đến tình lang Văn Nhàn của nàng hay không. Vậy nên, chúng ta có chung mục tiêu, tiện thể đi cùng nhau thôi."
Cùng chung mục tiêu!
Dù điều tra hai chuyện khác nhau, nhưng đường đi lại giống nhau.
Cảnh Dung đành nói: "Đi thôi."
Nhưng mới đi được hai bước, hắn lại quay đầu, nhìn nàng từ trên xuống dưới một lượt.
"Nàng có thể xấu thêm chút nữa không?"
"Ừm... có thể."
Thế là, nàng thản nhiên lấy ra một nốt ruồi đen khác, dán lên cằm.
Bây giờ, nàng trông chẳng khác nào một bà mối.
Cảnh Dung ngây người giây lát, chợt cảm thấy—chỉ có điều hắn không nghĩ ra, chứ không có chuyện gì nữ nhân này không làm được.
Giả xấu? Vẫn là nàng giỏi nhất!
Hắn lắc đầu, thầm bội phục.
Hai người rời đi.
Bọn họ đến Hạc Cư, chọn một chỗ cạnh cửa sổ trên lầu hai, gọi một bình trà, một dĩa đậu phộng, vài món ăn nhỏ và hai chén cơm.
Cảnh Dung cầm đũa, nhẹ nhàng gõ lên chén đĩa, tạo thành những tiếng vang thanh thúy, dáng vẻ có chút lười biếng.
Kỷ Vân Thư lên tiếng: "Hắn sẽ đến chứ?"
"Văn Nhàn cứ cách một ngày lại đến Hạc Cư ngồi đúng một canh giờ, ngay tại vị trí kia."
Cảnh Dung chỉ tay về phía chiếc bàn cách bọn họ một khoảng, rồi tiếp tục: "Mỗi lần đều như vậy, chẳng làm gì cả. Sau khi rời đi, hắn đến một tiệm thuốc phía trước bốc thuốc, rồi về nhà. Nhưng chưa đầy nửa canh giờ sau lại ra ngoài, đi đến một hồ nước ngoài thành ngồi mấy canh giờ, đợi trời tối mới trở về. Hành trình rất quy luật, trừ phi hắn đến phường thêu của Văn gia hoặc đến tiệm tơ lụa của Tư gia."
Kỷ Vân Thư vừa nghe vừa liếc xuống con phố bên dưới, có chút nghi hoặc:
"Vậy ngươi chắc chắn hôm nay hắn sẽ đến?"
"Hắn không ngốc. Hẳn là đã biết bổn vương đang cho người giám sát tiệm tơ lụa. Nếu hôm nay hắn không đến, chẳng phải lạy ông tôi ở bụi này, tự khiến mình thêm đáng nghi sao? Còn nếu hắn đến, vẫn có thể giả bộ bình thản, phủi sạch hiềm nghi."
"Nếu đã biết có người theo dõi, cho dù thực sự có việc, hắn cũng chỉ có thể diễn trò."
"Nếu hắn đủ thông minh, chắc chắn cũng đoán được bổn vương sẽ phái người bám theo. Nhưng ta đích thân đến đây là để quan sát kỹ hơn—xem rốt cuộc hắn đang làm gì suốt cả ngày."
Kỷ Vân Thư nhìn hắn, bật cười.
Lời vừa dứt, Cảnh Dung khẽ nhấc cằm, ra hiệu xuống phố.
"Tới rồi."
Quả nhiên, Văn Nhàn xuất hiện.
Vẫn phong thái nhẹ nhàng như thường ngày, bên hông đeo theo cây sáo.
Tiểu nhị của Hạc Cư quen mặt hắn, vừa thấy liền niềm nở chào đón, khăn lông vắt trên tay:
"Văn công tử, vị trí trên lầu đã giữ sẵn cho ngài."
"Ừm."
"Vẫn như trước, lên món cũ chứ?"
"Ừm."
"Được rồi!"
Tiểu nhị dẫn hắn lên lầu hai, đến đúng chiếc bàn quen thuộc, khom người lau bàn vài lượt rồi rời đi.
Do Cảnh Dung và Kỷ Vân Thư cải trang quá khéo, Văn Nhàn hoàn toàn không để ý đến bọn họ. Hắn chỉ ngồi đó, nghiêng đầu ngắm cảnh ngoài cửa sổ, lặng lẽ quan sát dòng người tấp nập dưới phố.
Sau đó, cứ như vậy vẫn ngồi như vậy!
Chẳng mấy chốc, tiểu nhị bưng lên một bàn đầy đồ ăn. Nhưng Văn Nhàn vẫn không động đũa, ánh mắt dán chặt ra bên ngoài, chẳng rõ đang nhìn thứ gì.
Suốt khoảng thời gian đó, hắn không tiếp xúc với ai, cũng chẳng mở miệng nói chuyện, thậm chí ngay cả một động tác dư thừa cũng không có.
Không có gì đáng nghi.
Kỷ Vân Thư và Cảnh Dung liếc nhìn nhau, cả hai đều ngầm hiểu mà không nói ra.
Đột nhiên—
"Tới, tới, tới! Mau lại xem!"
Một giọng nam trầm khàn vang lên từ cầu thang lầu hai.
Năm, sáu người kéo nhau đi lên, trong đó một đại hán ôm trước ngực một tảng đá bóng loáng, hình dạng bất quy tắc.
Hắn ta đặt nó xuống bàn.
Lập tức thu hút ánh mắt của mọi người trên lầu, nhưng ai nấy đều có vẻ thản nhiên, như thể đã quá quen với cảnh này.
—Đổ thạch? (Đổ đá/ Đánh cược/Đánh bạc)
Đại hán ôm đá cất giọng:
"Này, ai ra giá?"
Có người hỏi:
"Triệu lão hán, khối này bao nhiêu?"
"Một trăm lượng, rẻ lắm rồi, còn rẻ hơn trước kia nhiều."
"Tháng trước, đá trong tay ngươi toàn là thứ bỏ đi, mở ra chẳng có gì hết."
Triệu lão hán nóng nảy:
"Nói thế không đúng rồi! Trước đây, lão bà Thạch gia chẳng phải mua đá của ta rồi phát tài sao? Cả tiểu tử nhà Lưu gia cũng nhờ đổ thạch mà đổi đời! Đổ thạch vốn dĩ là đánh cược—một nhát dao nghèo, một nhát dao giàu, các ngươi chẳng lẽ không rõ?"
Mấy người thạo nghề thi nhau sờ nắn tảng đá, móng tay cào cào trên bề mặt, đủ loại động tác kỳ quái lần lượt xuất hiện.
Trong giới, đây gọi là "nghiệm thạch."
Một người trong số đó nhận xét:
"Một trăm lượng à? Quá đắt. Nhìn thế này, chưa chắc đã có phỉ thúy thượng đẳng."
Triệu lão hán vội nói: "Ta nói cho các ngươi biết, khối đá này khác hẳn trước kia! Nhìn hình dạng và độ sáng, tám phần bên trong có hàng thật!"
"Ngươi lúc nào chẳng nói thế."
Đám đông vây lại, tiếp tục nghiên cứu.
Lúc này, Văn Nhàn vẫn luôn ngồi im nhìn ra ngoài bỗng nhiên đứng dậy, tiến đến.
"Ta muốn tảng đá này."
Triệu lão hán sáng mắt: "Ôi chao, thì ra là Văn công tử! Ngươi thực sự muốn mua?"
Không nói thêm lời nào, Văn Nhàn rút ra một trăm lượng bạc đặt lên bàn:
"Đưa đá đến phủ của ta."
"Được rồi!"
Triệu lão hán đếm lại bạc, mặt mày rạng rỡ.
Có người đứng bên khuyên nhủ: "Văn công tử, tảng đá này không đáng đâu, đừng phí tiền."
"Đúng vậy! Ngươi đâu phải người trong nghề, cẩn thận bị lừa!"
...
Văn Nhàn chẳng buồn đáp.
Ở bên này, Cảnh Dung chợt hỏi Kỷ Vân Thư:
"Đoán xem, thật hay giả?"
"Giả!" Nàng đáp ngay, dứt khoát.
"Nàng nhìn ra bằng cách nào?"
Kỷ Vân Thư cười nhẹ.
Nàng không phải dân đổ thạch, nhưng cũng coi như nửa nhà khảo cổ. Đi theo chuyên gia bao năm, ít nhiều cũng hiểu đôi chút. Mà đổ thạch—về bản chất—cũng có liên quan đến khảo cổ.
"Cái gọi là đổ thạch, chính là phỉ thúy trước khi khai thác bị bao bọc trong lớp phong hóa. Chỉ khi cắt ra mới biết thật hay giả. Dựa vào những vết rạn nhỏ và sắc da trên bề mặt tảng đá này, ta có thể chắc chắn—không phải hàng thật."
Cảnh Dung nhướn mày: "Không ngờ nàng cũng am hiểu chuyện này."