Phúc Nữ Nhà Nông

Chương 376: Huyện Tuyến Dưới






Tuy rằng Dương Hòa Thư mới nhậm chức được một tháng, nhưng đã đi hết tất cả thôn thuộc huyện La Giang, có hiểu biết đại khái đối với tình hình các thôn.

Cuối cùng hắn cũng rõ vì sao huyện La Giang chỉ là một huyện tuyến dưới.

Bởi vì nó nghèo thật sự!
Ở trong nhận thức của Dương Hòa Thư, không đề cập tới các trâu sở hữu riêng của các nhà, nhưng một dặm ít nhất cũng phải có mười con trâu chứ?
Mười hộ dùng chung một con, như vậy sẽ giảm được rất nhiều áp lực cày bừa vụ xuân.

Nhưng lấy thôn Thất Lí làm ví dụ, bọn họ một dặm mới có một con trâu, mỗi năm chỉ phân cho 33 nhà, một lần chỉ cày ba mẫu, xong ba mẫu là sẽ đến hộ tiếp theo.

Mà một dặm có trăm hộ, điều này có nghĩa là, một nhà phải mất hai năm mới đợi được trâu phân đến nhà mình, một lần chỉ cày ba mẫu ruộng.

Số trâu còn lại bây giờ, hẳn là đủ để phân mỗi dặm một con, như vậy hiệu suất cày sẽ được đề cao gấp đôi.

Dương Hòa Thư tính như vậy, cuối cùng trong lòng cũng dễ chịu hơn chút.

Hắn từ bỏ tiền đồ rộng mở ở kinh thành để chạy đến cái huyện tuyến dưới này nhậm chức huyện lệnh, đương nhiên không chỉ vì tích lũy chính trị tư bản, càng là vì muốn làm gì đó thực tế.

Hắn muốn biết, hắn có nhất thiết phải làm một vị quan như cha hắn nói không?
Chu lão đầu có một con trâu, nên rất chú ý đến chuồng trâu ở nha huyện, lần này nha huyện vừa phân trâu xuống dưới, nhà họ đã biết ngay.

Hôm sau lúc Chu lão đầu dắt trâu đi cày liền có người hỏi Chu lão đầu có hối hận không, "Nếu sớm biết là dù không mua trâu thì nha huyện cũng sẽ phân trâu xuống dưới để cho chúng ta dùng miễn phí, thì ai còn đi mua chứ.

"

Chu lão đầu yêu thương sờ con trâu ông yêu nhất, tròng dây thừng lên cho nó, nghe vậy thì nói: "Cái này có thể so với nhau được hả, vào tay lí trưởng, cũng không biết lúc nào mới đến lượt ngươi, hơn nữa ngươi cũng chỉ có thể cày tối đa sáu mẫu đất, mà trâu nhà ta, muốn cày bao lâu thì cày bấy lâu.

"
Đối phương nghe vậy thì câm nín, nói không ra lời.

Ngẩng đầu thấy Chu lão đầu sến rện như vậy, không nhịn được hỏi, "Ông mê nó hả? Sao ta cứ cảm thấy ánh mắt này của ông sến quá? So với lúc ông nhìn con trai ông ra đời còn trìu mến hơn.

"
Chu lão đầu nói: "Trâu nhà ta khỏe hơn mấy đứa con trai nhà ta nhiều.

"
Bây giờ, địa vị của trâu trong lòng Chu lão đầu đã sớm vượt qua mấy đứa con trai, thẳng tiến đến vị trí của Mãn Bảo.

Hết cách, dùng trâu này thật sự là quá thích, đỡ tốn bao sức.

Chẳng qua bây giờ nó còn nhỏ, Chu lão đầu không nỡ bắt nó cày nhiều, cho nên cứ cày một lúc sẽ để cho nó nghỉ ngơi.

Chu lão đầu còn rất để bụng đến việc ăn uống của nó, ngoài để nó tự do gặm cỏ non mới nhú ngoài đồng ruộn, còn bảo mấy đứa con trai ra bờ ruộng cắt đủ loại cỏ xanh, thậm chí còn cho nó ăn đậu phụ còn thừa trộn với bã đậu.

Làm đậu phụ sẽ có bã đậu, trước tháng 5 năm ngoái, ngoài một ít bã đậu người nhà họ Chu để lại cho nhà mình ăn, còn lại đều mang cho gà ăn, nhưng từ sau khi gặp thiên tai, những bã đậu này đều được giữ lại cho tiểu Tiền thị chế biến thành đủ loại món, không để lãng phí chút nào.

Hoặc là xào, hoặc là chưng sau đó phơi khô rồi cất đi.

Còn bây giờ có bã đậu thì một phần nhỏ vào bụng nhà họ Chu, phần lớn là để dành cho trâu.

Chu lão đầu còn cố ý đi tìm Bạch trang đầu hỏi thử, nói là lúc ngày mùa bận rộn nhất, trâu phải làm nhiều, vì bồi bổ cho trâu, còn phải nấu cơm đậu cho trâu ăn.

Chỉ khi nào nó ăn không kém người, nó mới có thể làm nhiều việc hơn người.

Cho ăn cơm đậu gì đó, kỳ thật Chu lão đầu vẫn không nỡ cho, nhưng cho ăn bã đậu thì không thành vấn đề.

Đương nhiên, ông cũng không nỡ sai sử trâu bảo bối nhà ông làm quá cật lực.

Ngày nào Mãn Bảo cũng bị Chu lão đầu lải nhải phải đối đãi với trâu thế nào, thế nên bé cũng rất để ý đến ba con trâu ở nông trang nhỏ, có một ngày còn cố ý chạy đến nông trang thăm ba con trâu, sờ thử một lượt, xác nhận chúng nó vô cùng khỏe mạnh mới yên tâm.

Mưa xuân cứ rơi tí tách, thỉnh thoảng dừng lại đứt quãng, sau đó lại thình lình rơi xuống.

Nhưng thôn dân thôn Thất Lí cũng không cố chờ đến lúc mưa tạnh mới làm việc, thời gian gieo trồng vụ xuân có hạn, để lỡ, sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hoa màu.

Cho nên ngoài người lười ra, không ai sẽ trì hoãn mùa vụ.

Mà nhà họ Chu có Chu lão đầu và Tiền thị, huynh đệ nhà họ Chu có muốn lười một chút cũng không được.


Chờ đến khi nhà họ Chu cày xong một mảnh ruộng, rải phân bón rồi gieo mạ, mấy nhà khác mới bắt đầu lục tục xuống ruộng, theo đuôi nhà họ Chu bận rộn gieo trồng mùa xuân.

Sau đó nhà họ Chu bắt đầu cày ruộng trồng cây đậu.

Có trâu, tốc độ của bọn họ nhanh hơn nhiều, nhưng có nhanh thế nào cũng không bằng tốc độ của bọn Mãn Bảo.

Từ sau khi Chu lão đầu nói có thể bắt đầu trồng cây đậu, Mãn Bảo liền thông báo cho hai đồng bọn nhỏ của mình, sau đó Bạch trang đầu chỉ cần thả tiếng gió, những người nông phụ lần trước đến gieo lúa mạch cho bọn họ liền chạy đến trước cả đám đàn ông.

Bạch trang đầu cũng rất thích thuê các nàng, chủ yếu là tốc độ của các nàng nhanh, làm việc cũng tỉ mỉ, không hề kém hơn đàn ông,
Cũng chỉ có sức lực là không bằng đàn ông thôi.

Nhưng cày ruộng có trâu, ba đứa ở trong thôn trang một người một trâu là có thể cày xông đất, cho nên Bạch trang đầu liền nhận các nàng, bắt đầu xông pha một mùa trồng đậu.

Chờ tới khi đám đàn ông đến tìm việc, thôn trang nhỏ đã trồng cây đậu gần xong rồi, nhưng Bạch trang đầu vẫn tuyển vài người cày ruộng.

Còn nhóm nông phụ lại đi trồng gừng.

Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo chọn chỗ đất trồng gừng cách chỗ phòng ở dưới chân núi không xa, chỉ cần đi lên một chút là đến chỗ vịnh to kia.

Bọn họ vòng một miếng đất gần hai mẫu để trồng gừng, Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo năm nào cũng kiếm được không ít tiền từ gừng đều kỳ vọng mùa đông nó có thể bán được giá cao.

Chỉ có Bạch nhị lang thấy chán gần chết, ra ngồi xổm bên lạch nước nghịch sâu nhỏ dưới nước, cậu cho rằng đây là cá con, nhưng Mãn Bảo kiên quyết nói với cậu, "Đây là nòng nọc, là ếch xanh.

"
Bạch nhị lang vẫn cứ không tin, "Ếch xanh có chân, con này vừa nhìn đã biết là cá.

"
Nhưng Mãn Bảo cảm thấy Khoa Khoa sẽ không lừa bé, bởi vậy vẫn kiên trì khẳng định, "Đây là ếch xanh, không tin thì chúng ta mang về nuôi thử xem.

"

Thật ra bé cũng tò mò con này biến thành ếch xanh kiểu gì.

"Được thôi.

"
Thế là ba người đang từ xem người ta trồng gừng biến thành vớt nòng nọc, đến khi Dương huyện lệnh ra thăm đồng ruộng lần nữa với mọi người, liền nhìn thấy ba đứa trẻ đang ngồi xổm bên lạch nước vớt nòng nọc.

Hiển nhiên động tác của bọn họ không hề thuần thục, con phối hợp không ăn ý, luôn làm bắn nước lên người mình hoặc người khác, vì vậy thi nhau hét chói tai.

Dương Hòa Thư ra hiệu mọi người đừng lên tiếng, tò mò bước lên xem.

Bọn Mãn Bảo không mang theo lưới bên người, nên đang dùng một cái lá to để vớt nòng nọc, nhưng hai tay cầm lá không chắc, cứ đến lúc vớt được thì tay lại run, nước và nòng nọc lại rơi xuống nước.

Vài lần như thế, Mãn Bảo tức giận, rống lên với Bạch nhị lang đang ngồi ở chỗ dễ lấy nhất, "Sao ngươi ngốc thế, đừng có run nữa.

"
Bạch nhị lang gào trả, "Rõ ràng là Bạch Thiện run.

"
Bạch Thiện nói: "Ta cầm thùng gỗ, run ở chỗ nào?"
"Là do ngươi cầm thùng gỗ run, nên mới không tiếp được cá ta vớt lên, thế nên nó mới rơi xuống nước.

".