Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 243: Nữ nhi cũng có chí khí



"Ngó sen tuy có lỗ, nhưng tâm không nhuốm bùn."

Thời đó còn còn chưa cởi mở như thế, nam nữ gặp nhau đã là đường đột lắm rồi, câu kiểu như :" Rốt cuộc anh có yêu em không?" Thì nữ hài tử nhà người ta tất nhiên không thể nói thẳng, mà phải biểu đạt một cách khéo léo. Giống như lời ám hiệu trên giang hồ, đều là bất đắc dĩ.

Nghe câu này của Lữ tiểu thư, Thẩm Mặc im lặng một lúc, cuối cùng thản nhiên nói:
- Trúc vốn vô tâm, nhưng đốt lại đâm cành.
Ý tứ là đốn đây chỉ là một vở bất ngờ xen ngang, hơn nữa đã kết thúc, không nên để còn gợn sóng nào nữa.

Lữ tiểu thư ngây ra, nàng luôn cho rằng, Thẩm Mặc nghe lời bày tỏ của mình sẽ hết sức cảm động. Ai ngờ lại được đáp lại bằng câu lạnh băng như thế, sao không làm nàng đau đớn vạn phần, nhưng cô gái này nhìn bề ngoài yếu đuối, song có trái trái tim kiên cường. Nàng bình tĩnh nói:
- Xem ra công tử có nguyên nhân khác.

- Đúng là có nguyên nhân, cho nên ...
Thẩm Mặc cúi đầu chắp tay với Lữ tiểu thư:
- Tiểu thư yêu nhầm người rồi.
Nói xong xoay người xuống lầu, từ đầu tới cuối không dám nhìn nàng lấy một cái.

Lữ tiểu thư cứ nhìn mãi ra phía cửa, sắc mặt từ đầu tới cuối luôn giữ sự ưu nhã, nhưng trong ống tay áo dài, hai nắm đấm nhỏ siết chặt tới trắng bệch, chẳng qua không ai nhìn thấy mà thôi.

Từ Vị thở dài:
- Thôi vậy, tên tiểu tử này đúng là mù mắt, chúng ta đừng giận làm gì.

Lữ tiểu thư như không nghe thấy lời hắn nói gì, khẽ cắn môi hỏi:
- Sư phụ, xin hỏi, rừng rậm kín mít, tiểu phu phải ra tay từ đâu?

Từ Vị thấy nàng vẫn không chịu tỉnh ngộ, than :
- Núi cao nước sâu, ngư ông nên sớm quay đầu.

Lữ tiểu thư lắc đầu, nước mắt trào qua bờ mi:
- Chẳng lẽ ngay cả sư phụ cũng không giúp học sinh nữa sao?

Từ Vị nghĩ một lúc, cuối cùng cũng nói thật:
- Chuyện đã tới nước này, ta chỉ đành nói thật, Thẩm Mặc đã đính ước rồi, cho nên y mới né tránh.

Lữ tiểu thư tức thì chết lặng, đôi mắt đẹp thẫn thờ nhìn ra cửa, miệng lẩm bẩm:
- Là tiểu thư là ai?

Từ Vì thấy nàng khổ sở như thế, trong lòng cũng không dễ chịu gì, nói:
- Là đại tiểu thư Ân gia.

- Cô ấy ư?
Lữ tiểu thư khẽ nói, nàng trầm ngâm một lúc, đột nhiên dứt khoát ngẩng đầu lên:
- Sư phụ đừng lừa học sinh, cha con Ân gia từ năm ngoái ra đã ra ngoài, tới nay vẫn chưa về; phụ thân chàng thì chưa từng rời khỏi Thiệu Hưng. Trưởng bối hai nhà chưa gặp mặt, làm sao nói tới định thân chứ?

Từ Vị cười khổ nghĩ :" Nàng thông minh như thế làm gì?" Vội giải thích:
- Vốn muốn đính hôn rồi, nhưng có thể vì sợ lỡ việc học tập, cho nên mới chưa tổ thức mà thôi.

- Vậy là còn có cơ hội.
Lữ tiểu thư gạt nước mắt cười :
- Chỉ cần có một tia hi vọng, học sinh sẽ không bỏ cuộc đâu.

- Đứa nhỏ này sao lại ương bướng thế?
Từ Vị khuyên nàng:
- Ếch ba chân thì khó kiếm, chứ người hai chân thì đâu chẳng có, với gia thể dung mạo của tiểu thư, đừng nói là tìm một tú tài, cho dù là tìm một cử nhân tiến sĩ cũng chẳng khó.

Lữ tiểu thư u oán nói:
- Sư phụ coi học sinh là người ham hư vinh sao?

Từ Vị “ài” một tiếng:
- Ta biết tiểu thư không phải là người như thế, nhưng chuyện hôn nhân này, thế nào cũng phải do chàng tình thiếp nguyện mới được, nếu không gượng ép đẩy vào một chỗ sẽ chẳng có ngày tháng tốt lành.

Lữ tiểu thư lấy khăn lụa ra, vừa lau nước mắt, vừa cười buồn bã:
- Học sinh năm sáu tuổi cùng huynh đệ song sinh học vỡ lòng, khi ấy học Tứ Thư, Ngũ Kinh. Chưa chín tuổi đã giảng Kinh Thư, làm văn chương, học phá đề, thừa đề , khởi giảng, đề bút. Được phụ thân dạy không khác gì đệ đệ.

- Học sinh nghe gia phụ nói :" Văn chương bát cổ mà làm hay thì muốn thơ thành thơ, muốn phú thành phú, làm gì cũng được. Nếu văn chương bát cổ thiếu coi trọng, thì không làm được gì, đều là dị giáo là tà mà ngoại đạo!" Học sinh nghe phụ thân giao huấn, cạnh bàn trang điểm, ở trên giường tục, chỉ bày hết bộ văn chương này tới bộ văn chương khác, mỗi ngày nghiền ngẫm, tối khiêu đèn xem. Thi từ ca phú người ta mang tới không thèm nhìn mội cái.
Nói tới đó hai mắt lấp lánh sáng:
- Mấy năm qua, gia phụ đều nói văn chương của học sinh đã có hỏa hầu, cho đủ không trúng được tam giáp, cũng có thể vào hàn lâm.

Từ Vị tặc lưỡi:
- Thì ra là vị đại tài nữ, thất kính, thất kích.

Lữ tiểu thư gượng cười, nhưng vẻ thương cảm trên mặt càng đậm:
- Nhưng khi học sinh hưng phấn nói với phụ thân muốn tham gia khoa cử, người lại cười gập bụng lại, nói xưa nay nữ tử không được vào trường thi. Học sinh học phục nói Phùng Tố Trân còn nữ giả nam trang trúng Trạng Nguyên nữa.

Từ Vị không khỏi bất cười:
- Những điều trong kịch không thể coi là thực, ta đã tham gia thi hương rồi, đó là nơi nghiêm ngặt nhất thiên hạ, muốn vào được phải qua nhiều đợt khám người, nữ giả nam trang lộ là cái chắc.

Lữ tiểu thư uất ức nói:
- Cho học sinh cũng nói như thế, người thấy học sinh cả ngày rầu rĩ không vui, mới mời sư phụ tới dạy học sinh vẽ tranh.
Nàng ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt Từ Vị, giọng đột nhiên cao dần lên:
- Chỉ vì học sinh là nữ nhi cho nên ngay cả trường thi cũng chẳng thể bước qua cửa. Nếu như nam nhân có thể quản lý tốt quốc gia thì cũng đành đi, nhưng giờ trong loạn ngoài giặc, dân chúng lầm than. Nam nhân dựa vào cái gì mà độc chiếm khoa cử, không cho nữ nhân tham gia?

Từ Vị không dám nhìn vào mắt nàng, cúi đầu xuống, chột dạ nói:
- Chuyện này ta không quản được.

Lữ tiểu thư phát hiện ra mình thất thổ, áy náy nói:
- Học sinh hoang đường, xin sư phụ trách phạt.

- Tiểu thư đều nói sự thực cả.
Từ Vị lặng lẽ lắc đầu:
- Thân là nam tử, ta thấy xấu hổ vô cùng.
Rồi chuyển đề tài:
- Nhưng xin hỏi, chuyện này có liên quan gì tới việc ngày hôm nay?

- Có liên quan.
Lữ tiểu thư nói nhỏ nhưng với giọng điệu khiến không ai dám nghi ngờ lời nangf:
- Vì học sinh không muốn để những điều được học thành thứ đồ chơi nhàm chán, cho nên học sinh muốn tìm một nam tử có tiền đồ nhất, dùng học vấn của mình phò tá chàng, để chàng lập nên sự nghiệp, lưu danh sử xanh, có thể kiếp này mới không có gì hối tiếc.

Từ Vị há miệng, khớp hàm thiếu chút nữa rớt cả ra. Hắn rất muốn mở đầu nữ học sinh này, xem xem ở bên trong đựng cái gì, sao một tiểu nữ tử yểu điệu là thế mà có tư tưởng khác người như vậy?

- Sư phụ khẳng định là thấy rất khó tin.
Lữ tiểu thư bình tĩnh nói:
- Nhưng nếu như học sinh không làm thế, tương lai cho dù có hạnh phúc mỹ mán ra sao, cũng chỉ là một trong số hàng trăm vạn người, uổng một thân học vấn.
Ánh mắt nàng trở nên kiên định:
- Học sinh không muốn sống cuộc sống như thế, cho dù có tan xương nát thịt học sinh cũng muốn thử một lần, xem xem có thể mở ra một con đường người khác chưa bao giờ đi hay không.

Ngây người nửa ngày trời, trong lòng hắn cảm khái :" Xem ra đúng là không thể dạy nữ nhi như nhi tử được, nếu không sẽ nuôi thành một Võ Tắc Thiên."

- Sư phụ sẽ giúp học sinh chứ?
Lữ tiểu thư đã dốc toàn bộ tâm sự nói ra, cảm giác nhẹ nhàng hơn rất hiều.

Từ Vị ấp a ấp húng hồi lâu mới nói:
- Chúng ta trước tiên chưa nói suy nghĩ này của tiểu thư là đúng hay sai, tạm nói theo cách nghĩ của tiểu thư thì Thiệu Hưng chúng ta địa linh nhân kiệt, tài tuấn trẻ tuổi chỗ nào cũng có, ít nhất thì có mười mấy người có khả năng trúng tiến sĩ.

Lữ tiểu thư vẫy tay, nha hoàn liền lấy từ trong túi ra một quyển sổ vỏ da màu lam mỏng, nàng nhận lấy nói:
- Đây là danh sách sinh viên của phủ Thiệu Hưng ta, tên tuổi trên đó học sinh có thể đọc thuộc lòng ra được.
Ân tiểu thư mặt mày ảm đạm:
- Trừ chàng ra thì những người ưu tú khác đều kết hôn rồi, còn lại đều là hạng tài cán tầm thường ... Không xứng.

Giây phút đó, dáng vẻ kiêu ngạo mà thống khổ của Uyên Nhi khắc sâu vào trong tim Từ Vị, hắn rất muốn nói :" Kỳ thực ta rất ưu tú, hơn nữa còn độc thân." Nhưng lời này vĩnh viễn không thể nói ra khỏi miệng.

Ổn định lại tinh thần, Từ Vị nói:
- Thôi đi, ta và Thẩm Mặc vừa là sư phụ vừa là bằng hữu, ta không thể giúp tiểu thư phá hỏng hôn nhân của y.

Uyển Nhi lộ vẻ đau đớn trên khuôn mặt xinh đẹp, nàng cắn răng nói.
- Chỉ cần chưa đính hôn, tất cả cơ hội vẫn còn.
Nàng đúng là có tư cách phát biểu câu này, nếu chẳng phải biến cố bất ngờ, nàng sớm là người của Thẩm gia rồi.

Từ Vi đã lãnh giáo trọn vẹn mặt quật cường của nữ tử này, hắn chỉ bết nói:
- Hi vọng quá mong manh, ta không tin y xui xẻo đến thế, mỗi lần đính hôn đều có biến cố.

- Chưa tới thời khắc cuối cùng, không ai biết được sẽ như thế nào.
Lữ tiểu thư nói xong, chân thành hành lễ với Từ Vị:
- Sư phụ, bà ngoại của học sinh ở Hàng Châu, học sinh sẽ mau chóng đến đó, mong sư phụ đem tình hình của chàng nói với học sinh.

- Ta làm thế không phải trở thành phản đồ sao?
Từ Vị khó xử.

- Xin sư phụ yên tâm, học sinh sẽ không quấy rầy mọi người.
Lữ tiểu thư cúi đầu xuống, che đi vẻ mặt của mình, nói nhỏ:
- Chỉ khi có cơ hội học sinh mới xuất hiện.

- Vậy nếu tới khi hai người đó định thân, tiểu thư cũng không có cơ hội thì sao?
Từ Vị hỏi dồn tới.

- Vậy học sinh vĩnh viễn không xuất hiện.
Lữ tiểu thư không ngẩng đầu lên, lắc đầu:
- Học sinh còn chưa tới mức tự rước lấy nhục vào thân.

Từ Vị gật đầu, thở dài nói:
- Chẳng biết là ta giúp tiểu thư là đúng hay là sai nữa.

Lữ tiểu thư cười:
- Cứ coi như một trò cho đi...
Nhưng nước mắt nàng lại lặng lẽ chạy thành dòng.

Nhìn nàng rơi lệ, Từ Vị như xát muối, than:
- Hà tất gì phải thế?

Lữ tiểu thư ngẩng cao đầu, dù nước mắt vẫn chảy, nhưng nàng nở nụ cười kiên cường:
- Học sinh chỉ muốn xem, chẳng lẽ nữ tử không bằng nam thật sao?

Hai ngày sau Thẩm Mặc, Từ Vị, Chư Đại Thụ, Đào Ngu Thần, Ngô Đoái, Tôn Lung, Tôn Đĩnh bảy người lên thuyền khách tới Hàng Châu, cùng một khoang thuyền với bọn họ, còn có nữ nhi của Lữ huyện lệnh cũng tới Hàng Châu thăm người thân.