Thẩm Minh Thần không tin: - Đạo sĩ? Bọn chúng lấy đâu ra bản lĩnh đó?
- Đúng là rất khó tin. Vương Dần thở dài: - Không biết đám đạo sĩ đó làm sao phản ứng nhanh như thế, buổi sáng vừa thất sủng, buổi chiều đã hóa giải được rồi.
- Thất sủng, hóa giải cái gì? Lão huynh nói rõ hơn một chút đi. Thẩm Minh Thần nóng tính, chịu không thấu thái độ Thái Sơn đổ trước mặt không đổi sắc như Vương Dần.
- Buổi sáng hoàng đế từ chối dùng đan, không luyện công, đương nhiên khiến đám đạo sĩ khủng hoảng. Vương Dần lấy một tờ giấy trên bàn, nói: - Tin tức mau chóng truyền tới Vương Kim, hắn triệu tập đồng bọn tìm đối sách. Nội dung cụ thể không rõ, tới trưa, một tên đạo sĩ tên Thân Thế Văn rời đi, giờ thân trở về, tiếp đó Vương Kim và Đào Thế Ân vào cung diện thánh, theo mật thám thấy, khi bước vào tẩm cung, bọn chúng bê một cái hộp vào, một cái bọc, hình như là sách.
- Tám phần là thứ Cửu Chuyển Kim Đán chó má cùng với bí tịch tu tiên gì đó. Thẩm Minh Thần rít lên: - Tên hoàng đế hồ đồ.
- Về sau thế nào? Dư Dần vẫn còn bình tĩnh.
- Lúc này ghi chép ở chiếu ngục đưa tới cung Thán Thọ, hoàng đế nổi giận lôi đình! Hạ chỉ giam luôn cả đại nhân, ta vừa nhận được tin, chưa kịp báo thì hai người đã về. Đại khái là thế, hai vị thấy sao?
- Không phải là đám thái giám kia cáo trạng đại nhân chứ? Thẩm Minh Thần hỏi.
- Khó nói lắm. Dư Dần lắc đầu: - Nhưng đại nhân đã đồng ý với chúng ta không ra mặt vì Hải Thụy, càng không có khả năng chọc giận hoàng đế, nên đám đạo sĩ đáng nghi nhất.
- Nhưng bọn chúng có bản lĩnh đó sao? Thẩm Minh Thần nghi ngờ.
- Ta cũng thấy lạ, dù luyện thành kim đan cũng không tới mức đem đại nhân thưởng cho đám đạo sĩ. Dư Dần gật đầu.
~~~~~~~~~
Thấy tính thế có xu hướng hòa hoãn mọi người chuẩn bị thở phào, nhưng đột nhiên hoàng đế lại nhốt cả Thẩm Mặc và Hải Thụy vào cùng một chỗ, quan viên Bắc Kinh rùng mình ớn lạnh. Xem ra hoàng đế tụy già cả bệnh tật nhưng vẫn là Gia Tĩnh đế kia. Không thể để người ta chửi cho tối tăm mặt mũi sau đó "dĩ hòa vi quý" được, nhất định phải lôi mấy con gà ra giết để dọa khỉ, chứng minh hổ già vẫn còn uy, tránh sau này có kẻ học theo.
Nhưng các đại nhân không ngờ hoàng đế lại ra tay với môn sinh đắc ý của mình, bọn họ liền khiếp sợ, thử nghĩ xem kẻ được thánh sủng như y mà còn thành tù phạm, kẻ khác nếu không thức thời chẳng phải bị đánh chết ngay sao?
Người bàng quan không khỏi thầm thở dài cảm thán.
Nhưng thở dài thì thở dài, muốn làm quan viên im lặng là không thể, chưa nói tới đồng niên hảo hữu của Thẩm Mặc đã thành lực lượng trung kiên của triều đình, học sinh của y cũng chẳng thiếu dũng khí vào nhà lao ngồi cùng y. Chỉ nói những vị quan bộ đường nhớ kế hoán binh của Thẩm Mặc mà được về nhà nếu khoanh tay ngồi nhìn thì cứ đợi người đời khinh bỉ suốt kiếp đi.
Kỳ thực quy cho cùng quan viên Đại Minh không thiếu dũng khí và truyền thống, sau khi Nghiêm Tung rớt đài, quan viên trung niên bị áp ức bao lâu, quan viên trẻ tuổi nghé con không biết sợ hổ, căn bản không sợ mất mũ ô sa, thậm chí sợ nếu không tranh nhau tiến tới, bị người ta chửi là "nhát gan", "phản bội".
Thế nhưng Thông chính ti phải mười ngày nữa mới làm việc, cửa Tây Uyển càng canh phòng nghiêm ngặt, hoàng để hạ lệnh chỉ cần quan viên chưa được triệu kiến xuất hiện ngoài cung cấm lập tức lấy tội "đồng mưu phản nghịch" giam vào chiếu ngục.
Gia Tĩnh đế thông qua thái giám truyền lời ra, kẻ nào gây chuyện nửa đời sau ăn cơm trong chiếu ngục.
Hành vi coi quần thần như kẻ thù tất nhiên càng làm họ phẫn nộ, cả Bắc Kinh như thùng thuốc súng, có thể xảy ra quân thần xung đột quy mô lớn bất kỳ lúc nào.
Tất đều làm Từ Giai thương tâm, như già đi cả chục tuổi. Ngay ông ta cũng không vào Tây Uyển được nữa, đành ngồi ở nhà trơ mắt nhìn quân thần triệt để quyết liệt, lão thủ phụ lòng như lửa đốt.
Trương Cư Chính ngồi đối diện với ông ta, vẻ mặt cực kỳ phức tạp, có vẻ muốn nói gì đó nhưng lại thôi.
Từ Giai nhân ra hỏi: - Thái Nhạc, muốn gì cứ nói ra đi.
- Sư phụ, nếu lúc này người đứng ra nói đỡ cho Chuyết Ngôn, chỉ sợ thế cục không sao vãn hồi được nữa.
Lúc này đúng là không ai thích hợp làm người hòa giải hơn ông ta, nhưng Từ Giai có băn khoăn của mình, Hải Thụy làm Gia Tĩnh đế tổn thương quá nặng, Thẩm Mặc thì ngoài nghe trong chống. Đừng nói độc đoán như Gia Tĩnh, bất kể hoàng đế nào cũng không chịu nổi, nếu ông ta lên tiếng chỉ e đổi dầu vào lửa, thêm cái tội danh kẻ "đứng đằng sau", không còn làm thủ phụ nổi nữa.
Nhưng nếu không đứng ra nói thì sẽ bị bách quan ghét bỏ, Từ Giai cười khổ: - Đúng là khó xử, hoàng thượng triệu Dương Bác về kinh là vì bất mãn với lão phu.
- Nhưng cũng không thể đắc tội với cả hai đằng. Trương Cư Chính hận không thể định đoạt thay ông ta: - Sư phụ không thể gió chiều nào ngả chiều đó được.
- Vậy ngươi nghĩ cách hộ lão phu đi.
Trương Cư Chính nghĩ rất lâu mới nói: - Triều đình lấy hiếu trị thiên hạ, thiên hạ là người một nhà, cho nên học sinh cho rằng, quần thần coi quân vương là cha, quân vương cũng phải coi quần thần là con cháu.
- Đó chỉ là đạo lý, đạo lý không giải quyết được vấn đề.
- Sư phụ, nếu cả hai đầu đều khó thì đành bỏ con cháu, không thể làm mất lòng cha được.
Từ Giai hiểu ý nhưng vẫn vờ hỏi: - Nếu như vậy phải ăn nói ra sao với bách quan.
- Sư phụ, kỳ thực làm thế là vì bách quan. Trương Cư Chính nghiêm mặt nói: - Hiện giờ quan trọng nhất là làm hoàng thượng nguôi giận, sau đó là làm hoàng thượng vui vẻ, có vui vẻ mới rộng lượng được.
- Hoàng thượng nhốt Chuyết Ngôn lại, chính là muốn cho bách quan xem, nếu lúc này chúng ta dâng thư ngôn từ kịch liệt, hoàng thượng sẽ thấy bị cô lập, thậm chí cảm thấy bị phản bội, nghi ngờ càng lớn. Như thế không cứu được Chuyết Ngôn.
Từ Giai nhìn Trương Cư Chính rất lâu mới hỏi: - Đây thực sự là lời tận đáy lòng của ngươi sao?
- Sư phụ... Trương Cư Chính biết ông ta đang hoải nghi mình thừa cơ hại Thẩm Mặc, vội nói: - Chuyết Ngôn vào ngục, học sinh hết sức đau lòng. Chỉ cần có thể cứu được, học sinh nguyện ý làm bất kỳ chuyện gì. Nhưng hoàng thượng đang nhìn vào, nếu vội cứu Chuyết Ngôn, khó tranh khỏi ấn tượng kéo bè kết đảng.
Tuy hắn nói rất có lý, nhưng Từ Giai không quên bất kỳ sự kiện nào hắn cũng nói rất có lý, nói rất chính nghĩa, rồi đứng ngoài cuộc nhìn người khác đi vào chỗ nguy hiểm. Nhưng đổi lại nếu là ông ta cũng làm thế, nên không dây dưa ở vấn đề này nữa: - Vậy làm sao để hoàng thượng vui vẻ?
- Đương nhiên phải làm hoàng thượng toại nguyện, hai cung đã trì hoãn ba năm, tới lúc phải xây xong rồi.
- Không muốn nhanh là nhanh được, muốn nhanh phải tiêu tốn không biết bao nhiêu bạc, triều đình không có số tiền đó.
- Không cần chi tiêu thêm. Trương Cư Chính tự tin nói: - Nghe nói hoàng thượng đã ngừng dùng đan, hiển nhiên dao động với tu đạo rồi, chúng ta có thể đem cả thợ và vật liệu xây dựng Ngọc đàn tới cung Vạn Thọ và cung Thánh thọ, như thế muộn nhất ba tháng là xong. Khi ấy nhân lúc hoàng thượng vui mừng, hãy xin người tha tội cho đám Hải Thụy .... và thả Chuyết Ngôn huynh.
Cách này đúng là ổn thỏa, Từ Giai nhìn Trương Cư Chính ôn hòa trở lại: - Vậy quần thần thì sao, nhất là Cao Củng, ông ấy sẽ không chịu yên.
- Chỗ Cao bộ đường học sinh sẽ tận lực khuyên bảo, người khác cần nhờ sư phụ ra mặt.
- Lão phu đành cố mà làm vậy.. Từ Giai thở dài, đối với việc Thẩm Mặc vô cớ bị giam ông ta không hiểu ra sao: - Chẳng biết hoàng thượng định cho y tội danh gì?