403 tân khoa cống sĩ, từ sáng sớm vào đại nội, điểm danh, soát người, dạy quy củ, cuối cùng thấy được chân dung hoàng cung, không ai không bị khí thế thần thánh oai nghiêm làm cảm thấy mình nhỏ bé, sinh lòng kính sợ.
Tiếp đó giống tiền bối bọn họ, chính thức bước vào cuộc thi Điện.
Hai ngày sau, Trần Dĩ Cẩn đảm đem mười bảy bài thi được đánh giá cao nhất trình lên hoàng đế, xin ngự bút khâm định 10 thứ hạng đầu...
Cho dù Long Khánh là hoàng đế chăm chỉ thì cũng chẳng đọc hết tất cả bài thi, cho nên có đại thần duyệt bài đọc trước, cơ bản định ra thứ bậc, lấy ra mười mấy bài hay nhất cho hoàng thượng định danh thứ, coi như hoàn thành thiên tử duyệt bài một cách tượng trưng.
Long Khánh là người tốt tính, thấy người ta gọi tân khoa tiến sĩ là "môn sinh thiên tử", vậy mình là sư phụ, không thể quá qua loa, liền đọc hết mười bảy bài thi.
Đọc xong đều không hài lòng lắm, không phải là vì văn chương không hay, kỳ thực hoa lệ tới làm hắn hoa mắt, chữ đẹp tới mức làm hắn tự ti, có điều Long Khánh ra đề thi "ngoại nhương nội an chi đạo", là thực sự muốn đáp án.
*** đuổi ngoài an trong.
Là một hoàng đế trưởng thành, Long Khánh không thể không biết quốc gia đang đối diện với vấn đề gì, chỉ là hắn nghĩ xử lý những vấn đề này, các đại thần trí tuệ vô cùng, kinh nghiệm phong phú, giỏi hơn hoàng đế chim non mình nhiều... Mặc dù đây là lý do để Long Khánh lười, nhưng hắn thực sự mong muốn quốc thái dân an dưới sự trị vì của mình.
Làm sao để làm được điều nó? Long Khánh biết đó là bốn chữ "nhương ngoại an nội", nhưng cụ thể phải làm thế nào thì hắn mù tịt, cho nên hắn đem ra làm đề thi hỏi tân khoa tiến sĩ...
So với đám đại thần coi thường tân khoa tiến sĩ là nhãi con không hiểu chuyện, thì Long Khánh thực sự coi họ thành rường cột tương lai của đất nước...
Đối với "nhương ngoại", từ lần trước bị Thẩm Mặc dụ dỗ đi du ngoạn Tường Thành, hắn hoàn toàn bị khoảng cách trong gang tấc với biên ngoại của kinh thành làm chấn kinh, mới hiểu được "thiên tử thủ quốc môn" không phải là nói cho vui.
Thêm vào trước đó Yêm Đáp năm nào cũng xâm nhập, mặc dù cuối cùng quân Minh đánh bại người Mông Cổ, nhưng trong lòng Long Khánh vẫn cảm thấy vô cùng bực bội...
Bởi vì Thạch Châu bị đồ sát toàn thành, rất nhiều tòa biên thành phía bắc bị quân Mông Cổ cướp bóc, mà quân Minh chỉ vì lợi dụng chúng khinh xuất nên mới trộm được một trận thắng.
Nhưng Thẩm sư phụ đã nói, sau này người Mông Cổ sẽ cải biến sách lược, không chọi cứng với quân Minh nữa, nên muốn lặp lại đại thắng Vạn Toàn là không thể. Ngược lại người Mông Cổ lợi dụng đặc điểm tới lui như gió, không cần tiếp tế, càng gây tổn hại lớn hơn cho bách tính.
Điều này làm vị hoàng đế yêu thương bách tính vô cùng khó chịu, hắn cuối cùng ý thức được biên quan trọng yếu thế nào, vì thế ngoài hút mật, hắn cũng thường vất vả suy nghĩ biện pháp giải quyết biên loạn. Tiếp theo đó ba cơn bão triều đình, làm khó khăn cũ chữa giải, mối lo mới lại tới, Long Khánh coi nội các đấu đá thành cái họa tâm phúc, cho nên mới đưa ra đề thi này.
Thế nhưng những bài thi mang lên đều không làm Long Khánh rất không hài lòng, quá rống tuếch, chỉ biết nói luận điệu thanh lưu của kẻ ăn trên ngồi chốc. Điều này liên quan thời tiềm đế, Long Khánh được ba vị sư phụ phái thực tế là Cao, Thẩm, Trương dạy bảo, dù bản tính khó dời, nhưng vẫn thích thực tế, không ưa thanh đàm.
Vì vậy hắn sai người đem những bài thi khác tới, dùng nghị lực trăm năm qua không ai có, đọc từng bài thi một, cuối cùng sắp tới trưa, nhìn thấy một bài cực kỳ hợp dạ " thần nghe đế vương trị thiên hạ, thì ắt phải cùng an nhương, rồi tiếp đó mới là làm thiên hạ sung túc". Long Khánh mừng lắm, tiếp tục xem tiếp, thấy người này văn chương phóng khoáng, tổng cộng hơn bốn nghìn chữ, trả lời tường tận câu hỏi của hoàng đế.
Nhắm vào hiện tượng nhiều người ly khai đất đai "kẻ hèn nhát nhiều", đề xuất "muốn dân thiên hạ tận lực nghề nông, không cách nào ngoài quý trọng lương thực", ý hắn muốn tăng giá lương thực, đồng thời tiến hành ức chế cường hào địa chủ chiếm đoạt đất đai.
Về vấn đề làm sao kháng cự dị tộc quấy nhiều, hắn đề xuất "trọng tướng soái", "tiên quyết chiến" "tiên lý tài", tức là về mặt quân sự phải lựa chọn tướng lĩnh thích hợp, về tài chính phải chuẩn bị sãn sàng vật tư, tất cả đã đủ thì phải thắng một trận quyết chiến làm tiền đề...
Mặc dù khi nói về chi tiết có hơi phù phiếm, nhưng với một thư sinh không hề có kinh nghiệm nào mà nói, có tư tưởng chiến lược chính xác là hết sức hiếm có rồi.
Nhưng làm Long Khánh coi trọng nhất là biện pháp ứng phó với truân điền của hắn, hiển nhiên là đã qua nhiều năm cẩn thận nghiên cứu, đề xuất ý kiến chính xác, kiến nghị khả thi.
Vì thế Long Khánh chọn bài này đứng đầu nhất giá, đồng thời lấy nó làm mẫu, lệnh quan duyệt bài chọn bài thi tương tự đề bạt.
Nhìn thấy bài văn này, quan duyệt bài hiểu ra hoàng đế đi theo con đường cải cách, chứng minh mình cho Từ Giai từ chức là chính xác. Có vết xe đổ của Từ Giai trước đó, lúc này không ai dám đối đầu với hoàng đế. Vì thế dựa theo ý tứ Long Khanh, lật nhào thứ hạng ban đầu, tiến hành phân định lại.
Tất cả làm xong thì đã là sáng hôm sau, hoàng đế đóng dấu lên, tiếp đó là đưa lên bảng vàng, đợi tất cả chuẩn bị thỏa đáng, tân khoa tiến sĩ đã tụ tập ở cửa Đông An, đợi công bố.
Tới giờ Mão ba khắc, thái giám trên thành lâu cất giọng vịt đực hô: - Giờ lành tới, bách quan dẫn cống sinh vào cận kiến.
Thế là công khanh bách quan dẫn tân khoa tiến sĩ vào Tử Cẩm Thành, tới trước Hoàng Cực điện.
Lý Xuân Phương đám nhận truyền lư, nhận lấy hoàng sách từ quan viên Hồng Lư tự, quan viên toàn triều cùng tân khoa tiến sĩ đồng loạt quỳ xuống. Lý Xuân Phương hít sâu một hơi, mở hoảng sách trong tay, đọc vang: - Chư vị cống sinh nghe tuyên.. Tân khoa tiến sĩ lấy đủ tinh thần, thấp thỏm nhìn kim sách: - Hoàng ân lồng lộng, mở khoa tuyển sĩ, vì nước tuyển tải, xuất thân không hỏi. Nay thi điện khoa Mậu Thìn năm Long Khánh thứ hai kết thúc, bệ hạ khâm tứ nhất giáp tiến sĩ cập đệ ba người, nhị giáp tiến sĩ xuất thân 77 người, tam giáp đồng tiến sĩ 323, danh sách như sau.
Đọc tới đây, Lý Xuân Phương dừng lại một chút, tận hưởng khung cảnh tĩnh lặng, đọc từng chữ: - Đứng đầu nhất giáp... La Vạn Hóa, Thiệu Hưng, Chiết Giang.
Đại hán tướng quân hai bên lấy hết sức hô: - Đứng đầu nhất giáp La Vạn Hóa, Thiệu Hưng, Chiết Giang. Tức thì trước hoàng cực điện vang vọng câu này.
La Vạn Hóa quỳ ngây ra đó, đầu óc trống rỗng, cuối cùng như tượng đá đi theo quan viên Hồng Lư Tự vào kim điện, khi đi qua bên Thẩm Mặc thấy sư phụ mỉm cười với mình mới khôi phục chút thần trí, bái tạ hoàng đế.
Lý Xuân Phương tiếp tục đọc:
- Đứng thứ hai nhất giáp, Hoàng Phượng Tường, Tuyền Châu Phúc Kiến.
- Đứng thứ ba nhất, Triệu Chí Cao, Kim Hoa Chiết Giang.
Ba vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa đều xuất thân từ phủ học Tô Châu.
- Đứng đầu nhị giáp, Lý Trường Xuân, Nam Sung Tứ Xuyên. Đây là học sinh của Trần Dĩ Cần.
- Đứng thứ hai nhị giáp, Vương Gia Bình, Sơn Âm Sơn Tây. Người này xuất thân phủ học Tô Châu, nhưng lại là anh tài mới của Sơn Tây bang.
- Đứng thứ ba nhị giáp, Điền Nhất Tuấn, Đại Điền Phúc Kiến. Đây là hội nguyên xuất thân phủ học Tô Châu, bị rơi xuống vị trí thứ sáu, vẻ mặt thiếu tự nhiên.
- Đứng thứ tư nhị giáp, Lý Phùng Dương, Tấn Giang Phúc Kiến. Vị này chẳng có liên quan gì.
- Đứng thứ năm nhị giáp, Vương Thiệu Chu, Tô Châu Nam Trực Đãi. Vị này là tộc đệ của Vương Tích Tước bảng nhãn khoa Nhâm Tuất.
- Đứng thứ sáu nhị giáp, Trương Mạnh Quan, Chương Châu Phúc Kiến. Phúc Kiến đúng là lợi hại, 9 vị trí đầu chiếm mất 4... Vị này cũng đi ra từ phủ học Tô Châu.
....
Tiếp đó là tam giáp, làm người ta bất ngờ là Thẩm Nhất Quán đoạt ngũ khôi thi Hội lợi rơi xuống thứ 56, chỉ được đồng tiến sĩ xuất thân, điều này làm Thẩm Mặc vui mừng đồng thời có chút tiếc nuối.
Sau khi nghi thức truyền lư kết thúc, các tân khoa tiến sĩ liền bắt đầu các hoạt động du hành đường phố, quỳnh lâm yến, lập bia..
Quan viên tới dự lễ thì nối nhau thoái triều.
Ra khỏi Hoàng Cực mông, bốn vị nội các đại thần cùng các ti trị lang được các quan viên tiễn chân về nội các.
Thẩm Mặc và Trần Dĩ Cần đi cùng nhau, vừa nói được vài câu chúc mừng liền nghe đằng sau có người gọi: - Trung đường xin dừng bước.
Thẩm Mặc quay đầu lại, không khỏi cười khổ: - Lão Trần đi trước đi..
Trần Dĩ Cần đáp lại nụ cười thương hại, bỏ y lại phía sau.
- Chuyện gì? Thẩm Mặc đứng lại hỏi.
- Xin hỏi trung đường đại nhân, vì sao tấu từ chức của hạ quan chưa được phê? Hải Thụy mặt lạnh tanh.
- Từ chức? Chuyện này... Ta đã một khoảng thời gian không ở kinh thành. Thẩm Mặc giả ngu một cách đàng hoàng: - Ta không rõ chuyện này lắm.
- Hạ quan bắt đầu từ tháng mười một năm ngoái tới nay là nửa năm, dâng tới 9 bản tấu từ chức. Hải Thụy không tin Thẩm Mặc không biết, nhưng đối phương là tể tướng, nói không biết thì là không biết, kiên nhẫn nói: - Nhưng lại bộ mãi không phê, nói là nội các chưa duyệt, hạ quan lại tới tìm nội các, ai ngờ nội các nói, phải đợi Thẩm các lão về mới có thể phê chuẩn.
- Từ tháng 9 tới nay ta không chính thức tới trị ban. Thẩm Mặc giang tay ra: - Trong thời gian đó xảy ra quá nhiều việc, để ta về xem hẳng nói.
Nếu là trước kia Hải Thụy không thèm chấp y, nhưng chín lần dâng tấu, nếu vẫn không có kết quả sẽ thành trò cười, lại lấy ra một bản tấu nữa: - Ở đây hạ quan có một bản, đại nhân phê luôn đi.
- Làm càn. Thẩm Mặc thấy hắn cứ quấn lấy, khiến quan viên đứng lại xem, nghiêm mặt nói: - Dù sao cũng là quan lớn, dù ông đã quyết đi, ta cũng không thể coi như trò chơi được.
Hải Thụy tịt ngòi, dù sao trước mặt bao người, Thẩm Mặc nói không sai, hắn không tiện phát tác, nhưng ương bướng nói: - Vậy hạ quan và trung đường tới Văn Uyên các, đợi ngài phê duyệt.
Gặp loại cực phẩm thế này, Thẩm Mặc chỉ biết thở dài, nói: - Thì đi.
Hai người vừa tới Văn Uyên các, có người đợi ở cửa nói: - Các lão, thủ phụ mời tới chính sảnh họp.
Thẩm Mặc tỏ vẻ muốn giúp nhưng hết cách với Hải Thụy: - Nếu không có việc gì tới trị phòng của ta đợi đi.
- Hạ quan suốt ngày không có việc gì. Hải Thụy theo người kia tới trị phòng của y.
Thẩm Mặc chỉnh đốn y phục tới chính sảnh, thấy Lý, Trần, Trương đang ngồi đợi mình. Chỉ là lướt qua vị trí thủ phụ thấy Lý Xuân Phương, có cảm giác không quen.
Vị trí của Thẩm Mặc cũng đã chuyển tới chỗ thứ phụ..
Lý Xuân Phương khẽ hắng giọng một tiếng: - Đây là lần đầu tiên bốn người chúng ta tề tụ năm nay, xem như là cuộc họp toàn thể nội các đi. Ba người kia gật đầu tán đồng, hắn nói tiếp: - Trong mấy tháng Thẩm các lão nam hạ, kinh thành xảy ra nhiều việc, chủ yếu là biến động nhân sự. Trước tiên là Từ các lão từ chức, bản nhân lên tướng vị... Tới đó sắc mặt trở nên phức tạp: - Nhưng ta nói trước, tài đức ta không đủ chấp chưởng thiên hạ, hiện giờ chẳng qua là quá độ, có thể nhường hiền bất kỳ lúc nào...
Đây đúng là tuyên bố nhậm chức tế tướng đuối nhất từ trước tới nay, làm sắc mặt ba người còn lại đều có chút quái dị... Thế này chẳng phải nói rõ có kẻ mang dã tâm tiếp tục tranh đoạt sao?
Lý Xuân Phương tâm tình không cao: - Còn nữa, hiện giờ các bộ viện đa số đổi tân đường quan, vì thực hiện bình ổn quá độ, mong chư vị bổ thêm công sức ở lĩnh vực phân quản của mình.
Ba người lại gật đầu.
- Thứ ba là nội các chỉ còn lại bốn chúng ta, cần đình thôi thêm ba vị đại học sĩ khác lấp chỗ trống.
Đây cũng là điều hợp lý, tất nhiên không ai phản đối, Lý Xuân Phương nhìn Thẩm Mặc: - Hiện giờ Thẩm các lão đã về, Trần tướng và Trương tướng có thể gỡ bỏ trọng trách xuống rồi.
Thẩm Mặc có thể cảm nhận được ác cảm của Lý Xuân Phương với mình, có điều cũng bình thường, đồng hương và sư đồ là hai phương thức kéo bè kết phái chủ yếu trên quan trường thời đại đó.
Đồng hương có thể hỗ trợ hưởng ứng nhau, sư đồ càng thân mật, một khi xác lập quan hệ. Học sinh phải tận lực chia sẻ lo lắng cho sư phụ, khi trưởng thành thì giải nạn cho sư phụ, sư phụ về hưu phải bảo vệ, hình thành loại quan hệ "phụ tử quan trường"
Mà ba năm mới có một kỳ thi lớn, mà nội các lại sói nhiều thịt ít, cho nên mỗi người chỉ đảm nhận chủ khảo một khóa, đây là quy củ không thể phá hoại, dù quyền lớn như Nghiêm Tung hay Từ Giai cũng thế...
Về phần Từ Giai tại sao có hai khóa học sinh Nhâm Ngọ, Bính Thìn? Vì khi đó ông ta là lễ bộ thượng thư chưởng quản hàn lâm việc, đồng thời thường xuyên giảng học, thế nên có đám học sinh Trương Cư Chính, Lý Xuân Phương.
Nói tóm lại, cả đời chỉ có cơ hội làm chủ khảo một lần, kết quả bị người ta mang hết tinh anh đi... Tin rằng ngươi nhất định cảm thụ được tâm tình cả Lý Xuân Phương vào thời khắc này.
Họp xong quay về, Hải Thụy quả nhiên vẫn ở đó đợi mình, lại nhìn bàn lớn bàn nhỏ kể cả ghế ngồi cũng xếp đầy công văn đợi phê duyệt, Thẩm Mặc vỗ đầu than: - Ta đâu phải là Bàng Sĩ Nguyên, đừng hành hạ ta như thế..
Hải Thụy mặt vẫn lầm lì, dâng tấu lên: - Đại nhân, giờ ngài đã xem được chưa?
Thẩm Mặc chỉ đành nhận lấy: - Đây không phải chỗ nói chuyện, chúng ta tới phòng khác.
Vì thế hai người tới phòng khách, Thẩm Mặc mở tấu ra xem, Hải Thụy thì ngay ngắn ngồi đợi.
Thẩm Mặc xem rất chậm, chẳng phải vì y quan tâm tới bản tấu này như thế, mà là vì nghĩ cách thuyết phục Hải Thụy.Y không muốn để thanh thần kiếm trừ yêu diệt ma này đi, Đại Minh cải cách, cần dũng sĩ như Cao Củng, cầm trong tay thần kiếm cỡ này mới có thể mở ra thời cuộc mới.
Mình đẩy Cao Củng lên đài, thì phải cấp cho ông ta thần binh, nếu không chỉ uổng công. Cần phải giữ lại đợi Cao Củng về hãy nói, tin rằng Cao Túc Khanh lấy đại cục làm trọng, không so đo chuyện Hải Thụy mạo phạm trước kia.
Thấy Thẩm Mặc khép bản tấu lại đặt lên bàn, Hải Thụy hỏi: - Trung đường có thể phê chuẩn rồi chứ.
Thẩm Mặc không trả lời ngay, chỉ nhìn hắn.
Hải Thụy mở to mắt nhìn lại, đầy vẻ kiên quyết.
Nhìn nhau chốc lát, cuối cùng Thẩm Mặc lên tiếng: - Trong tấu của huynh có câu, " ta vốn ngư tiều chốn hoang dã", nếu ta không nhớ nhầm đây là thơ của Cao Thích.
Hải Thụy ghét nhất thói giả dối trên quan trường, thấy Thẩm Mặc không trả lời mình, mà nói chuyện thi từ gì đó, tức thì bực mình. Nhưng hắn cũng biết tâm tình đối lập không giải quyết được vấn đề, đành kiên nhẫn đáp: - Vâng.
- Huynh trích dẫn rất thích hợp, Cao Thích là vị quan yêu dân, đây là bài thơ ông ta làm lúc là huyện lệnh. Thẩm Mặc ngâm: - Ta vốn ngư tiều chốn hoang dã, cả đời chỉ là kẻ du nhàn. Bỗng được cuồng ca trong nhà cỏ, thành viên tiểu lại chốn phong trần. Chỉ là phận nhỏ vô tích sự, cửa quan trăm việc chẳng được chi. Nhìn thấy quan trường tim muốn nát, roi quất thứ dân lòng sầu bi... Đọc xong hỏi: - Đây là tiếng lòng của huynh phải không?
Hải Thụy từ ánh mắt đồng tình đó, lập tức nhận ra người này hiểu được mình, nhất là y đem mình so với Cao Thích, ý đầu ở "ghét quan", phá đề ở "yêu dân", sắc mặt hòa hoãn hơn: - Trung đường quá khen rồi.
- Không phải quá khen, ít nhất tấm lòng của huynh với bách tính không hề kém Cao Thích. Thẩm Mặc khẩn thiết nói: - Hải Cương Phong là lương tâm của Đại Minh, chỉ có huynh mới làm lề thói ngay thẳng lại, là tấm gương cho người đọc sách thiên hạ, huynh không thể từ quan được.
Thì ra muốn lập mình làm gương, có lẽ đây là lý do thực sự đối phương không cho mình đi, Hải Thụy nhất thời không biết nói gì.
- Đa đã lệnh phủ Quỳnh Châu, phụng dưỡng ổn thỏa lão phu nhân, triều đình sẽ không cho một vị quan tốt rời đi.
Hải Thụy thấy y tỏ ra kiên quyết, hít một hơi nói nhỏ: - Trung thừa hẳn là biết "thương lang chi thủy"...