Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 903: Tam kê báo hiểu



Vụ án Vương Kinh xét lại khiến trong ngoài triều xôn xao đúng như dự liệu, gần như tất cả mọi người, bao gồm cả phe thứ ba đều nhất trí cho rằng, Cao Củng xét lại vụ án này mục đích là để gán Từ Giai tội danh "giả soạn chiếu chỉ, phỉ báng tiên đế", để bôi xấu ông ta triệt để.

Lúc này ngay Thẩm Mặc cũng không thể im lặng được nữa, một là nếu y không làm gì sẽ bị người ta cho rằng khoanh tay ngồi nhìn sư phụ chết mà không cứu; hai là Cao Củng tiếp tục làm thế sẽ bị người người oán hận, mình cũng không bảo vệ nổi ông ta nữa.

Đúng vậy người đời chỉ thấy Cao Củng đánh đông dẹp tây mà không thấy vì phối hợp với ông ta, Thẩm Mặc đứng sau điều động bao nhiêu mối quan hệ.
Điều này Cao Củng hiểu rõ, không có Thẩm Mặc giúp mình chải chuốt những mối quan hệ rối rắm, ông ta căn bản không thể chém giết sảng khoái như vậy.

Hai người nói chuyện một buổi mới làm vụ án kia không liên lụy tới ông già đang nghỉ hưu ở Tùng Giang...

Thế nhưng Cao Củng liên tục tung ra những cú đấm mạnh đã triệt để chọc giận đối tượng ông ta muốn đả kích, đám người kia cuối cùng ý thức được, đây không phải là người làm theo quy củ....

Trong cuộc chơi chính trị mà bọn chúng trải qua trước đó, luôn chú trọng cái gọi là "làm người để lại một đường lui, ngày sau còn gặp mặt", dù sao lúc lên voi lúc xuống chó, ai mà biết khi nào mình bị vận may quay lưng.

Nhưng Cao Củng không thế, ông ta đã bày rõ quân trận, nhất định muốn triệt để xóa bỏ ảnh hưởng của ông già kia tại kinh thành, không đuổi tận giết sách Từ đảng không thôi.

Không thể nhịn được, không cần nhịn nữa, đám ngôn quan tích cực tìm kiếm chứng cứ, mỗi ngày nhiều hơn mười bản, ít bốn năm bản đàn hặc Cao Củng. Trong dân gian cũng thả ra tin đồn, Cao Củng nhận tiền của đám Vương Kim cho nên giữ mạng chúng, tạo thành ảnh hưởng lớn.

Người dân tin loại tin đồn này là vì phán quyết vụ án Vương Kim thực không thể làm người ta phục, không thể không hoài nghi động cơ của Cao Củng có thuần chính hay không? Tiếp đó nghi ngờ nhân phẩm của ông ta, tin tưởng lời nói xấu kia.

Cao Củng cũng không thua kém, thân tín của ông ta liên tục nổ pháo biện hộ cho vụ án Vương Kim, cho rằng đây là thắng lợi của pháp luật. Còn những kẻ chỉ trích Cao Củng, chẳng qua sợ chân tướng vạch trần, từ đó khiến việc nhơ nhớp của chúng bại lộ, mũi giáo chĩa thẳng vào Triệu Trinh Cát.

Quan hệ giữa hai vị các lão xấu đi trông thấy, thậm chí ngay cả hòa khí bên ngoài cũng không làm được nữa. Chỉ cần là cái người này ủng hộ là người kia phản đối, mỗi ngày cãi nhau ba bận, thậm chí về sau phát triển tới mức động thủ, Cao Củng thiếu chút nữa ném nghiên mực vào đầu Triệu Trinh Cát, lão Triệu đấm Cao Củng thiếu chút nữa "lỗ mũi ăn trầu", làm người ta dở khóc dở cười...

Chẳng trách được, đều là người thẳng tính, bảo bọn họ học kiểu khẩu phật tâm xà như Từ Giai, Thẩm Mặc, bọn họ không học nổi.

Ai cũng biết hai vị này không thể cùng tồn tại nữa, tức thì không khí chiến tranh bao phủ nội các, mọi người chờ đợi thời khắc hai người quyết sống mái nữa thôi.

Thế nhưng người đầu tiên không chịu nổi là Trần Dĩ Cần, Trần các lão mang phong cách quân tử cổ này có dị nghị lớn vớ việc xét xử lại vụ án Vương Kim, dâng thư yêu cầu ngừng phúc thẩm, giương cao chính nghĩa.
Hắn không phải là Thẩm Mặc, đương nhiên làm thế là đã chọc giận Cao Củng, có điều Cao Củng niệm tình xưa, lại không muốn kẻ địch qua nhiều nên ngó lơ.

Bên kia Triệu Trinh Cát lại hạ quyết tâm quyết chiến tới cùng với Cao Củng, Trần Dĩ Cẩn khuyên không nổi, nhìn thấy nội các sắp lún vào vũng bùn tranh đấu bất tận, Trần các lão chán nản, thêm vào con hắn đã trúng tiến sĩ, nên càng thêm kiên định quyết tâm "bỏ chuyện thiên hạ, về vui điền viên".

Nói đi là đi, Trần Dĩ Cần dâng liền tám bản tấu từ chức, Long Khánh thấy không giữ nổi nữa, đành ban thưởng, rơi lệ tiễn Trần sư phụ đáng kính.

Trần Dĩ Cẩn trước khi đi nói những lời làm Long Khánh xúc động lớn, khiến hắn luôn đặt mình ngoài cuộc tranh đánh của hai hổ đã hạ quyết tâm làm người hòa giải...

Long Khánh mời hai người Cao, Triệu tới ăn cơm, nói:
- Hai khanh đều là lão thần đức lớn định quốc an bang, triều đình có hai vị trông coi, trẫm có thể yên chí lớn. Nghe nói hai vị có chút chuyện không vui, trẫm hết sức lo lắng, ăn không ngon ngủ không yên, đành mời hai khanh tới để hòa giải, chuyện cũ bỏ qua, sau này chung vai góp sức, cùng quản tốt nhà cho trẫm, có được không?

Hoàng đế đã nói đến thế rồi, hai người đâu dám nói không, đành vâng dạ, thậm chí uống với nhau ba chén, nặn ra nụ cười còn khó coi hơn khóc...

Thế nhưng nếu lời hòa giải có tác dụng thì còn cần quân đội làm gì? Dù người hòa giải là hoàng đế cũng vô dụng, vì một núi không thể chứa hai hổ, câu tục ngữ ai cũng thuộc nằm lòng này là chân lý ngàn đời không đổi, đang tín hơn cả lời lão Khổng...

Cao Củng và Triệu Trinh Cát chưa từng có ý định hòa giải.

Có điều Cao Củng biết tính khí của Long Khánh, mặc dù vẫn cấu véo với Triệu Trinh Cát ở Cao Củng, nhưng không làm phiền tới chỗ hoàng đế nữa.

Nhưng Triệu Trinh Cát không hiểu chuyện này, cãi nhau ở nội các không lại họ Cao, liền sai đám thủ hạ dâng tấu, còn tự lừa mình lừa người nói là "ta không quan được người dưới làm gì"... Vì thế để mặc thậm chí ngầm xúi bẩy cho đám ngôn quan chửi mắng Cao Củng không còn ra thể thống gì.

Cao Củng không sợ, nói đùa à, năm ngoái ta bị hai kinh mười ba tỉnh đàn hặc vẫn sống trơ trơ, chút hỏa lực này chẳng đủ gãi ngứa.

Thấy bao nhiêu bản tấu dâng lên mà như muối bỏ biển, tan biến không vết tích gì, đám ngôn quan không chịu, có ngự sử Diệp Mộng Hùng dâng sớ yêu cầu hoàng đế không được bao che Cao Củng nữa, tránh làm lòng người thiên hạ nguội lạnh.

Bản tấu này dâng lên, Cao Củng không im lặng nữa, lập tức cầm lấy bản tấu đi tìm Long Khánh, quỳ xuống nói:
- Bệ hạ, thần đã biết bọn chúng không thần trở về, giờ tới bệ hạ cũng bị trách lây rồi.

Long Khánh xem tấu xong lửa bốc ngùn ngụt:
- Quả nhiên Từ các lão đã đi, nhưng đám âm hồn này không chịu tan. Xem ra không dùng thủ đoạn sấm sét, không trừ được cái thói này.
Từ khi đăng cơ cho tới nay, hắn bị đám ngôn quan hành cho đến khổ, sớm căm ghét đám người này lắm rồi, giờ thấy chúng lại muốn đuổi Cao sư phụ đi, thực sự nổi giận hỏi:
- Cao sư phụ đám người này nên xử ra sao?

Cao Củng muốn bắt cố thả:
- Thần cho rằng, hoàng thượng chỉ trách mắng nghiêm khắc là được.

- Thế chẳng phải quá nhẹ sao?

Lời Long Khánh sớm trong kế Cao Củng rồi, nghe vậy hơi cau mày hỏi lại:
- Theo hoàng thượng phải xử trí thế nào?

- Hắn dám ức hiếp sư phụ như thế, trẫm giết hắn vẫn chưa hả giận.

- Không thể.
Cao Củng vội nói:
- Như thế thành toàn cho mỹ danh của hắn, còn quân thần chúng ta lại bị hiểu lầm.

- Nhưng không nghiêm trừng đám ngôn quan sẽ càng ngang ngược.

- Hoàng thượng nói phải, thần ở quan trường hơn hai mươi năm, thấy thói đời ngày càng đi xuống, lòng đau như cắt...
Biết sư phụ sắp có bài phát biểu dài, Long Khánh ngậm miệng lại, yên tĩnh nghe ông ta nói:
- Kỳ thực từ thời khai quốc tới nay, lề thói Đại Minh ta rất tốt, chỉ là tiên đế tu huyền, đem hết quốc sự cho Nghiêm Tung xử lý. Hai cha con chúng mua quan bán tước, bài xích trung lương, khiến cương thường đi xuống, chính lệnh không thông

- Lâu dần như thế khiến trung thần trục xuất nghỉ hưu, đám tiểu nhân cơ hội đắc lợi..
Cao Củng đau đớn nói:
- Lại nói Diệp Mộng Hùng chỉ dâu mắng hòe, châm chọc hoàng thượng, có đủ lý do để trị tội hắn. Thế nhưng quan trọng là hạng đầu cơ như Diệp Mộng Hùng không phải là thiểu số mà là đa số. Nếu không làm trong sạch khoa đạo ngôn quan, hôm nay xử phạt một tên Diệp Mộng Hùng ngày mai sẽ nhảy ra bảy tám tên Trương Mộng Hùng, Lý Mộng Hùng, dâng bản tấu loạn xạ làm nhiễu loạn triều chính...

Long Khánh nghe xong vỗ tay nói:
- Sư phụ chỉ ra tệ nạn triều đình, trẫm rất tán đồng. Không cần nói nhiều, cứ nói tiếp theo lại bộ chấn chỉnh lề thói suy đồi này ra sao đi.

- Thần nghe nói năm ngoái hoàng thường từng hạ chiếu muốn khảo sát ngôn quan, song bị Từ Giai ngăn lại?
Cao Củng biết mà vẫn cố ý hỏi:

- Đúng là có chuyện này, giờ xem ra Từ các lão và chúng là một, đương nhiên không muốn trẫm khảo sát.

- Giờ Từ các lão không còn nữa, hoàng thượng có gì phải cố kị.

- Đúng thế...
Long Khánh choàng tỉnh:
- Lần này không ai cản được trẫm chứ hả? Làm luôn một chuyến kinh sát nữa.

- Kinh sát?
Cao Củng động lòng, nhưng ông ta biết phải tiến hành từng bước, hạ đám ngôn quan rồi hẵng hay:
- Không được, các nha môn đều có việc thực, khảo sát một cái là mấy tháng bất an, không làm liên tục được. Còn khoa đạo ngôn quan thì không có việc thực, khảo sát không rắc rối gì, huống hồ kia đạo nắm phong hiến triều đình, giám sát bách quan. Trước tiên chỉnh đốn bọn chúng xong, lại để chúng giám sát bách quan, lề thói sẽ có một khởi đầu mới tốt đẹp.

- Sư phụ lão thành mưu quốc, người về đi, trẫm lập tức thảo chiếu khảo sát khoa đạo.

Tháng 10 năm Long Khánh thứ 2, Cao Củng đề xuất khảo sát ngôn quan, tin tức mọc cánh bay đi, không ai không kinh ngạc.

- Năm ngoái mới kinh sát xong, giờ lại kinh sát cái gì nữa?
Không ngoài dự liệu Triệu Trinh Cát nổi đóa ngay.

- Chuyện gì chẳng có trường hợp đặc biệt.
Cao Củng hừ một tiếng:
- Hữa nữa không phải khảo sát toàn bộ, mà chỉ ngôn quan thôi.

- Quá đáng lắm rồi.
Triệu Trinh Cát không nhịn nổi nữa:
- Ai chẳng biết năm ngoái ông bị ngôn quan kéo rót đài, giờ mới lên đã đề nghị khảo sát khoa đạo, lấy công báo thù riêng quá rõ đấy.

- Vậy là ông nhầm rồi.
Mắt Cao Củng lạnh xuống:
- Ta dâng bản tấu này là ý của hoàng thượng. Năm ngoái vì vị sư phụ tốt của ông muốn bao che ngôn quan, nên phản bác lại chuyện này. Hiện giờ đã qua một năm sao không thể đề xuất. Hơn nữa, chỉ khảo sát sai phạm thôi, nếu ngôn quan tự hỏi không thẹn với lòng thì có gì phải sợ.

- Tóm lại là không được.
Triệu Trinh Can đuối lý giở bài cùn.

- Vậy xem xem hoàng thượng nói sao nhé.

Triệu Trinh Cát là Tả đô ngự sử, lãnh tụ ngôn quan toàn quốc, tất nhiên không muốn thấy đám tiểu đệ bị chỉnh, mặc dù không thể cản trở Cao Củng, nhưng ông ta cũng dâng tấu ngôn từ khẩn thiết hợp tình hợp lý, mong hoàng đế không nên tùy tiện khảo sát.

Thấy ông ta dâng tấu, Cao Củng lo đám học sinh của mình dao động, lại dâng một bán tấu nói với Long Khánh, hoàng thượng đã quyết thì tuyệt đối không thể thay đổi. Hơn nữa đãm ngôn quan hiện nay thành bọn "ưng khuyển sài lang", phải rửa sạch bổ xung máu mới mới có được tác dụng ban đầu.

Ở chỗ Long Khánh, lời của Cao Củng hiển nhiên có sức nặng hơn Triệu Trinh Cát, huống hồ hoàng đế cuốn muốn cho đám ngôn quan đáng ghét một bài học, cho nên cuối cùng hạ chỉ tiến hành khảo sát.

Ai cũng biết giờ quyết chiến đã tới.

Nhìn bề ngoài thế lực hai bên cân bằng, cả hai vị đều là đại học sĩ, một nắm nhân sự, một nắm ngôn luận, đều là vị trí có quyền bính cực lớn...

Có vẻ thắng thua khó đoán.

Có điều hiện ngôn luận đang bất lợi lớn, mặc dù Long Khánh cũng biết "thuốc đắng dã tật", nhưng có thằng điên nào thích bị chửi mỗi ngày không?

Cao Củng nói không sai, Từ Giai coi trọng ngôn luận, khiến đám ngôn quan đầu cơ, đón ý số đông, thậm chí dám cả gây sự với hoàng đế kiếm lấy vốn liếng chính trị.

Từ chuyện ăn uống, tới sinh hoạt phu thê của hoàng đế không có gì bọn chúng không dám quản. Long Khánh lành tính cũng bị bọn chúng chửi phát điên, trước còn có Từ Giai nên đành nhịn, nhưng giờ lão Từ không còn, hoàng đế lại có Cao Củng chống lưng, làm sao không đòi nợ cho được.

Cho nên lần này vì tấu chương Diệp Mộng Hùng thiếu thỏa đáng, Long Khánh làm lớn lên, không qua nội các, trực tiếp hạ chỉ:" Khoa đạo xưa nay càn rỡ, hỏng triều cương" yêu cầu triệt để khảo sát. "Suốt ngày bới móc người khác, xem các ngươi có vấn đề không?" Long Khánh khoái trá nghĩ.

Đây là cuộc tổng thanh toán của Long Khánh với ngôn quan, nhưng vui sướng nhất lại là Cao Củng, ông ta hận ngôn quan không phải ngày một ngày hai nữa, chính đám náy ôm chân thối của Từ Giai hè nhau kéo đổ ông ta. Lần nay xuất sơn, Cao Củng chỉ đợi cơ hội rửa sạch sỉ nhục.

Theo lệ, khảo sát kiệu này do lại bộ nắm khảo sát, ngự sử giám sát, vừa vặn là chức trách của hai người Cao - Triệu, nên vở kích này nhất định rất náo nhiệt...

Bên phía Triệu Trinh Cát thấy không cản được hoàng đế nữa, đánh dàn trận đợi sẵn, quyết tranh từng mảnh đất. Khảo sát vừa bắt đầu, hai người lập tức xung đột trực tiếp, đôi khi vì phán xét một người mà cãi nhau khô cổ họng...

Lão Triều lần này liều rồi, bất kể thế nào cũng phải bảo vệ tiểu đệ của mình.

Nhưng so liều thì Cao Củng còn thua ai được, kiên quyết không thỏa hiệp.

- Ta nói không đúng à? Lão già ngươi đừng mơ cho hắn vào danh sách.

- Ta nói sai sao! Lão Triệu Điên, muốn bao che hắn à, đừng nằm mơ nữa.

Hai vị đại lão hoàn toàn mất đi lý trí...

Túi khôn hai bên cũng hoạt động hết công suất, Cao Củng nhanh chóng đưa ra một danh sách bãi chức, đem hết thân tín của Triệu Trinh Cát đặt lên trên cùng:" Triệu Điên, ta sẽ cho ngươi thành con lừa chết đuối."

Triệu Trinh Cát cũng đưa ra một danh sách bãi chức, trên đồ đen "cẩu đảng" của Cao Củng quét sạch:" Xem oắt con ngươi làm thế nào, tưởng thường ngày ta mù câm điếc hay sao?"

Hai bên tức thì bế tắc, cả đám đít tên nào cũng dính phân, cách chức ai cũng không oan uổng... Nếu chấp hành hai bản danh sách này thì đánh nhau thành vô nghĩa rồi.

Thấy hai bên giằng co mãi chẳng ra thể thống gì, Lý Xuân Phương đành ra mặt khuyên:
- Hai vị đại ca, tiếp tục thế này thành ra gì nữa, có gì thong thả nói, thong thả nói.

Kỳ thực cả hai vị đều vào thế cưỡi hổ rồi, giờ thấy có thang, sao chẳng trèo xuống?

- Ông buông trước đi.

- Vì sao không phải ông trước?

- Vậy chúng ta cùng buông, ta đếm.. Một... Hai...

- Gượm đã, ta có điều kiện...

Cuối cùng hai bên đều không truy cứu người của nhau nữa.. Nhưng Cao Củng có điều kiện phụ:
- Đám Vương Bát Đản trước kia giúp Từ Giai hại ta, giờ lại không quy thuận ông, ông đừng quản chúng.

Lúc này khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia đã thể hiện ra, họ Triệu thờ Nho gia tin họ Cao thờ Pháp gia sẽ giống như nước Tề ngu xuẩn thời chiến quốc, vứt bỏ minh hữu cầu an...

Cao Củng được Triệu Trinh Cát ngầm chấp nhận, thi triển thần uy, cách chức liền 47 tên ngôn quan....
Đán Vương Kỳ, Hác Kiệt những nhân vật uy phong thời Từ Giai nắm quyền đều bị Cao Củng đuổi sạch..

Thủ đoạn vô tình bá đạo của Cao Củng làm tất cả mọi người không rét mà run, thấy mỗi ngày số quan viên bị cách chứng tăng lên, ngay cả Lý Xuân Phương cũng không nhịn được, uyển chuyển đề xuất:
- Vì Tránh chấn động triều đình, nên chăng bớt số quan viên cách chức xuống?

Thế nhưng Cao Củng chẳng thèm đếm xỉa gì tới vị thủ phụ có mỗi cái danh này, làm Lý Xuân Phương đành chịu.

Lý Xuân Phương lại tìm Thẩm Mặc và Trương Cư Chính, mong hai người họ khuyên nhủ Cao Củng, nhưng Thẩm Mặc sẽ không lên tiếng, vì thanh trừng ngôn quan là mắt xích quan trọng trong kế hoạch cải cách, Cao Củng chủ động gánh lấy, Thẩm Mặc sao có thể can được.

Thấy y không đồng ý, Lý Xuân Phương ủ rũ nói:
- Nội các suốt ngày đấu đá sống chết, ta từ quan cho xong.

Trương Cư Chính đột nhiên lên tiếng:
- Như thế có khi còn bảo toàn được thanh danh...

Lý Xuân Phương không khỏi ngạc nhiên, tiếp đó gật đầu, không quản vào chuyện này nữa.

Triệu Trinh Cát sở dĩ ngầm cho Cao Củng bãi chức một bộ phận là vì ông ta cảm nhận được áp lực cực lớn từ hoàng đế, đánh hi sinh đám không quan trọng, làm dịu lửa giận của hoàng đế.

Thế nhưng hành động này của ông ta lọt vào quan viên trong triều bị hiểu lầm thành, dưới áp lực mạnh mẽ của Cao Củng, Triệu các lão đã không chống đỡ nổi nữa...

Triệu Trinh Cát vốn tưởng quan viên hiểu được chiến lược rút lui của mình, nhưng quên mất quan trường là nơi không thiếu kẻ "gió chiều nào theo chiều đó"...

Cho nên ban đầu Triệu Trinh Cát không lui một bước đám người này còn có thể đứng nguyên, không đặt cược vào bên nào, nhưng một khi ông ta lộ ra thế bại, bọn chúng sẽ vội vàng đổi phe, thành thủ hạ đắc lực của đối phương.

Tức thì Cao Củng vốn gần như không có trợ lực trong khoa đạo được một đám ngôn quan quy thuận, trong đó có Lục Thụ Đức, Tống Chi Hàn, Trình Văn, Đồ Mạnh Quế được xưng là "tứ đại kim cương"...

Thành lũy bị công phá từ bên trong, lại có tứ đại kim cương hỗ trợ, Cao Củng như gió mạnh quét lá, chỉ cần là kẻ không được lão Triệu bảo vệ là diệt hết.
Kẻ nào lên tiếng thay cho người bị bãi chức là đàn hặc kẻ đó, nhắm kẻ nào đánh bại kẻ nấy, đúng là cuộc thảm sát trên quan trường.

Thấy thế cục ngả hẳn sang một bên, Cao Củng biết thời khắc tổng công kích đã tới, phái ra Hàn Tiếp tân cấp sự trung lại khoa.

Hàn Tiếp chẳng phải hạng phản bội hàng địch mà là đích hệ của Cao Củng, hiện thành đứng đầu lục khoa là nhờ ân sư nâng đỡ, sao có chuyện không lấy mạng báo đáp? Hắn xông thẳng vào trận địch lấy thủ cấp tướng soái.

Mặc dù Triệu Trinh Cát làm quan thanh liêm, cũng không có lỗi lầm gì, nhưng với cấp sự trung lấy cáo trạng làm nghề kiếm cơm, tội danh chưa bao giờ là vấn đề, Hàn Tiếp đàn hặc Triệu Trinh Cát trong quá trình khảo sát là phụ thần tầm thường vô dụng lại ngang ngượng, mong hoàng thượng quở trách bãi miễn, giương cao pháp điển.

Thấy mình bị đối phương lừa một vố đau, Triệu Trinh Cát lòng đầy bi phẫn dâng tấu tự biện hộ.

"... Cao Củng bẻ cong thánh ý, phóng túng kẻ ác ngang nhiên trước mặt mọi người, nếu thần không không đứng ra nói thì thành phụ thần vô dụng thật rồi. Người như Cao Củng mới là ngang ngược. Họ Hàn chẳng phải muốn bãi chức thần sao? Được, nhưng mong hoàng thượng trước khi đuổi thần, thu lại quyền của Cao Củng trước, ngàn vạn lần đừng cho ông ta đại quyền, khiến ông ta lôi bè kết cánh.."

Giỏi, muốn quyết chiến trận cuối với ta rồi sao?

Cao Củng lập tức đâng tấu đáp lại, nội dung bình thường, nói Hàn Tiếp đàn hặc Triệu các lão là hành vi cá nhân, không phải do thần sai phái, hơn nữa thần cũng không phóng túng kẻ ác v..v..
Cuối cùng ông ta phẫn hận viết:" Nếu Triệu các lão không ưa thần đến thế mong hoàng thượng bãi chức thần cho vừa lòng Triệu các lão!"

Thế là bắt hoàng đế quyết rồi -- Không phải ông ta đi thì thần đi. Hai con hổ không thể ở chung một chuồng.

Nếu là một vị quân vương cần mẫn sẽ đi công tác cho hai người:" Đều là đại thần rượng cột, tay phải hay tay trái trẫm cũng cần, thôi thì dĩ hóa vi quý đi..."
Nếu là bạo quân kiểu tiên đế Gia Tĩnh, khẳng định có thể đầy hai con trâu này đi được bao xa cho đi xa bấy nhiêu, dám uy hiếp hoàng đế à? Chán sống rồi.

Thế nhưng Long Khánh là tên lười, đối với thần tử không có tình cảm gì mà đã khuyên bảo rồi không nghe thì không giữ nữa.

Chiếu thư mau chóng đưa xuống, trong đó chẳng nói gì tới Triệu Trinh Cát, chỉ bảo Cao Củng:" Khanh trung thành phò tá, làm việc công chính, là cánh tay trái phải của trẫm, sao từ chức được? Cứ làm tốt đi, từ chức tuyệt đối không được phê chuẩn."

Hoàng đế chỉ giữ Cao Củng mà chẳng một lời nhắc tới mình, Triệu Trinh Cát không biết giấu mặt vào đâu...

Đám quan viên đợi tin tức cuối cùng xác định được ai là người thắng cuối cùng rồi.

Triệu Trinh Cát sao chịu được nỗi nhục này? Liền dâng liên tiếp bốn bản tấu, cuối cùng cũng được cho từ chức, lúc này tuy trời băng tuyết giá, nhưng ông ta không mặt dày ở lại tới mùa xuân mới đi như Từ Giai, mà dứt khoát một mình lặng lẽ rời kinh thành.

Triệu Trinh Cát đi, Lý Xuân Phương hoàn toàn mất đi đồng minh, nổi lòng muốn quy ẩn. Qua năm mới lấy lý do sức khỏe không tốt, dâng tấu xin từ chức, hoàng đế tất nhiên không cho.
Khi ông ta định tiếp tục dâng tấu thì đám Sơn Tây khuyên dừng, tuy ông ở trong ổ lang sói, nhưng không thể đi vào lúc này, nếu ông đi, Tử Duy của bọn ta sẽ ra sao?

Vì đại cục Lý Xuân Phương không nhắc tới chuyện từ chức nữa.

Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, đám ưng khuyển quy thuận Cao Củng đang say máu sao chịu bỏ qua hòn đá ngáng đường lớn nhất của Cao các lão?

Vì thế đầu tháng 2, cấp sự trung Vương Trinh đàn hặc Lý Xuân Phương, tiếng xin từ chức nhưng chỉ dâng tấu một lần là thôi, chẳng hề có thành ý. Nói Lý Xuân Phương muốn thăng quan cho đệ đệ, nên mới lưu luyến quyền vị nội các, lại nói hành vi của cha hắn tại quê không ra gì, Lý Xuân Phương khó tránh khỏi trách nhiệm.

Đường đường thủ phụ đương nhiên không thể nói đi là đi, hoàng đế một mặt chỉ trích Vương Trinh kinh suất nói càn, một mặt an ủi Lý Xuân Phương.
Nhưng tiếp ngay đó đám Trình Văn lấy vụ án Hồ Tôn Hiến năm trước ra nói, chỉa chẳng vào Lý Xuân Phương có vai trò không vẻ vang gì trong vụ án này.

Lý Xuân Phương vốn đã chán nản, càng không chịu nổi chuyện xấu bị bới lên, thế là dâng liền năm tấu chương từ chức, thấy hắn đã quyết, Long Khánh đành phê chuẩn...

Cao các lão quay lại chưa tới nửa năm, liền có ba vị các lão rớt đài, sắc chiến đấu mạnh mẽ tới mức làm người người giận dữ, chỉ là hiện giờ còn lại các đại thần lần lượt là Thẩm Mặc, Trương Cư Chính, Cao Nghi, Cao Củng, dù từ thứ bảy thành thứ tư, nhưng bét vẫn là bét.

Muốn làm thủ phụ Cao các lão phải hạ thêm ba vị nữa.

Cao đảng ngày càng lớn mạnh sĩ khí ngụt ngụt tên nào tên nấy xoa chân mua tay, hô hào muốn vì Cao các lão hạ liền ba thành, đưa ông ta lên thủ phụ...

Nhưng tựa hồ nếu theo quy củ, hiện giờ tới lượt Thẩm các lão làm thủ phụ rồi.

~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~

- Ta đương nhiên không làm thủ phụ...

Hiếm lắm được một ngày hưu mộc, tháng ba mùa xuân, ánh nắng ấm áp, hoa cỏ mơn mởn là thời tiết đẹp nhất trong năm ở kinh thành.

Hoa viên Thẩm phủ, có một giàn nho, phía dưới đặt một bàn trà, hai cái ghế trúc, trên bàn là ấm trà, lò than, trên ghế có hai nam nhân tuổi tác chênh nhau rất lớn. Người vừa nói câu trên là nam nhân trẻ, là thứ phụ Thẩm Mặc.

Người nhiều tuổi hơn mặc nho phục, mặt quắc thước, giống vị tiên sinh dạy học, là Cao Nghi. Nghe Thẩm Mặc nói thế ông ta không đáp ngay mà nhìn ấm trà bốc hơi nghi ngút trước mặt tới xuất thần.

Nói ra thân phận của Cao Nghi cũng khiến người ta phải suy ngẫm, năm xưa khi Thẩm Mặc ở Hàng Châu trúng Giải Nguyên, ông ta đang dưỡng bệnh ở nhà, thường tham gia các loại băn hội, còn chỉ dạy y cách làm văn, từ khi đó giao tình của hai người đã không tệ.
Chính vì quan hệ như thầy như bạn đó làm Cao Nghi không thể như quan viên khác bất chấp hình tượng ngả theo người thanh niên này.

Có điều gia tộc của ông ta lại nằm trong khu vực quyền lực hạch tâm của Thẩm đảng, sớm bị Thẩm Mặc buộc vào cùng trận tuyến.
Quan hệ phức tạp này làm giữa ông ta và Thẩm Mặc như đôi nam nữ "tình trong như đã mặt ngoài còn e".

Lần trước Thẩm đảng có một hạn ngạch nhập các quý giá, Thẩm Mặc chẳng hề do dự đem cho ông ta. Điều này khiến Cao Nghi vốn bị Từ Giai bài xích cảm kích vô cùng. Mặc dù ông ta vẫn giữ thanh cao như thời ở Hàng Châu, nhưng không hề nghi ngờ, ông ta và Thẩm Mặc đã ngồi chung một con thuyền.

Trước kia Cao Nghi không hiểu vì sao Thẩm Mặc coi trọng mình, giờ ông ta đang cảm thán tầm nhìn xa rộng của đối phương...

Vì Cao Củng và ông ta cùng là tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 20, tuổi tác cũng tương đương, là một trong vài đồng niên hiếm hoi mà Cao Củng coi trong. Khi Cao Củng quay về, càn quét nội các, tình hữu nghị năm xưa này càng thêm giá trị...

Có điều Cao Nghi tuy là học giả ưu nhã, song ông ta không phải người chỉ biết thỏa hiệp rút lui như Lý Xuân Phương, ông ta là người kiên trì nguyên tắc, thanh danh cao, được trong ngoài triều kính trọng.

Từ khi Cao Nghi nhập các, Cao Củng đã dùng thân phận đồng niên lôi kéo ông ta, ngay Trương Cư Chính dù biết rõ ông ta được Thẩm Mặc tiến cử vẫn tỏ ra rất tôn trọng và nhiệt tình.

Nếu hỏi hiện nay trong nội các vị nào có thể giữ quan hệ tốt đẹp với ba vị còn lại, có thể giao đàm thoải mái, chắc chắn thuộc về ông ta.

Kỳ thực Cao Nghi vốn chẳng muốn chen vào cuộc đấu tranh chính trị làm người ta buồn nôn này, nhưng từ khi Long Khánh đăng cơ tới nay, triều đình đấu tranh không ngơi nghỉ, làm vị thuộc phái ôn hòa triệt để này cũng mất kiên nhẫn, ông ta phải đứng ra nỗ lực dẹp phân tranh, ổn định chính đàn.

Thế nhưng khi ông ta cẩn thận đem vấn đề mình lo lắng ra thì Thẩm Mặc đáp dứt khoát, làm ông ta không khỏi nghi ngờ y có thực lòng hay không?

Nhưng Thẩm Mặc không thể nói đùa ở chuyện này, nghĩ một chút thấy phải giải thích:
- Thứ phụ hiểu lầm rồi, ta không phải là thuyết khách của Tân Trịnh, chỉ là muốn tới hỏi, tiếp theo ngài định tính toán gì.

- Tránh người sang bên, nhìn Cao Củng lên thủ phủ...
Mặt trời chan hòa chiếu lên người Thẩm Mặc, làm y trở nên lười biếng, ngữ khí giống như đang tán gẫu vậy.

- Vì sao?

- Bởi vì ông ấy thích hợp hơn ta.

- Trong mắt ta, ngài càng có tốt chất hợp hơn ông ấy.
Cao Nhi dùng kính ngữ với Thẩm Mặc:
- Mặc dù nhiều nhân vật lớn không rõ, nhưng trong ba năm ở quê dưỡng bệnh, ta từng để tâm khảo sát bố cục của ngài ở Giang Chiết, không thể phủ nhận, ở Đại Minh không ai tinh thông bố cục mới hơn ngài.

- Chỉ một vùng đâu so được với một quốc gia.
Thẩm Mặc bình tĩnh nói:
- Huống chi ta không giải quyết bất kỳ một mâu thuẫn nào, chỉ có gắng hòa hoãn nó. Vốn tưởng kỳ trăng mật ít nhất phải kéo dài 50 năm, ai ngờ đông nam phát triển quá nhanh, mới chỉ 10 năm các loại mâu thuẫn đã có dấu hiệu bùng phát rồi...

Cao Nghi không hiểu mâu thuẫn đó là gì, nhưng cau mày:
- Nếu có mâu thuẫn thì ngài càng nên làm thủ phủ.

- Không.
Thẩm Mặc rót trà cho Cao Nghi:
- Thỏa hiệp và nhượng bộ vĩnh viễn không giải quyết được mâu thuẫn, khi nó tới mức độ nào đó, chỉ có dùng cường quyền tiêu diệt. Mà ta hiển nhiên không muốn làm thanh đao này...

- Cũng phải, nhứng chuyện này ngài làm không hợp. Nhưng không làm thủ phụ không thể quyết được, nếu như một số việc Cao các lão vượt quá giới hạn các đại gia tộc kia, ngài tự xử ra sao??

- Cho nên ta mới mời lão đại nhân xuất sơn.
Thẩm Mặc cười tủm tỉm:
- Tin rằng ngài giúp được ta việc này.

Cao Nghi cười khổ, ông ta không thể không bội phục Thẩm Mặc, ông ta và Cao Củng là bằng hữu bao năm, có tình cảm rất sâu, khi Cao Củng và Thẩm Mặc tranh chấp, có thể hòa giải. Nhưng ông ta biết sức ảnh hưởng của mình với Cao Củng không lớn như người ngoài nghĩ, nhắc:
- Cao Tân Trịnh nhận định việc gì tới 9 con trâu cũng không kéo lại được, tác dụng của lão hủ chỉ e bằng 0.

- Không sao, chỉ cần Cao Tân Trịnh hiểu quyền lực của ông ta tới từ đâu, ông ta sẽ không làm khó ta.

- Quyền lực tới từ đâu...
Cao Nghi trầm ngâm:
- Hoàng đế?

- Còn cả ta...
Thẩm Mặc thản nhiên nói ra một câu cuồng tới mức khiến người ta bật cười, nhưng Cao Nghi biết, y nói thật.