Thẩm thái bảo vừa tới Hồ Nam liền chặt đầu Lý Duyên, bêu khắp sáu tỉnh phương nam, biểu thị thái độ của mình với những kẻ đớn hèn. Sau đó điều Ân Chính Mậu làm tuần phủ Quảng Tây, lệnh Ngô Bách Bẳng tổng đốc Lưỡng Quảng và Du Đại Du tổng binh Quảng Đông tới nghe lệnh.
Ngoài điều tướng, y điều động trọng binh, hơn 4 vạn thổ binh từ Vĩnh Thuận, Bảo Tĩnh. Ba vạn tay súng từ Phúc Kiến, Nam Trực, Chiết Giang. Cùng 4 vạn quân ban đầu ở Quảng Tây, ba vạn quân Quảng Đông, tổng cộng 14 vạn, đồng thời giở trò cũ, tiến hành đi vay chiến tranh, chuẩn bị được 400 vạn quân lương ... Chỉ có điều chẳng biết lần này y lấy cái gì ra đặt.
Quân đông là thế lại không đồng tộc đồng tỉnh, còn có bại quân, nếu là thống soái khác thì đã loạn rồi. Nhưng nay Thẩm Mặc kháng Oa đông nam, tiễu phỉ Cống Nam, thu phục Hà Sóc, đã thành nhân vật truyền kỳ ... Dù y chưa từng chỉ huy đánh bất kỳ trận nào. Thẩm Mặc vừa tới Quảng Tây đã nhanh chóng ổn định lòng quân, bất kẻ quân tộc nào tỉnh nào cũng không ai dám chọc giận y, đám tướng lĩnh không dám lười biếng, đám quan viên gian tham ngoan ngoãn nghe lệnh.
Thẩm Mặc vĩnh viễn không đi can dự chuyện không sở trường, đem quân đội giao cho Du Đại Du và Ân Chính Mậu thao luyện. Y thì cùng Ngô Bách Bằng thi triền mưu kế, chia rẽ liên quân Vi Ngân Báo, phàm thổ ti quy thuận triều đình đều không truy cứu, còn phong thưởng. Vì rất nhiều thổ ti không có thù oán gì với triều đình, thậm chí còn nhiều đời nhận hoàng ân, nhưng bị Ngô Thiên Báo uy hiếp mới xuất binh, thấy triều đình giận thật rồi, đều lo sợ đứng ngồi không yên.
Hiện giờ Thẩm Mặc xá miễn tội trạng, còn ban thưởng, các thổ ti đều nổi lòng quy thuận, gần như mỗi ngày đều có người nhân lúc tối trời dẫn người đầu hàng.
Đối diện với cục diện bất lợi, Vi Ngân Báo biết không thể tham lam, vì thế cướp sạch Quế Lâm, chủ động lui binh về căn cứ Cổ Điền.
Trải qua hơn nửa năm chuẩn bị, tháng Giêng năm Long Khánh thứ năm, đại quân tiến công. Tham tướng Lương Cao, Lô Kỳ suất lĩnh hơn ba vạn tiên phong đánh Cổ Điền. Ví Ngân Báo ứng chiến, bị Du Đại Du , Vương Thế Khoa suất lĩnh lang binh đánh úp đoạt mất huyện thành Lạc Dung.
Có được căn cứ địa, Ân Chính Mậu dẫn 5 vạn binh bao vây phản quân. Lúc này quan quân thay đổi chiến thuật, mỗi khi tiến một bước là chặt sạch cây cối, thấy nhà cửa là đốt, thấy đá là đập, đồng thời tổ chức đội cảm tử luân phiên tập kích, còn lợi dụng thổ binh người Tráng, công chiếm cứ điểm trọng yếu như Mã Lăng, Khổ Thủy.
Phản quân tử thương thảm trọng, thủ lĩnh Hoàng Triều Mãnh trận vong, Vi Ngân Báo đành bỏ cứ điểm, rút lui liên tục, cuối năm rút tới thâm sơn cùng cốc giữa biên giới Việt Trung, Quảng Tây cơ bản được thu về.
Nhưng Vi Ngân Báo vẫn có ba vạn quân, thêm vào ba vạn nhân mã An Nam, dựa vào núi non hiểm trở cố thủ, sau lưng có vương triều nhà Mạc không ngừng hỗ trợ, Ân Chính Mậu tấn công mấy lần đều hao binh tổn tướng, hiệu quả rất kém, đành phải tạm thời dừng bước, bày thế trận vây trường kỳ.
Khi Vi Ngân Báo thở phào thì một tin tức làm hắn kinh hồn táng đảm, nhà Lê tử địch nhà Mạc, cho Đại Minh mượn đường nam bộ An Nam, tấn công nhà Mạc.
Thời đầu Đại Minh lập quốc cực kỳ hiếu chiến, liên miên dùng binh với các dân tộc thiểu số và nước láng giềng, làm tiếng oán thán khắp nơi, nông dân khởi nghĩa liên tục, thế nước đi xuống nhanh chóng.
Lúc đó ở An Nam, Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ, bắt đầu cải cách, đáng tiếc là không gặp thời cơ tốt. Vĩnh Lạc đế phái Trương Phụ xuất quân, lấy danh nghĩa diệt Hồ hộ Trần, đánh tan nhà Hồ. Nhưng Chu Lệ là ai? Sao có thể nhà miếng thịt trong miệng ra, vì thế lập Giao Chỉ bố chính sứ ti, thu về dưới quyền thống trị của TW.
Tới năm Vĩnh Lạc thứ 16, quan lại triều đình phái tới Giao Chỉ quá mức tham lam tàn nhẫn, khiến cho người người đều phẫn nộ, đành rút đi một nửa quan binh.
Kết quả thổ quan Thanh Hóa An Nam là Lê Lợi thừa cơ dấy binh làm phản. Lê Lợi từng theo quân "phản Hồ phục Trần" khởi sự, nên thiện chiến đa mưu. Sau khi quy hàng nhà Minh chỉ được phong chức tuần kiểm, vì thế mà mang lòng bất mãn, đợi quân Minh rút lui một phần về nước, liền tự xưng Bình Định vương.
Sau khi bị quân Minh đánh bại, ông ta dẫn tàn quân lui vào rừng rậm đánh du kích, làm quân Minh lún sâu vào vũng bùn, không làm gì nổi.
Cầm cự tới năm Tuyên Đức thứ ba thì mùa xuân của Lê Lợi tới, Tuyên tông Chương hoàng đế được xưng là bảo thủ không biến tiến thủ bắt đầu cắt giảm chi tiêu ...
Trong đó có ba chính sách trọng yêu là đình chỉ Trịnh Hòa đi Tây Dương, rút binh khỏi An Nam, chuyển vệ sở biên phòng vào sâu nội địa, gây ảnh hưởng tiêu cực lớn cho hậu thế.
Quân Minh rút lui, Lê Lợi giành thắng lợi, thu lòng người kiến lập nhà Lê, sau đó được Đại Minh phong tước An Nam vương, khôi phục địa vị phiên quốc.
Nhà Lê một thời cường thịnh, nhưng từ sau năm Chính Đức thứ 5 thì dần suy vi, 70 năm sau, quyền thần Mạc Đăng Dung soán ngôi lập nên vương triều nhà Mạc.
Nhưng nhà Mạc căn cơ kém cỏi, tổ tiên là di dân từ Quảng Đông sang, mặc dù cụ tổ là trạng nguyên trạng nguyên nhà Trần, nhưng tới thời ông ta đã đi xuống rồi, ông ta nổi lên trong quân, lập nhiều chiến công, dần nắm quân quyền, sau ép Lê Triêu Hoàng nhường ngôi đoạt thiên hạ.
Ông ta căn cơ mỏng, lại là võ nhân soán vị, mặc dù xưng đế, nhưng phong tục lề thói học theo chế độ Đại Minh, mà học luôn cả cái thói xấu trọng văn khinh võ.
Mạc Đăng Dung sợ sinh biến, vì thế đối đãi tốt với vương tộc họ Lê, văn võ tiền triều. Nhưng hào tộc nhà Lê vẫn bổ trốn mai danh ẩn tính, hoặc là tụ tập chống lại sự thống trị của ông ta...
Cựu thần Hậu Lê là Nguyễn Cam sau khi chạy sang Ai Lao, được quốc vương Ai Lao ủng hộ, nhưng thấy từng nghĩa quân mạnh hơn mình bị đánh bại, Nguyễn Cam ý thức được muốn với nhà Mạc, phải giương cờ hiệu nhà Lê, vì thế phái người vào trong nước liên hệ hậu nhân tông thất nhà Lê. Ông ta cũng biết bằng vào đú chưa đủ, liền phái sứ thân sang Bắc Kinh, xin vương sư phục quốc. *** Mình gọi là Nguyễn Kim, bên TQ gọi Nguyễn Cam, Nguyễn Kiềm..
Khi đó Gia Tĩnh còn là một thanh niên nhiệt huyết, phái binh bộ thượng thư xuất chinh, mười vạn đại quân thốn tính Trấn Nam quan, truyền hịch An Nam, với thế quyết diệt nhà Mạc.
Thấy đại quân áp sát viên cảnh, Mạc Đăng Dung đứng ngồi không yên, suy nghĩ mãi rồi hàng.
Mao Bá Ôn phi báo triều đình, Gia Tĩnh đế cao hứng ban chiếu thư, đổi nước An Nam, thành An Nam đô thống sứ ti, nhập vào bản đồ Đại Minh. Mạc Đăng Dung chẳng hề bận tâm, còn thản nhiên tự xưng đô thống sứ, bị rất nhiều người An Nam phỉ nhổ sau lưng.
Ở phía nam hậu nhân họ Lê được nhiều cựu thần ủng hộ, một lòng trung thành, bên lên bên xuống, lúc này Mạc Đăng Dung qua đời, Nguyễn Cam nhân cơ hội bắc phạt, một dạo tình thế rất tốt, nhưng sau đó Nguyễn Cam bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết. Bắc phạt phải ngừng hai bên chia nhau ra hình thành cục diện nam bắc triều.
Sau khi Nguyễn Cam qua đời, Trịnh Kiểm nắm quyền quân chính nhà Lê, hai bên có công có thủ, song tổng thế nhà Lê chiếm ưu thế.
Có điều năm Long Khánh thứ hai, Trịnh Kiểm qua đời, con trai tranh quyền đoạt lợi, nhiều trọng thần nhà Lê thấy thế hàng nhà Mạc. Mạc Kính Điển xuất lĩnh mười vạn đại quân nam chinh, tướng nhà Lê hàng liên tục, tình thế nhà Mạc rất tốt.
Đúng lúc này nhà Mạc lại có quyết định ngu xuẩn, bị Vi Ngân Báo cổ động, vua Mạc là Mạc Mậu Hiệp phái ba vạn quân cùng chống quân Minh.
Đáng lý nhà Mạc luôn tôn phụng Đại Minh không nên xen vào vũng nước đục này, nhưng Mạc Mậu Hiệp có tính toán của mình. Khi hắn lên ngôi có Khiêm vương Mạc Kính Điền chủ chỉ quân sự, Ứng vương Mạc Đôn chủ trì nội chính, hai vị này là con Mạc thái tông, Mạc Mậu Hiệp phải gọi là Nhị gia gia, Tam gia gia. Khỏi nói cũng biết hai vị gia gia không coi ấu chúa ra gì.
Mạc Mậu Hiệp từ nhỏ sống dưới bóng hai vị gia gia, nhất là Mạc Kính Điển làm thống soái thảo phạt nhà Lê, sắp thu được thắng lợi toàn diện. Điều này làm vị vua trẻ rất lo, chuẩn xác là mẫu hậu của hắn rất lo, vì thế hai mẹ con hợp kế, nếu như có thể chiếm một mảnh đất khác bằng với An Nam thì có thể lập nên uy vọng, không tới mức bị Mạc Kính Điển cướp mất hoàng vị, vì thế không ngờ giấu hai vị gia gia, ký quốc thư với Vi Ngân Báo.