Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 931: Phiên ly (1)



Lúc này ở trên biển khơi sóng nước bập bềnh, một hạm đội hơn ba trăm chiến thuyền, cột buồm dày đặc như rừng, cánh buồm trắng như mây, với khí thế nuốt chửng sơn hà thuận theo dòng hải chiều mùa đông, tiến về phía nam.

Chỉ mười mấy năm Đại Minh từ một quốc gia đóng kín không có một mảnh ván ra khơi , phát triển được lực lượng hải quân cường thịnh, theo kịp thời Trịnh Hòa ra biển, nền móng quốc lực cường đại đó, thực sự bất kỳ một quốc gia thời đó cũng khó theo kịp.

Đứng trên kỳ hạm, nhìn xung quanh buồm phủ kín mặt trời, hạm đội hùng mạnh như thế theo mình lập nên tương lai mới cho Hoa Hạ, lịch sử, lại một lần nữa do đích thân ta viết. Điều này làm Thẩm Mặc khó không sinh ra hào tình, đem buồn bã từ khi rời thảo nguyên đến nay quét sạch.

- Gió biển lớn thế này, không thể đến đúng giờ rồi.
Ngô Bách Bằng ở bên cạnh trầm giọng nói:

Thẩm Mặc gật đầu không nói, một lúc lâu sau mới nhìn đồng hương hỏi:
- Nghiêu Sơn huynh, huynh có ý kiến gì về lần viễn chinh này không?

- Ha ha ha, làm người ta kích động vạn phần, có thể sánh với chuyến đi Tây Dương thời Thành tổ rồi.

Thẩm Mặc mỉm cười hỏi:
- Nói tới chuyến đi Tây Dương, huynh thấy việc phế bỏ nó thế nào?

Ngô Bách Bằng xuất thân đông nam, nhạy bén ham học, lại ở Quang Đông mười năm, Thẩm Mặc rất muốn nghe quan niệm của hắn ra sao?

- Từ nhỏ hạ quan được nghe chuyện Trịnh Hòa đi Tây Dương, Vĩnh Lạc thịnh thế thật khiến lòng người khao khát, nhưng đám lão nho lại nói, đóng bảo thuyền đi xa, khoét rỗng tài chính, quốc gia chẳng lợi gì.
Ngô Bách Bằng nói tới đó cười nhạo:
- Kỳ thực nguyên nhân thực sự là Trịnh Hòa cho bọn họ biết thế giới rộng mênh mông vô cùng, lớn tới mức làm bọn họ sợ hãi, sợ tâm luận trung quốc bị lật nhào, sợ Đại Minh không còn là trung tâm thế giới nữa. Cho nên bọn chúng không cho ra biển, bến quan tỏa cảng, rúc vào một xó tiếp tục ôm cái mộng thiên triều thượng quốc ...

Ngô Bách Bằng sớm biết Đại Minh chỉ là một phần nhỏ của thế giới mà thôi, làm hắn cực kỳ phẫn hận đám tiền bối bưng tai trộm chuông, không chỉ biến bản thân thành kẻ ngu xuẩn, mà khiến con cháu đời sau ngu xuẩn theo.

- Cũng đừng trách cổ nhân.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Đại Minh là quốc gia lục địa truyền thống, vì lục địa làm người ta cảm thấy an toàn, thà bỏ hơn trăm năm xây dựng Vạn lý trường thành, chứ không dấn thân ra hải dương.

- Thay đổi quan niệm cần một quá trình, chúng ta cho phép cổ nhân phạm sai lầm.
Thẩm Mặc nhìn nhìn biển xanh bao la, giọng kiên định:
- Nhưng phương tây đã tiến vào thời đại hàng hài hơn trăm năm, phân chia thế giới, đời này chúng ta không được phạm sai lầm nữa, phải thay đổi nhận thức của mọi người về hải dương. Trịnh Hòa từng nói "muốn quốc gia giàu mạnh, không thể bỏ qua hải dương".

- Đáng tiếc người có nhãn quan chiến lược như Trịnh Hòa dù sao cũng rất ít, triều đình chẳng những rút khỏi Đông Nam Á, mà còn trấn áp những tập đoàn Hoa thương lớn, phá hỏng mạng lưới thương nghiệp lập nên từ thời Tống Nguyên.
Trịnh Nhược Tằng mặc nho bào, hai mai hoa râm xuất hiện bên cạnh hai người, tiếp lời Thẩm Mặc:
- Thực ra Hoa Hạ cũng không phải thiếu truyền thống hải dương, từ thời Đường Tống đã lập nên con đường tơ lụa nối từ Ba Tư tới Tuyền Châu, Hoa thương trải khắp Nam Dương và Tây Dương. Tiếp đó là Trịnh Hòa sang Tây Dương.

- Khi đó thời đại thương nhân Ba Tư lũng đoạn mậu dịch Tây Dương đã qua, Phật Lãng Cơ thì trăm năm sau mới tới, nói cách khác, Đại Minh ta có cả trăm năm khống chế tuyến đường biển Ấn Độ Dương, nhưng tất cả điều thuận tự nhiên đó đều bị tan thành bong bóng... Khi Trịnh Hòa kết thúc viễn chinh chưa tới trăm năm người Phật Lãng Cơ đã tới xâm lấn phạm vi thế lực của chúng ta ...
Nhắc tới lịch sử, Trịnh Nhược Tằng bùi ngùi vô hạn:
- Tới năm Chính Đức thứ năm bọn họ hoàn thành chiếm lĩnh bờ biển tây nam Ấn Độ, năm sau đó chiếm lĩnh Mã Lục Giáp, thôn tính Tích Lang, tới đây Ấn Độ Dương hoàn toàn thành địa bàn của người Phật Lãng Cơ.

- Trước tình hình đó, triều đình chúng ta tỏ ra rất yếu đuối, Mã Lục Giáp thất thủ chỉ ban một chiếu thư lệnh người Phật Lãng Cơ rút lui, vì ở Ấn Độ Dương đã không còn một binh một tốt của Đại Minh nữa.
Trịnh Nhược Tằng đau đớn nói:
- Thế lực của chúng ta bị đuổi khỏi Ấn Độ Dương, làm cư dân đương địa bị thống trị áp bức tàn khốc, Đại Minh chẳng những không thực thi trách nhiệm của người bảo hộ, hơn nữa mất đi lá chắn quân sự trên biển và con đường mậu dịch, ngay quốc phòng và mậu dịch bản thân cũng bị uy hiếp.

- Ấn Độ Dương đã mất, tương lai nhất định phải đoạt lại, nhưng giờ thời cơ chưa chín muồi. Dù chúng ta nay đã khác xưa, nhưng đồng thời thành kẻ thù của hai đại bá chủ không phải là hành vi của kẻ trí.
Sau một hồi phê bình nghiêm khắc, Trịnh Nhược Tằng mệt, Thẩm Mặc nói:
- Việc cấp bách hiện nay là giữ vững Nam Dương đã, nơi đây có là đường hàng hải thông đông tây, có cửa cảng tốt, có thành thị giàu có, hoàn toàn có thể chống đỡ cho nhiệm vụ phòng bị và tiếp tế của một hạm đội hải quân mạnh.

- Ngoài ra Nam Dương sản vật phong thú, nhất là gạo và Tích Thạch nhập khẩu từ Nam Dượng là tối quan trọng với Đại Minh, gạo thì cung cấp nguồn lương thực cho Mân Việt, Tích Thạch nguyên liệu chế tạo tiền đồng. Về điều này Ngô bộ đường khắc có cảm thụ rất sâu.
Trịnh Nhược Tằng cười nói.

- Ha ha ha, Mân Việt nhiều núi ít đất xưa nay không thể tự cung tự cấp.
Ngô Bách Bằng gật đầu:
- Những nơi này ăn gạo Nam Dương đã có vài trăm năm lịch sử rồi.

- Nhưng từ năm Gia Tĩnh kháng Oa, chúng ta không chú ý tới Nam Dương nữa, An Nam, Miễn Điện, Xiêm La những cường quốc Trung Nam này lại thôn tĩnh hỗn chiến với nhau, khiến kẻ khác dễ thừa cơ, gây bất lợi cho sự thống trị của Đại Minh.
Thẩm Mặc nghiêm mặt nói:
- Trật tự Nam Dương quan trọng là ở bán đảo Trung Nam, hiện giờ Đại Minh chỉ còn cái hư danh tông chủ, quan hệ với tông phiên đã cực kỳ yếu ớt.

- Đúng thế.
Ngô Bách Bằng là người rất trí tuệ, nghe Thẩm Mặc và Trịnh Nhược Tằng kiên nhẫn giới thiệu, liền hiểu nhiệm vụ của mình.

- Chuyện này ta và Cao lão, Trương lão trao đổi nhiều lần rồi, cho nên lần này chúng ta xuất chinh Nam Dương là để dựng lại thiên uy Đại Minh, khôi phục trật tự Trung Nam.
Thẩm Mặc nói từng chữ một:
- Vì mục đích này, chúng ta sẽ trú quân tại Trung Nam , đồng thời lập phủ kinh lược Nam Dương .. Tình hình ở đây rất phức tạp, mâu thuẫn quốc gia trùng trùng, các cường quốc như An Nam và Miễn Điện đều đầy hùng tâm, chuyện này khó như lên trời, thế nào, Ngô bộ đường có hứng thú khiêu chiến không?

Ngô Bách Bằng gật đầu mạnh mẽ:
- Hạ quan sẵn sàng làm chức kinh lược Nam Dương này.

Lúc này gió dừng, mặt biển khôi phục yên tĩnh, Hiện càng đã ở trong tầm mắt ...

~~~~~~~

Mặc dù quần thần nhà Lê có chuẩn bị tâm lý với uy thế của quân đội thiên triều, nhưng nhìn hạm đội khổng lồ dàng hàng ngang, trước sau hỗ trợ nhau, như một dãy núi hiện lên giữ biển, vẫn hoảng hết cả hồn.

Tới ngay cả Trịnh Tùng cũng sợ đến tái mặt, cảm giác nhỏ bé yếu ớt làm sự tự tin của hắn bị đả kích lớn, lần đầu tiên trong đời hắn cảm thấy mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

May mà tới lúc đội chiến hạm kia thực sự tới nơi còn mất một thời gian, đủ cho các quần thần khôi phục trấn tĩnh, Thiên cổ đế bất an nói:
- Ta nên thay vương phục vậy ...

An Nam theo trào lưu của Trung Nguyên, quân chủ tất nhiên mặc màu vàng. Dù ở Đại Minh lễ nhạc đi xuống, hiện tượng vượt quyền hết sức nghiêm trọng, màu vàng thuộc về đế vương có thể công khai mặc ra đường, chỉ cần đừng thêu ngũ trảo kim long là được. Mặc dù nghĩ đại quan thiêu triều sẽ chẳng thấy lạ nữa, hiện giờ áp lực lớn , Thiên cổ đế lo bị đối phương không vui.

***
Bán đảo Trung Nam là theo cách gọi của người TQ, vì nằm ở phía nam TQ, tức là Đông Dương.