Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 99: Đào ngu thần (3)



Ba người chảo hỏi nhau xong, Đào Đại Lâm và Thẩm Mặc lại hành lễ với Ngô Đoái, Ngô Quân Trạch liền ký tên ấn tay trên hồ sơ của hai người họ, chính thức trở thành người đảm bảo của hai vị hậu học, hai vị đồng sinh cũng hoàn thành báo danh thi huyện.

Kỳ thực chiếu theo quy tắc làm việc của nha môn là phải nộp tiền, báo danh chắc chắn phải có phí, ví dụ như hồ sơ mười tám đồng, phù phiếu hai mươi đồng, sau khi báo danh xong còn phải quyên góp 108 đồng. Có điều hai người họ là hồng nhân trước mặt huyện thái gia, đương nhiên chi phí hoàn toàn được miễn.

Làm xong hết những việc này, huyện lệnh đại nhân lại nói với bọn họ, mười lăm tháng sau là ngày lành hoàng đạo, bản quan phụng lệnh tổ chức thi huyện vào ngày đó. Lại khích lệ hai người Thẩm Mặc một phen, bảo bọn họ dốc lòng đọc sách, không thể có chút lơ là nào.

Thấy đại nhân đã nói tới lời kết, mọi người đứng dậy cáo từ, Lý huyện lệnh vuốt râu gật đầu, nhưng lại giữ Thẩm Mặc ở lại một mình.

Đợi khi trong phòng chỉ còn lại hai người họ, Lý huyện lệnh cười áy náy nói:
- Chuyết Ngôn này, chuyện ban đầu ta đáp ứng với ngươi, có chút rắc rồi.

Thẩm Mặc đã đoán được ba phần, nhưng không tranh cái sự thông minh này, làm ra vẻ hồ đồ hỏi:
- Đại nhân đang nói chuyện gì?

- Thì chính chuyện đứng đầu thi huyện trước kia hứa với ngươi đó.
Lý huyện lệnh rất xấu hổ nói:
- Hiện giờ không thể chắc chắn như thế rồi.

Thẩm Mặc lúc này mới tỏ vẻ vỡ lẽ, khẽ hỏi:
- Phải chăng vì Đào học huynh.

- Đúng thế, vốn chuyện này dễ như trở bàn tay.
Lý huyện lệnh gật mạnh đầu:
- Nhưng không ngờ ngươi lại thi cùng năm với Ngu thần đồng, chuyện này có chút khó khăn... Sư phụ của hắn là La Niện Am tiên sinh, cũng là sư phụ của đề học Giang Chiết chúng ta, Tôn đề học sớm đã tuyên bố, tiểu tam nguyên chính là vật trong túi của sư đệ ông ta...

Thẩm Mặc nghe thế thì cau mày hỏi:
- Ý đại nhân là Đào học huynh đã chắc chắn đỗ tiểu tam nguyên.

- Cũng không phải như vậy.
Lý huyện lệnh thấy dáng vẻ khẩn trương của y, không khỏi lắc đầu, cười nói:
- La tiên sinh là Trạng Nguyên, Tôn đề học là Bảng Nhãn, người ta đều có ngạo cốt, hơn nữa học vấn của Ngu Thần rất tốt, hiện giờ lão theo sư phụ trạng nguyên học năm năm, đương nhiên muốn đường đường chính chính đỗ đầu rồi.

- Ý của tiên sinh là?

- Ý của ta là tới khi đó đề học đại nhân sẽ đích thân tới giám sát trường thi, cho nên ta không thể giúp ngươi.
Lý huyện lệnh cười:
- Có điều cũng không cần phải quá lo, nếu như đúng là ngươi thi tốt hơn Ngu Thần, ra sẽ ra sức tranh đấu cho ngươi.

- Tạ ơn tiên sinh.
Thẩm Mặc cung kính nói.

.... ....

Kể ra thì dài, không kể thì ngắn, chớp mắt một cái là tới ngày thống nhất khảo thí châu huyện trên toàn quốc rồi.

Đối với nhà có khảo sinh mà nói, đây là đại sự hàng đầu, thân thích đều sẽ tới tặng lễ. Thẩm gia có hơn mười khảo sinh ứng khảo, càng bày bàn tiệc lớn, tiễn chân khảo sinh. Đương nhiên phải trước khảo thí một ngày rồi.

Buổi trưa ngày mười bốn, Thẩm gia tổng cộn bày mười sáu bàn tiệc, quy mô không hề kém việc cưới chay ma hỏi của nhà bình thường. Thân thích bằng hữu lần lượt chúc mừng, chúc khảo sinh ngày mai có thành tích tốt.

Lời chúc đương nhiên là tốt đẹp, thế nhưng trong lòng Thẩm lão gia thì biết, muốn thi được thành tích tốt, thì phải đem hi vọng đặt lên người Thẩm Mặc và Thẩm Tương. Nhất là Thẩm Mặc, đó chính là môn sinh đắc ý mà đệ đệ của ông ta chưa bao giờ tùy tiện khen ai, thường thường còn lén khoe khoang ở chỗ riêng tư.

Cho nên Thẩm lão gia làm chuyện chưa từng có, đích thân tới Bảo Hữu Kiều đón Thẩm Mặc về nhà, để Thẩm Mặc và Thẩm Tương một trái một phải ngồi bên mình, chín khảo sinh khác ngồi ở bàn tiệc chính.

Trên tiệc rượu tất nhiên không thể thiếu nói về lịch sử gia tộc, Thẩm lão gia mặt đầy tự hào hồi tưởng:
- Thẩm gia ta thi thư gia truyền, người thành công trong học tập không sao kể hết, từ tiên tổ Thẩm Thân Vu vào năm Bảo Nguyên thời Tống, trúng tiến sĩ cho tới nay đã năm trăm năm, trong gia phổ tra cứu được có ba mươi bảy vị tiến sĩ, cử nhân lên tới một trăm tám mươi vị, còn về tù tài lẫm sinh đếm không xuể.

Thẩm Mặc thẩm nhủ :" Quả nhiên là gia tộc hào hùng có lịch sử anh dũng."

Tiếp theo đó là những lời các ngươi thi cho tốt, duy trì truyền thông, phát dương vinh quang tổ tiên v..v..v.. Đợi Thẩm lão gia nói xong liền bắt đầu đốt pháo, trong tiếng pháo đúng đoàng mọi người cùng nâng chén chúc khảo sinh có được thành tích tốt, thế là yến tiệc diễn ra linh đình, náo nhiệt vô cùng.

Nhưng đám Thẩm Mặc vì ngày mai phải khảo thi, cho nên bị nghiêm cấm uống rượu, nghiên cấm ăn thịt nhiều mỡ, nghiêm cấm ăn tôm sống sò sống. Chỉ đành một bên cắn từng miếng rau xanh đậu hũ, nhìn người khác thống khoái xé thịt nốc rượu, trong lòng không khỏi sinh ra nghi vấn :" Rốt cuộc các người tới chúc mừng hay tới chơi đểu chúng tôi đấy?"

Đợi tới hôm sau xuất phát thì khung cảnh càng thêm long trọng, mặc dù thời gian vào trường thi cực sớm, nhưng những thân thích hôm qua đánh chén no say vẫn cứ đêm hôm vất vả tới tiến chân, tranh nhau cầm đồ cho bọn họ, trên đường đi còn nói những lời cát tường, ví dụ khi đồ rơi xuống đất, không được nói là rớt xuống đất mà phải nói là đậu đất ... Quả nhiên là ăn của người ta phải nói cho người ta.

Không chỉ Thẩm gia, mà toàn bộ thành Thiệu Hưng, phàm là nhà ai có khảo sinh đều như thế, khắp đường đều là đoàn tiễn chân hoặc dài hoặc ngắn, còn có nhiều người xem náo nhiệt cũng dậy từ canh năm, cười hì hả theo sau.

Đại đa số khảo sinh rất xấu hổ, bẽn lẽn như cô dâu mới, né tránh ánh mắt của mọi người, chỉ có hai tên Thẩm Mặc và Thẩm Sinh là chẳng thấy gì, nghênh ngang đi trên cùng đội ngũ.

Hai người bọn họ giống tất cả các khảo sinh khác, đều đội mũ ô sa, mặc quan phục, chỉ là trên quan phục không có hoa văn, có thể phân biệt được với quan viên thật sự. Đó là quan y khi khảo sinh đi thi, phải mặc theo đúng quy định, nếu không thì không được vào trường thi. Cũng có người nhà nghèo không mua nổi quan y, liền cắm hai cái lông ngỗng nhuộm đen ở sau mũ, giả làm ô sa, cũng có thể được vào trường thi.

Vỗ vỗ quan y mới tinh trên người, Thẩm Kinh cười hăng hắc:
- Đây là lần đầu tiên ta mặc quan phục.
Nói xong lại than thở:
- Không khéo cũng là lần cuối cùng.

Thẩm Mặc khẽ lắc đầu:
- Chuyện là do người làm.
Rồi không nói nữa đi về phía trước.

Thẩm Kinh nhìn ra được y nói thực lòng.

Một đoàn người náo nhiệt đi tới con đường trước huyện học, binh lính canh phòng nghiêm ngặt ngăn người tiễn chân lại ở đầu đường, khảo sinh lần lượt lấy khảo bài ra, nhận lấy giỏ đựng bút mực cùng với chút đồ ăn, nói đuôi nhau đi vào trong.

Đằng sau là những tiếng dặn dò chúc phúc ... Những tiếng nói đó trải qua gần nghìn năm, cho tới ngày nay vẫn còn vang vọng.

*** Mình dịch là khảo sinh mà không dịch thí sinh và có quan chủ khảo, khảo quan, khảo thí ..v..v..v.. Một đống khảo nên để cho nó đồng bộ.