Quan Sách

Chương 806: Phương lão tướng quân



Trong bảy quân khu lớn nhất của Trung Quốc, quân khu Việt Châu chiếm một vị trí trong số đó.

Giá trị chủ yếu của Quân khu Việt Châu là bảo đảm an toàn cho vùng biển phía nam Trung Quốc. Bảo vệ cửa biển phía nam Trung Quốc, quân khu bố trí hai quân đoàn chủ lực hai bên Trung Quốc, còn bao gồm một chuyên gia quân sự quân khu duyên hải, một chuyên gia võ thuật, tổng lực lượng quân binh lên tới trên hai mươi vạn người.

Trong bảng xếp hạng bảy quân khu lớn, vị trí của quân khu Việt Châu không cao, nhưng lực lượng đóng giữ của quân khu hầu như đều là đội hình tinh nhuệ nhất cả nước.

Mà trong số bảy quân khu lớn, quân khu Việt Châu từng tham chiến sau khi Trung Quốc thành lập, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến quân khu Việt Châu có thể đứng trong số bảy quân khu lớn.

Sĩ quan cao cấp họ Phương tới Việt Châu an dưỡng.

Điều này đã gây nên chấn động lớn cho cả hai mặt trận quân đội và chính trị.

Khi máy bay của vị sĩ quan già hạ cánh, ủy viên chính trị họ Tiêu của quân khu Việt Châu đã đích thân tới đón tiếp. Mà về phía chính phủ, chủ tịch tỉnh Lĩnh Nam Chu Tử Binh cũng đích thân tới sân bay.

Quân đội và chính phủ đều đã chọn được nơi để vị sĩ quan già họ Phương an dưỡng.

Cuối cùng vị sĩ quan già quyết định về biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ). Các cán bộ cao cấp của quân khu Việt Châu tươi cười rạng rỡ, ủy viên chính trị họ Tiêu lập tức về báo tổ chức buổi tiệc mừng khách, cũng để chúc mừng “thắng lợi” lần này.

Biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ) là một tòa biệt thự cũ của quân khu, trước đây từng là nơi ở của vị tổng tư lệnh nhiệm kì đầu tiên của Trung Quốc – thượng tướng Từ Hổ Bôn.

Về sau, thượng tướng Hồ qua đời, quân khu đã cải tạo lại biệt thự, chuyên dùng để tiếp đãi vị sĩ quan già họ Phương. Bệnh viện quân khu Việt Châu và Viện dưỡng lão cán bộ cao cấp của quân khu Việt Châu đều được xây dựng xung quanh biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), vì vậy một số vị lão tướng cũng rất thích sống tại biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ).

Đương nhiên, lão tướng Phương chọn biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ) cũng khiến mọi người thấy bất ngờ.

Bởi vì biệt thự Vân Sơn mà chính phủ tỉnh Lĩnh Nam chọn cho ông cũng có lịch sử vang dội.

Cả đời lão tướng Nhung Mã, tin phục nhất chính là một người trong số những người thành lập Nhà nước Cộng hòa – Bí thư Bưu Bính.

Ông Mã và lão sĩ quan Phương có quan hệ cấp trên cấp dưới hơn hai mươi năm.

Sau khi kiến quốc, ông Mã trở thành cán bộ chính trị, không được trao tặng quân hàm, ông trước sau đảm nhận các vị trí lãnh đạo quan trọng như Phó thủ tướng Quốc vụ viện và Phó chủ tịch nước.

Mà ông sau khi cách mạng văn hóa bùng nổ, bởi có liên quan nên bị điều đến Việt Châu.

Lúc đó ông sống tại biệt thự Vân Sơn.

Về sau cách mạng văn hóa kết thúc, Trung Quốc bắt đầu bình định trở lại, trung ương đã yêu cầu ông tái nhậm chức.

Lúc đó, ông Mã lại đề xuất nguyện vọng được ở lại Việt Châu với trung ương, mà sau cách mạng văn hóa ông cũng đảm nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Lĩnh Nam.

Chính sách cải cách mở cửa của tỉnh Lĩnh Nam, sớm nhất là do ông Mã đề xuất và chủ chương thi hành. Vì vậy, cũng định rằng ông cũng phải vang danh sử sách giống tên họ của mình vậy.

Ông Mã nghỉ hưu ở tuổi 88, sau này vẫn luôn sống tại biệt thự Vân Sơn, mãi cho tới khi ông qua đời.

Sau khi ông Mã qua đời, lão sĩ quan họ Phương vô cùng đau buồn, trước kia ông luôn khuyên ông Mã hãy quay về Bắc Kinh dưỡng già, nhưng lần nào ông Mã cũng nói Lĩnh Nam cần ông, vì vậy ông vẫn luôn ở lại Lĩnh Nam, cuối cùng qua đời tại Lĩnh Nam, chôn chất cũng tại Lĩnh Nam.

Không hề khoa trương mà nói, mấy chục năm cuối đời của lão tướng họ Mã đều cống hiến toàn bộ cho sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc, ông bằng những hành động thực tế đã cho Lĩnh Nam sự ủng hộ lớn nhất.

Trước khi ông Mã qua đời, lão sĩ quan họ Phương lúc đó vẫn trong nhiệm kì, vì vậy ông cũng thích về Lĩnh Nam.

Cùng với vị lãnh đạo già uống rượu tâm sự, lắng nghe những ý kiến và đề nghị của vị lãnh đạo già, tiếp thu hướng suy nghĩ mới mẻ của Lĩnh Nam, đều là những chuyện mà lão sĩ quan họ Phương vô cùng yêu thích.

Nhưng từ sau khi ông Mã qua đời, ông chưa từng quay lại Lĩnh Nam lấy một lần.

Không biết có bao người từng khuyên vị sĩ quan già, khuyên ông mùa đông tới Lĩnh Nam an dưỡng, ông đều từ chối cả.

Nhưng lần này, ông lại chủ động yêu cầu tới Lĩnh Nam, quả thực là nằm ngoài dự kiến của mọi người.

Mà khi mọi người đều cho rằng ông sẽ nghỉ lại biệt thự Vân Sơn, thì ông lại chọn ở lại biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), điều này cũng khiến mọi người phải chú ý.

Trần Kinh đương nhiên không biết chỉ vì vấn đề nơi ở của vị sĩ quan già, bên trong lại còn nhiều gút mắc như vậy.

Thông tin hắn nhận được là lão sĩ quan ở lại biệt thự Vân Sơn.

Nhưng khi hắn tới biệt thự Vân Sơn, lại được thông báo ông không an dưỡng tại biệt thự Vân Sơn, mà lại nghỉ lại ở biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ).

Hai biệt thực một bắc một nam, Trần Kinh muốn đi từ bắc xuống nam phải vượt qua cả tỉnh Lĩnh Nam.

Vì vậy, đến khi hắn tới được biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), thì đã quá mất thời gian mà hắn dự định.

Chẳng qua, may mà mấy ngày này lịch trình của lão sĩ quan không bận lắm, vì vậy hắn chỉ bỏ ra một chút công sức, đã được lính cần vụ dẫn vào khu biệt thự.

Biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ) nằm tại núi Hồng Diệp.

Núi Hồng Diệp nằm ở phía nam Việt Châu, núi không cao, nhưng dãy núi liên miên chập chùng, lại là bức tường thành tự nhiên của phía nam Việt Châu.

Từ phía quân sự mà nói, núi Hồng Diệp chính là vùng giao tranh quân sự.

Trước đây trong những năm chiến tranh, sức phòng vệ của núi Hồng Diệp vô cùng mạnh, cả tòa núi đều là công sự* vững chắc như xi măng cốt thép, cho dù là hiện nay, lái xe từ chân núi lên đi lên, có thể nhìn thấy rất nhiều hệ thống phòng vệ được xây dựng từ thời chiến.

Mà cả dãy núi Hồng Diệp đều là cấm địa quân sự.

Gần biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ) bắt đầu có trạm gác, trước đây Trần Kinh rất ít khi giao thiệp với quân đội.

Mà lần này, cuối cùng hắn cũng biết thế nào là phòng vệ nghiêm ngặt, Trần Kinh có thể cảm nhận được.

Vị sĩ quan già sau khi vào ở tại biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), khu biệt thự chắc chắn đã được tăng cường cảnh giác, bày binh như vậy trong thời bình thực sự rất hiếm thấy, nhìn từ một bên cũng có thể thấy quân khu Việt Châu coi trọng lần viếng thăm này của vị sĩ quan như thế nào.

Nhưng sau khi vừa vào phạm vi biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), thế giới bên ngoài dường như đã bị cánh cổng nhốt cả lại ngoài đó.

Diện tích tòa biệt thự vô cùng rộng, nhìn không tới được nơi tận cùng.

Biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), ý nghĩa giống như tên gọi, điểm thu hút nhất của khu biệt thự này chính là những cây phong Hồng Diệp (Lá Đỏ).

Phía ngoài khu biệt thự được bao quanh bởi hàng cây phong đỏ, bên trong khu biệt thự, lại càng nhiều cây cổ thụ mọc dày đặc.

Những cây phong đỏ cao lớn đẹp như ráng chiều, một lối đi ở giữa, hai bên là hai hàng phong đỏ đứng sừng sững, cảnh trí nơi đây giống như tranh vẽ vậy.

Có thể tìm thấy tại đô thị lớn Việt Châu này một chốn bồng lai tiên cảnh như vậy, quả thực là quá khó. Biệt thự Hồng Diệp (Lá Đỏ), quả thực là danh bất hư truyền!



Khi Trần Kinh gặp vị sĩ quan họ Phương, ông đang dưỡng bệnh.

Ông mới vừa tới Lĩnh Nam, chưa thích nghi được với khí hậu, thêm vào đó gần đây có rất nhiều người qua thăm, khiến ông thấy hơi mệt, hai ngày nay ông lại bị cảm lạnh.

Lúc Trần Kinh bước vào cửa, liền nhìn thấy ông đang nằm trên giường truyền nước biển.

Cũng gần một năm rồi không gặp vị sĩ quan già, Trần Kinh cảm thấy rõ rằng cơ thể vị sĩ quan già đã yếu hơn trước, những nếp nhăn trên gương mặt cũng đậm hơn.

Lão sĩ quan dường như không nhận ra Trần Kinh đã vào phòng.

Đầu giường ông đặt một cuốn sách, ông cầm lên một quyển sách, chuẩn bị lấy ra đọc.

Trần Kinh liền gọi một câu:
- Ông ơi!

Lão sĩ quan bất giác ngẩng đầu, nhìn Trần Kinh rất lâu, rồi bỗng nhiên mỉm cười, giống như một đứa trẻ ngây ngô.

- Vốn định đợi con cùng ăn cơm cơ, con tới muộn rồi! Giờ cơm đã qua rồi, con phải chịu đói thôi!

Trần Kinh vội giải thích lí do tới trễ cho ông, sau đó nói:
- Ông à, con không đói, bữa sáng ăn rất no rồi!

Ông cụ chỉ vào sô pha, lính cần vụ nhanh chóng mang tới cho Trần Kinh một ly trà xanh.

Trần Kinh lại không ngồi lên sô pha, mà tìm một chiếc ghế, tới ngồi cạnh giường ông cụ. Đúng vào lúc hắn định mở lời,

Ông cụ liền nói trước:
- Ta chẳng có gì đáng ngại cả, chỉ là cảm nhẹ thôi, cũng khiến bao nhiêu người lo lắng!

Ông ngừng một lúc, lắc đầu nói tiếp:
- Già mà không chết là kẻ trộm, bây giờ ta hiểu câu này lắm. Đầu ta mới chỉ hơi nóng một chút, đã làm đảo lộn sinh hoạt và công việc của rất nhiều người. Ngay cả con cũng phải chạy từ Hải Sơn tới thăm ông già hom hem này, haiz!

Có lẽ là do xung quanh không còn ai khác, lão sĩ quan nói chuyện rất thoải mái, không hề có ự nghiêm khắc và uy nghiêm của ông như trước kia.

Thậm chí Trần Kinh còn cảm thấy, ông cụ bên cạnh mình chẳng qua cũng chỉ là một ông cụ bình thường, vừa bị ốm là đã có các con các cháu tới thăm nom, một ông cụ thích ngồi tán gẫu với con cháu.

Ông cụ đưa tay ra, Trần Kinh theo bản năng cũng đưa tay nắm lấy bàn tay ông, ngón tay ông có chút lạnh, bởi vì già yếu, bàn tay của ông cụ thô ráp.

Trần Kinh nhéo nhéo, ông cụ cười nói:
- Nhéo cái gì mà nhéo? Mười năm nữa, ngươi cũng chẳng có cơ hội nắm thay ta nữa đâu! Tên tiểu tử yếu ớt nhà ngươi, ta một tay cũng có thể bóp nát!

Trần Kinh xấu hổ cười, buông tay.

Ông cụ lắc đầu rồi nói tiếp:
- Năm tháng đúng là không buông tha ai, lúc này khôg chịu thua tuổi già cũng không được!
Ông lại chuyển lời nói với Trần Kinh:
- Tiểu Kinh, nghe nói con ở Lĩnh Nam công tác rất tốt, làm tốt lắm, ta rất vui! Khôg hề dựa vào bất kì mối quan hệ nào, chỉ dựa vào sức mình tiến lên, cũng có thể đi một đoạn đường, sự thực đã chứng minh hoàn toàn có thể vượt qua được!

- Trước đây chúng ta từ xã hội cũ đi lên, từ cũ đến mới, phá bỏ cái cũ xây dựng cái mới, năm đó điều kiện làm gì được như bây giờ? Càng không thể nói đến dựa dẫm vào ai!

Trần Kinh đáp:
- Ông à, công tác của con vẫn chưa đủ tốt, nhất là ở mặt tạo dựng một số mối quan hệ. Con với một số đồng chí trong khu vực có quan hệ khá căng thẳng…

Ông cụ đưa tay lên khoát khoát, rồi cười đáp:

- Chuyện này ta cũng không giúp được con. Ta còn không bằng con ấy chứ. Năm đó khi quân đoàn tới điểm tập hợp dân tộc thiểu số, trung ương muốn ta giảng về chính sách, không được để chia rẽ đoàn kết dân tộc. Lúc đó, ta quả thực đã bị đám người đó bắn lén cho phát sợ. Chính sách cái con mẹ nhà hắn, súng máy của ta chính là chính sách.

Sau đó ta bị dính vào chuyện này tới tận cuối cùng. Về sau những việc liên quan tới chính sách như thế này, ta đều trốn xa.

Ông tặc lưỡi, rồi nói tiếp:
- Ta sẽ giương cao súng trong trận chiến, dẫn quân giao chiến, tất cả những trò tiêu khiển khác đều không biết. Bây giờ không phải đánh nhau nữa, ta đã để không mấy chục năm rồi, đã trở thành một lão già quá quắt rồi, ha ha!

Nói đến phần sau, ông chợt cười vui vẻ, dường như là tự giễu, nhưng lại cười đến hào khí ngất trời.

Trần Kinh cũng bất giác cười theo.

Hắn chợt cảm thấy lần gặp mặt hôm nay ấm áp như vậy, bản sắc anh hùng của ông cụ, lời nói thẳng thắng dứt khoát, nói về những chuyện của năm đó, êm ái như kể lại câu chuyện xưa cũ, khiến người ta cảm thấy vô cùng thân thuộc.

- Con người có nhược điểm, khuyết điểm cũng không sao, cái chính là phải có điểm tốt!
Ông cụ lại nói, ông nhìn về phía Trần Kinh, hai tròng mắt sâu không thấy đáy.
- Cháu vừa có nhược điểm vừa có ưu điểm, có thể bỏ qua sự trợ giúp của người khác, tự mình phát triển mới chính là ưu điểm.

- Có một số tranh luận, thậm chí còn có một số tin đồn và vu khống, đều phải cho qua! Làm việc lấy đâu ra nhiều kiêng kị tới vậy, cấm kị cái này cấm kị cái kia, chuyện gì cũng làm không ra sao cả, lại không thể rút lui, đây chính là năng lực của kẻ bình thường.

Vương Như Ca của vương triều nhà họ Tương là một kẻ bình thường, con bê này, tài cán nỗi gì ở trường sĩ quan Hoàng Phố.

Ông ta đẫn đầu đội quân trung ương, ta chỉ là một sĩ quan độc lập. Bị ta đánh cho chạy thục mạng, cũng giống như đuổi một đám heo. Vì là một đàn heo, ta lãnh đạo cả mấy vạn cái đầu heo, cũng không cảm thấy sợ…

(còn nữa)

DG: Du Lạc Tiểu ^^