Đề bạt cán bộ có thể lựa chọn hai hình thức: tự ứng cử và lãnh đạo đề cử, trong hệ thống tuyển chọn và phân công cán bộ của Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Phòng Sơn, không thể thiếu một trong hai hình thức này.
An Tại Đào lại tung ra một quả "bom tấn" được giới truyền thông Phòng Sơn nhộn nhịp đưa tin, tuy hai hình thức lựa chọn cán bộ này vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị đưa ra làm thí điểm, nhưng vẫn khiến cho dư luận trong nước hết sức chú ý.
Dư luận có khen có chê, nhưng người khen vẫn chiếm đa số. Rất nhiều người cho rằng, đây là biểu hiện của một Bí thư Thành uỷ có dũng khí thực hiện tự giới hạn quyền lực của mình, bởi vì bất kể công khai tuyển chọn, tự ứng cử hay lãnh đạo đề cử đều liên quan mật thiết với chế độ và cơ chế.
Cũng có người nghi ngờ nói, hành động của An Tại Đào chỉ là vẽ vời, bất kể là công khai tuyển chọn cán bộ hay ứng cử, đề cử này nọ đều là thủ đoạn lấy lòng mọi người, căn bản là không thể trở thành quy chế thực tế và không phù hợp với tình hình chính trị trong nước. Cũng có người chỉ trích kich liệt: "Trong xã hội văn minh dân chủ hôm nay, không ngờ có cán bộ lãnh đạo muốn sử dụng cách quản lý dưới thời phong kiến, thật hoang đường!"
Nhưng đa số nồng nhiệt ủng hộ An Tại Đào, mấy ngày liền, phần đông giới truyền thông đều "phong" cho An Tại Đào danh hiệu đầy hào quang, nào là "Bí thư cải cách", nào là "Bí thưThành uỷ cấp tiến nhất trong lịch sử" vân vân…
Trong một thời gianngắn, một Bí thư Thành uỷ liên tục xuất hiện trên bài viết của các cơ quan truyền thông lớn, tạo ra sự tranh luận mạnh mẽ về vấn đề cải cách thể chế tuyển chọn cán bộ, điều này là vô cùng hiếm thấy. Hiển nhiên, An Tại Đào lại được các lãnh đạo cao cấp của Trung ương chú ý.
Ngày 2 tháng 4, trong hội nghị nghiên cứu và thảo luận về công tác tổ chức cán bộ, Uỷ viên Trung ương Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mạnh Kế Khôn phát biểu với đề tài "Cơ chế tăng cường và hoàn thiện việc tuyển chọn, phân công cán bộ trong thời kỳ mới". Mạnh Kế Khôn đã nhắc đến vấn đề "Cải cách cơ chế tuyển chọn cán bộ" của thành phố Phòng Sơn, có sự khẳng định nhất định đối với sự thí điểm cải cách của thành phố Phòng Sơn.
Nagỳ 3 tháng 4, An Tại Đào nhận được lời mời phỏng vấn của đài truyền hình CCTV. Đương nhiên An Tại Đào không từ chối. Tuyên truyền rộng rãi trong dư luận càng củng cố thành quả cải cách của hắn, rốt cuộc càng đẩy mạnh cái cách, từ trước đến nay, hắn luôn coi trọng công tác tuyên truyền.
Ngày 7 tháng 4, chương trình "Tiêu điểm" của CCTV phát tiết mục đặc biệt: "Bí thư tự hạn chế quyền lực". Tuy An Tại Đào không bảo văn phòng Thành uỷ thông báo để cán bộ thành phố xem tiết mục này, nhưng đa số cán bộ cơ quan đều biết đêm đó đài truyền hình có phóng sự về An Tại Đào, cho nên, sau khi ăn cơm chiều, rất nhiều cán bộ thành phố đều bật ti vi sang kênh truyền hình CCTV.
7 giờ 40 phút tối, trên màn hình ti vi xuất hiện cảnh đường phố thành phố Phòng Sơn, đồng thời lời thuyết minh của người dẫn chương trình vang lên:
-Đây là một thành phố đặc thù phương Bắc, gần đây đã trở nên rất nổi tiếng vì thành phố này có một Chủ tịch thành phố kiêm Bí thư Thành uỷ sắc sảo và có tư tưởng cách tân, tên của vị lãnh đạo này là An Tại Đào.
Hiện giờ, An Tại Đào là nhân vật nổi bật trong ngoài tỉnh Đông Sơn. Ở trong mắt người hiểu rõ ngọn ngành, vị Bí thư này có tính cách phức tạp, là một người có tinh thần không ngừng cải cách nhưng lại là người thận trọng đắn đo; vốn xuất thân là phóng viên, ngòi bút của ông rất rõ ràng rành mạch, trình độ lý luận rất cao, lại không thích được gọi là học giả; tính tình ông ôn hoà, nhưng không dễ dàng tha thứ sai lầm của cấp dưới, từng mắng người như tát nước vào mặt; ông có chủ kiến, làm việc dứt khoát, nhanh gọn, quyết đoán, không thích lời thừa thãi, chán ghét xã giao, thậm chí hơi cô độc, rất ít khi xuất hiện công khai. Nói một cách đơn giản, ông là người có năng lực cải cách, một Bí thư Thành uỷ luôn không ngừng làm biến đổi quan trường của một thành phố phương bắc.
Ống kính máy quay chuyển cảnh, An Tại Đào xuất hiện, ngồi trên ghế sô-pha, đồng thời lời thuyết minh tiếp tục:
-Nhưng, ông tuyên bố mình không phải là người thuộc phái cấp tiến, những gì ông làm đều phù hợp với quy định, chính sách và yêu cầu của chế độ, đều trải qua những luận cứ đầy đủ và thăm dò thận trọng.
Tuy An Tại Đào không tự cho mình thuộc phái cách tân, nhưng trên thực tế, ông đang mưu cầu thay đổi thành phố này, thậm chí đất nước này, đặc biệt là về quan trường.
Ông đẩy mạnh việc công khai tuyển chọn cán bộ, đẩy mạnh việc ứng cử và đề cử, tăng cường sự giám sát của cộng đồng, thúc đẩy quản lý nhà nước công khai, thực hiện cải cách việc sử dụng xe công…Ông đề xướng đa dạng hoá cán bộ, đa nguyên hoá, cố gắng đề bạt cán bộ thích hợp với công tác… Từ nay về sau, ít nhất về mặt hình thức, muốn trở thành cán bộ ở thành phố này, ngoại trừ phải được Ban tổ chức cán bộ và lãnh đạo Thành uỷ tán thành, còn phải được đồng nghiệp và người dân bình thường bỏ phiếu.
Những việc làm này khơi lên những ý kiến tranh luận sôi nổi. Có người cảm thấy đây là sự khiêu khích đối với quy tắc ngầm trong quan trường, cũng có người nói, hàng loạt cải cách này, thực chất là Bí thư Thành uỷ tự giới hạn quyền lực của mình; có người lại cho rằng như thế mới là dân chủ.
Chương trình "Tiêu Điểm" này, ngoài phỏng vấn An Tại Đào, đài truyền hình còn phỏng vấn một số người dân và cán bộ Phòng Sơn, tóm lại là tuyên truyền chính diện, biểÂu Dương mạnh mẽ cách làm của thành phố. Nhưmg dư luận luôn có tính hai mặt, có một số cơ quan truyền thông nắm lấy cơ hội, tìm cách đầu cơ cho sự nổi tiếng của mình.
Ngày hôm sau, báo chiều Bắc Kinh đưa ra lời bình luận với quan điểm trái ngược "Bí thư Thành uỷ tự giới hạn quyền lực, đáng tin sao?"
"Nỗi lo đầu tiên của người viết là, hàng loạt cải cách của An Tại Đào sẽ chết yểu. Điều này có hai nguyên nhân, một là quy chế do ông đưa ra có thích ứng được với cơ chế, thứ hai, quan trọng hơn, đó là quán tính của quy tắc ngầm rất lớn, nếu người kế nhiệm không ủng hộ quy chế của ông, hoặc là một số người, vì tư lợi, rất dễ dàng phế bỏ quy chế do ông đặt ra, khiến cho quy tắc ngầm lại được hồi sinh mạnh mẽ.
Quy chế mà Bí thư An Tại Đào thực hiện tại Phòng Sơn, rõ ràng là có tinh thần cải cách. Nhưng điều mỉa mai là, quy chế này được tiến hành thông qua địa vị Bí thư Thành uỷ cứng rắn, mạnh mẽ của ông. Nói cách khác, việc đặt ra và thúc đẩy thực hiện quy chế mới vẫn mang sắc thái mệnh lệnh của người cai trị. Cải tạo thể chế quan trường, mà dựa vào đạo đức và sự tự giác cá biệt của lãnh đạo là không đáng tin cậy. Tất nhiên, cán bộ và nhân dân Phòng Sơn may mắn gặp được An Tại Đào, nhưng nếu An Tại Đào không phải là Bí thư tự hạn chế quyền mà ngược lại, là lạm quyền, thì tình hình sẽ thế nào?
Đương nhiên, dù sao cải cách vẫn cần có người đi tiên phong, theo ý nghĩa này mà nói, sự hăng hái cải cách quy chế dùng người đồng thời chủ động tự hạn chế quyền lực của An Tại Đào là dũng cảm đáng khen. Nhưng dù sao điều mọi người muốn nhìn thấy nhất là, đem quyền lực nhốt vào lồng, chứ không phải quyền lực tự nhốt mình vào lồng!"
Khi An Tại Đào thấy bài bình luận này, đã là hai ngày sau. Nếu không phải do thư ký Lý Bình nhắc nhở, thậm chí hắn không chú ý rằng lại có cơ quan truyền thông đăng bài phản bác nhằm vào mình. Bạn đang đọc truyện tại Truyện FULL - http://truyenfull.com
Đúng là cưỡng từ đoạt lý, tráo đổi khái niệm! trong hoàn cảnh trước mắt, điều chỉnh, phân phối lại lợi ích thiết thân của nhiều cá nhân, không dựa vào sự mạnh mẽ, cứng rắn của quyền lực thì làm thế nào tiến lên phía trước được? Nếu không thể đẩy mạnh cải cách, chế độ sẽ mãi lạc hậu, dần dà, sẽ càng hình thành cái vòng lẩn quẩn không sao phá bỏ.
An Tại Đào trầm ngâm một lát, thoáng suy nghĩ và sắp xếp ý tưởng, rồi mở máy tính ra, viết một bài bào phản bác, nhan đề "Dựa vào cái gì để nhốt quyền lực vào lồng?"
Trong bài viết này, An Tại Đào hỏi ngược lại: "Dựa vào cái gì để nhốt vào lồng? Đơn giản là dựa vào chế độ. Nhưng quy định và sự thực thi chế độ lại dựa vào con người. Nói một cách đầy đủ, thông qua nỗ lực của con người, đẩy mạnh các loạ cải cách, dần dần hoàn thiện chế độ, mới có thể từng bước hình thành một hệ thống các quy chế vững chắc và có sức mạnh, khiến các quy chế đó được vận hành dưới sự giám sát. Cho nên,quá trình "Đem quyền lực nhốt vào lồng" chính là thúc đẩy tự hạn chế quyền lực và để quyền lực được giám sát bởi cộng đồng, đó là một quá trình hạn chế và giữ cân bằng, tách khỏi quá trình này, "Đem quyền lực nhốt vào lồng" chỉ là câu nói suông! Nói suông hại nước, làm thật thì quốc gia mới giàu mạnh.
Cuối bài viết, lời lẽ An Tại Đào càng sắc bén: "Làm thật sự tốt hơn nhiều so với vạn lời hoa mỹ, chỉ mong tất cả các quan chức, vì dân vì nước, đều làm việc thật sự chứ không nói suông"
Cách hành văn của hắn rất lưu loát, chưa đến một giờ đã viết xong ngàn chữ. Viết xong, An Tại Đào gửi bản thảo qua truyenfull.com cho Lưu Ngạn ở Bắc Kinh, dặn cô dùng quan hệ của mình để gửi đăng ở một tờ báo lớn ở Bắc Kinh và đề tên thật.
Sau nhiều năm, An Tại Đào mới viết văn trở lại. Khi Lưu Ngạn đọc bài viết sắc sảo thể hiện tài văn chương hơn người của hắn, không khỏi mỉm cười, quay nhìn Hạ Hiểu Tuyết mang thai đang đi tới đi lui ở phòng khách, kêu lên:
-Hiểu Tuyết, cô mau đến xem, có người viết một bài báo, nhờ tôi đăng lên cho hắn đây này!
Với sự vận động ráo riết của Lưu Ngạn, ngay ngày hôm sau, tờ "Kinh tế nhật báo" đã đăng tải bài viết của An Tại Đào, dưới tên thật của hắn. Ngoài dự liệu của An Tại Đào, tờ "Yên Kinh vãn báo" dường như muốn "đốp chát" với hắn, bài báo của An Tại Đào vừa đăng, báo này lập tức đáp lại bằng bài báo thứ hai, chính diện tranh luận với hắn.
"Cải cách bằng cách "tự nhốt quyền lực vào lồng", khó tránh khỏi sự nghi ngờ về việc có thể phát triển tốt và duy trì được lâu dài. Trong cơ chế vận hành quyền lực một cách lý tưởng, quyền lực của cán bộ lãnh đạo không phải là đất sét mà có thể mặc sức nắn to, vuốt nhỏ, khuếch trương quyền lực cũng tốt, giới hạn quyền lực cũng tốt, đều không nên để chủ thể quyền lực tự can dự vào, mà nên tuân theo trình tự và quy luật tất yếu của cuộc sống…"
An Tại Đào và bình luận viên của "Yên Kinh vãn báo" tranh luận qua lại mấy bài báo liên tiếp, hai người "đánh cờ" bằng cách đối thoại và trao đổi quan điểm khiến cho truyền thông trong ngoài nước hết sức chú ý. Dù sao, chuyện một Bí thư Thành uỷ và một bình luận viên đối thoại bình đẳng, trình bày quan điểm trái ngược thông qua báo chí, ở trong nước vẫn còn hết sức hiếm thấy. Chưa xét đến lập trường và quan điểm, chỉ riêng tâm thái ôn hoà và tài văn chương xuất chúng của An Tại Đào đã khiến đa số độc giả khen ngợi không dứt.