Quyền Lực Tuyệt Đối

Chương 843: Nói chuyện nông trường



Đợt rét lạnh này lại đúng vào mùa vụ, tại nhà ở tập thể Nông trường Triều Dương, chính "phòng khách" của lão bí thư Cảnh Phi lại vô cùng ấm áp, có khá nhiều người vây quanh bếp lửa, nước đun trên hỏa lò chỉ một lát là sôi trào, hương thơm ngào ngạt.

Nhìn kỹ vài vị ngồi quanh bếp này chính là những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nông trường.

Người bí thư tóc trắng được mọi người nhường ngồi vào ghế thủ tịch, nhìn có vẻ ông ta là ông chủ nơi này, theo lý không được như vậy, thật sự tuổi của ông ta so với người khác lớn gấp đôi, nhưng mọi người đều là người một nhà nên không chú ý đến nhiều như vậy.

Ngồi bên trái Cảnh Phi chính là tân Bí thư Huyện ủy đồng chí Phạm Hồng Vũ, cho đến bây giờ Phạm Hồng Vũ vẫn như trước, vẫn kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy của Nông trường Triều Dương. Lão bí thư bên phải là bạn của ông ta, chính là kiêm nhiệm chức Phó bí thư Nông trường Triều Dương Hoàng Tử Hiên, ngồi bên cảnh Hoàng Tử Hiên chính là vị chánh văn phòng Nông trường Triều Dương Đỗ Song Ngư. Bên cạnh Phạm Hồng Vũ còn có một người khoảng hai mươi lăm hai sáu tuổi, tuổi trẻ nhã nhặn, dáng người không quá cao nhưng vạm vỡ, vừa nhìn đã biết đó chính là một cán bộ cấp cao.

Đó chính là thư ký cùng làm với Phạm Hồng Vũ ở Ủy ban Nhân dân, chính là thư ký Trần Hòa Bình.

Thiệu Hải Ba theo yêu cầu của Phạm Hồng Vũ nhanh chóng đến Nông trường Triều Dương gặp mặt.

Ngoài ra còn có ba người phụ nữ trẻ tuổi đang bận rộn là vợ của Đỗ Song Ngư chính Ngô Chi Tâm, em gái là Đỗ San San cũng chính là con dâu của lão bí thư. Con trai của Cảnh Phi công tác trong bộ công an, người trong nhà không có ai theo quân đội, ở lại nông trường chăm sóc cha mẹ già.

Đêm nay, mọi người ở nhà của lão bí thư liên hoan, Ngô Chi Tâm cùng Đỗ San San chủ động đến hỗ trợ.

Mùa rét ăn lẫu cá là thích hợp nhất, còn tiết kiệm được chi phí.

Đám người của Ngô Chi Tâm vội vàng mang thức ăn lên, đặt trên hai bên hỏa lò. Hiện giờ ở Nông trường Triều Dương món ăn ngon thật sự khá nhiều, sơn hào hải vị không thiếu gì cả. Ngô Chi Tâm lại là người vô cùng khéo tay, cắt cá phiến thành những lát thật mỏng, ở các dĩa lại được trang trí vô cùng đẹp mắt, mọi người nhìn vào đã thấy đói bụng.

Không những thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, hồ tươi không tốn tiền bạc, ở nông trường có khá nhiều người câu cá giỏi, nghe nói lão Bí thư muốn mời Bí thư Phạm ăn lẫu, không ít người xung phong nhận việc, đi câu không ngại trời lạnh giá mang cá đến nhà của Cảnh Phi.

Công dụng nuôi sản phẩm thủy sản, tiền bạc không nói đến, trước tiên là ăn món ăn tươi ngon.

Hoàng Tử Hiên quy định, dù bất luận người đó là ai, muốn sử dụng sản phẩm thủy sản của nhà nước đều phải bỏ tiền. Có thể bán với giá sỉ và giá lẻ cho cán bộ công nhân viên chức, nhưng không thể không lấy tiền, dù muốn dù không cũng thế, dù có là Hoàng Tử Hiên muốn ăn cá thì tất nhiên cũng phải bỏ tiền.

Điểm này rất được Phạm Hồng Vũ khen ngợi.

Trước mắt, Nông trường Triều Dương được xem là nơi khá phát triển, là đơn vị nhà nước, là công ty khá lớn, công nhân có hơn ba triệu người, được trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, cần được quy định chặt chẽ để tránh thất thoát, lợi nhuận đều được hạch toán rõ ràng.

Cũng chỉ có Hoàng Tử Hiên mới có thể cứng rắn thực hiện quy định đó như vậy.

Ngay chính bản thân Phạm Hồng Vũ cũng chưa chắc có thể làm được như thế.

Hoàng Tử Hiên thật sự là một nhân tài để thực hiện việc này.

Dù quy tắc có nghiêm chỉnh thế nào, trước tiên mình phải noi gương cho công nhân, phải chứng thực để dễ dàng thực hiện.

- Nào, dùng đi, cá phiến tươi thật, cá này ăn vào có hương vị rất đặc biệt,... Giám đốc Trần, đây là lần đầu tiên bạn đến trang trại chúng tôi, điều kiện ở đây khá đơn sơ, bạn không phiền chứ.

Nồi lầu nước sôi sùng sục, lão bí thư cười ha hả tiếp đón mọi người.

Dưới ánh đèn, hai má của lão bí thư ửng hồng, mồ hôi toát ra quanh thái dương, sức khỏe khá tốt so với lúc Phạm Hồng Vũ vừa đến Nông trường Triều Dương, thật sự khác nhau một trời một vực.

Phạm Hồng Vũ đặc biệt phê chuẩn một khoản tiền để "cưỡng chế" lão bí thư đến Bệnh viện nhân dân của huyện Vân Hồ khám bệnh và trị bệnh trong ba tháng, cuối cùng cũng trị khỏi. Hơn một năm nay, tốc độ phát triển của Nông trường Triều Dương phát triển khá cao, cán bộ công nhân viên chức đều có thể nhận được tiền lương, tiền trợ cấp, thêm được tiền thưởng nữa, mọi người ai cũng vui vẻ ra mặt, lão bí thư cũng thật sự khá vui.

Như câu nói "người gặp việc vui tinh thần sảng khoái" đó chính là như vậy.

Bị lão Bí thư đọc đúng tên "Giám đốc Trần" tất nhiên là chỉ Trần Hòa Bình. Tỉnh ủy đã có công văn gởi xuống, Hoàng Tử Hiên được đề cử chức là Bí thư Đảng ủy Nông trường Triều Dương, Thiệu Hải Ba chính là Phó bí thư đảng ủy Nông trường Triều Dương. Ngày mai, tỉnh ủy sẽ tổ chức cuộc họp các trưởng phó phòng Nông trường Triều Dương, tuyên bố quyết định bổ nhiệm của hai người này.

Nguyên bản Nông trường Triều Dương chính là một huyện cấp đơn vị, cán bộ được bổ nhiệm và miễn nhiệm không cần kinh động đến Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy, nhưng vì Nông trường Triều Dương thuộc tỉnh nông nghiệp, cùng thuộc quản lý của thành phố Tề Hà, hơn nữa Trần Hòa Bình lại được Ủy ban Nhân dân tỉnh điều từ trên xuống, nên Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy mới làm như vậy.

Đương nhiên, hơn phân nửa là xem trọng đồng chí Phạm Hồng Vũ.

Vưu Lợi Dân từng là ở Tỉnh Thanh Sơn không phải trong thời gian ngắn, ở tỉnh nội đã hoàn toàn tạo được uy tín, đặc biệt đã khởi công xây dựng đường cao tốc, tốc độ xây dựng vượt xa dự kiến, công lao của Vưu Lợi Dân không nhỏ. Với tốc độ xây dựng như vậy, sang năm còn có vài đoạn đường cao tốc có thể đi vào hoạt động trước, toàn bộ quảng đường có thể sử dụng trong thời gian không xa.

Hiển nhiên, hiện tại đoạn đường này được thực hiện dài nhất trong cả nước, thi công khó khăn nhất cũng là nơi nơi lạc hậu nhất của tỉnh Thanh Sơn, dù mọi người sợ hãi than phiền rất nhiều, cũng không thể không bội phục Vưu Lợi Dân vì tính kiên nghị, quyết tâm cùng tầm nhìn xa trông rộng.

Uy tín của Vưu Lợi Dân có trên toàn tỉnh, nên ngay cả Phạm Hồng Vũ cũng ngày càng nổi tiếng.

Nước lên thì thuyền cũng lên thôi.

- Lão bí thư quá khách sáo rồi, tôi ở tỉnh cũng là một nhân viên công tác bình thường, nào dám kén chọn chứ? Tôi vừa đến với Nông trường Triều Dương còn chưa thật sự quen thuộc, Bí thư Phạm có dặn tôi phải hướng lão Bí thư cùng Bí thư Hoàng học hỏi, dùng hết khả năng có thể phối hợp với Bí thư Hoàng, làm tốt công tác của Nông trường Triều Dương.

Trần Hòa Bình vội khom người khiêm tốn nói.

Đối với sự tiến cử của Phạm Hồng Vũ để hắn làm giám đốc Nông trường Triều Dương, Trần Hòa Bình thật sự vô cùng cảm kích. Năm trước anh ta chỉ vừa mới được làm cán bộ cấp phó, chức vụ còn chưa có cụ thể, chỉ là một thư ký, kinh nghiệm cũng chưa được nhiều. Với lý lịch như thế thì khả năng đến các huyện thị miễn cường làm chức Phó chủ tịch huyện, khả năng vào Ủy viên Thường vụ rất nhỏ. Phạm Hồng Vũ đã trực tiếp đưa anh ta lên cương vị lãnh đạo quyền lực, thật sự là quá may mắn cho anh ta.

Người bên ngoài nhìn vào, Nông trường Triều Dương thật sự cũng không phải là một đơn vị đứng đầu, một nông trường có mấy vạn dân, hai năm trước còn thật sự quá nghèo, ngay cả cán bộ công nhân viên chức để trả tiền lương cũng cần phải vay tiền, thật sự đó là nơi rách nát, nghèo nàn nhất trong tỉnh, ngay cả chức Trưởng phòng ở các tỉnh cũng không muốn chạy đến Nông trường Triều Dương làm giám đốc ấy chứ.

Chuyện khác không nói, chỉ cần một người thuộc thành phố Hồng Châu cũng xem chức Giám đốc này không là gì cả, tiêu chuẩn sống có thể đánh đồng với dân chúng Hồng Châu được sao? Nhiều cán bộ quyền lực thực sự ở tại ngoại ô chính quyền tỉnh đôi khi thích nhận chức nhàn hạ, muốn sống ở thành phố.

Có được điều kiện như vậy, đối với Trần Hòa Bình mà nói đã "đặc biệt đề bạt rồi", một số người ganh ghét, không muốn bạn bè có mối quan hệ tốt hơn còn ra vẻ tội nghiệp an ủi anh ta, nói Phạm Hồng Vũ thật không tốt chút nào, ai lại đẩy đồng sự cũ vào hố lửa, thậm chí còn ngờ vực có phải Trần Hòa Bình đã đắc tội với Phạm Hồng Vũ hay không? Chính thế nên Phạm Hồng Vũ mới đưa ra biện pháp chỉnh anh ta.

Trần Hòa Bình phải nhanh chóng bít kín miệng họ.

Không dám nói qua nói lại.

Thân là bạn đồng sự của Phạm Hồng Vũ lúc trước, Trần Hòa Bình trong lòng hiểu rõ, chính Phạm Hồng Vũ đang giúp đỡ anh ta, anh ta nhất định tận hết sức lực.

Không muốn bạn bè phát triển mới đưa đến Nông trường Triều Dương, điều này thật sự không đúng chút nào, huống chi Nông trường Triều Dương cũng có lịch sử của nó. Những tư liệu có liên quan đến Nông trường Triều Dương Phạm Hồng Vũ đã trực tiếp báo cáo lên Bí thư, đều chính Trần Hòa Bình sửa sang lại, sau đó đưa lên Chủ tịch tỉnh Vưu xem qua.

Đó là yêu cầu đặc biệt của Vưu Lợi Dân.

Vưu Lợi Dân chú ý không chỉ có góc nhỏ Nông trường Triều Dương mà còn chú ý đến tiến trình cải cách cùng hiểu quả của Nông trường Triều Dương. Trong tỉnh có không ít nơi giống Nông trường Triều Dương như Nông trường Quốc Doanh về lâm nghiệp cùng thủy sản, vấn đề cải cách mở ra mấy năm nay, thể chế thực hiện một cách cứng nhắc, người nhiều hơn việc, tổn thất khá nhiều, sự thâm hụt cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi bên tài chính phải chi tiền cứu trợ.

Nông trường Triều Dương cải cách thành công, đối với Vưu Lợi Dân mà nói là một vấn đề mang tính toàn cục, đó là lúc trước Vưu Lợi Dân đồng ý cho Phạm Hồng Vũ đến Nông trường Triều Dương cũng là nguyên nhân. Vưu Lợi Dân vô cùng tin tưởng Phạm Hồng Vũ nhất định sẽ có được biện pháp tốt để thực hiện để có kết quả tốt nhất, sẽ đảo ngược được tình thế.

Quả nhiên, Phạm Hồng Vũ không làm cho Vưu Lợi Dân thất vọng, chỉ trong vòng chưa tới hai năm đã xoay chuyển được cục diện, làm cho một nơi trong tình trạng hoàn toàn có thể bị phá sản lại biến thành một nơi phát triển.

Cứ ba tháng, Phạm Hồng Vũ tự tay viết một phần báo cáo, trình lên tỉnh ủy, từ những báo cáo đó, Trần Hòa Bình sửa sang lại tư liệu nên có thể hiểu rõ được hơn một năm nay Nông trường Triều Dương phát triển như thế nào, có thể nói toàn bộ Ủy ban Nhân dân không có ai có thể hiểu biết Nông trường Triều Dương bằng Trần Hòa Bình. Trần Hòa Bình không chỉ sửa sang lại tư liệu mà còn chủ động gọi điện thoại đến cho Phạm Hồng Vũ hỏi hắn những vấn đề có liên quan, nên anh ta hiểu biết khá sâu sắc đến tình hình phát triển của Nông trường Triều Dương.

Lúc đầu Thiệu Hải Ba làm như vậy cũng chỉ muốn học hỏi thêm nên hướng Phạm Hồng Vũ hỏi kinh nghiệm đó, cũng không có ý đồ khác, ai ngờ việc tích cực không chủ ý của anh ta được Phạm Hồng Vũ đề nghị chức Giám đốc Nông trường Triều Dương.

Trần Hòa Bình hiểu rất rõ, cứ tốc đô phát triển như thế này, không đến vài năm Nông trường Triều Dương sẽ trở nên giàu có, trở thành một bộ phận nông trường cải cách thành công điển hình của tỉnh thậm chí cả nước. Như vậy thành công điển hình này chính Phạm Hồng Vũ sáng tạo ra, như hình thức Phong Lâm vậy. Làm thư ký Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trần Hòa Bình có thể hiểu được "điển hình" ở chính trị ẩn chứa một giá trị thật lớn.

Giống như thị trấn Phong Lâm, Nông trường Triều Dương cũng sẽ có những cán bộ nổi lên từ nơi này.

Chỉ trong thời gian hai năm, Trần Hòa Bình đã tiến bộ hơn trước khá nhiều, anh ta noi theo tấm gương Phạm Hồng Vũ.

Đây chính là cách giúp đỡ đề bạt vững chắc nhất không có nửa điểm giả dối.