Sau Khi Trở Thành Bạo Quân

Chương 99



Lúc này, quan tài của công tước Buckingham được đặt tại thánh đường Wies.

Tang lễ sẽ diễn ra sau bốn ngày nữa. Mà trước đó, đại diện từ các bang và quận khác nhau đã vội vã đến cung điện Tường Vi. Công tước Buckingham gần như là biểu tượng cuối cùng của đế quốc thời kỳ trước, tang lễ của ông có ý nghĩa hơn nhiều so với tất cả những người cùng thời.

Trong những ngày chờ người dự tang lễ, tướng quân John đã canh giữ bên quan tài của cha mình.

Đây có lẽ là khoảng thời gian tướng quân John dành nhiều thời gian nhất với công tước Buckingham. Khi anh còn nhỏ, công tước Buckingham đã dẫn quân ra trận, khi anh lớn lên thì tiếp nhận trọng trách đóng quân nơi chiến trường từ cha mình. Cùng làm bạn với công tước Buckingham là tướng quân John và đám bạn chí cốt của ông. [1]

Thuyền phó Charles cũng vội đến thành Metzl vào ngày quốc vương trở về, ông vào cung gặp quốc vương, đưa cho cậu một thanh kiếm.

“Đây là thanh kiếm ông ấy dùng lúc trước.”

Charles có hơi hồi tưởng mà nhìn thanh trường kiếm khảm hồng ngọc trên chuôi.

“Lúc đó ông ấy để nó lại trên thuyền, bây giờ vật về chủ cũ.”

Khi công tước Buckingham còn trẻ rời hải tặc Walway, ông đã hỏi họ có cần hỗ trợ vật tư hay không. Lúc ấy bọn hải tặc đuổi ông xuống tàu, ồn ào bảo chắc chắn sẽ có cơ hội đánh cướp đại quý tộc mấy người. Ai ngờ sau khi công tước Buckingham rời đi, họ tìm thấy thanh kiếm mà ông để lại trong căn phòng ông ở.

Có lẽ thanh kiếm này là món quà từ cha của công tước – Sư Vương Charles tặng cho ông khi ông trở kỵ sĩ.

Khi công tước Buckingham để lại thanh kiếm có ý nghĩa đặc biệt với ông cho hải tặc Walway thì họ cũng đã coi ông là anh em.

“Hãy để nó chôn cùng với ông ấy.”

Khi chôn cất một kỵ sĩ có địa vị, hậu nhân sẽ lấy phối kiếm của hắn làm vật chôn cùng. Đó là biểu tượng cho người kỵ sĩ đã chiến đấu dũng cảm, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ kẻ yếu một cách trọn vẹn. Nhưng mọi thứ thuộc về công tước Buckingham đều biến thành đất nung, cả giáp lẫn kiếm đều không còn sót lại. [2

Charles biết điều này nên lần này ông mang theo thanh kiếm của công tước đến đây.

Nếu theo thông lệ thông thường của Thánh Đình, người chủ trì toàn bộ nghi thức tang lễ của công tước Buckingham chắc là đại giáo chủ của thánh đường Wies, người đứng đầu các giáo chủ của cả vùng Legrand.

Nhưng đại giáo chủ thánh đường Wies, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lễ tang lại bị quốc vương lãng quên.

Có lẽ, không nên gọi là lãng quên.

Đúng hơn là quốc vương không có ý định để đại giáo chủ thánh đường Wies tham gia tang lễ lần này.

“Cha xứ Anil đã đến.”

Tổng quản nội vụ báo cáo với quốc vương.

… … …

Bên ngoài cung điện Tường Vi, cha xứ Anil đang chờ đợi quốc vương tiếp kiến.

Ông đưa tay ra, nắm nhẹ cây thánh giá trước ngực mình, thầm niệm tụng những đoạn trong sách thánh.

Ông nhận lời mời của quốc vương, dưới sự bảo vệ của vài tên kỵ sĩ Tường Vi —— hoặc là nói “trông chừng” đến thành Metzl, thủ đô của Legrand.

“Viện trưởng.”

Cha xứ Lemy trẻ lo lắng nhìn đạo sư của mình, thỉnh thoảng liếc những thanh kiếm quanh hông của mấy tên kỵ sĩ Tường Vi trước mặt họ, muốn nói lại thôi.

Theo đạo lý, một viện trưởng bình thường ở một nơi hẻo lánh, được quốc vương triệu kiến phải là một chuyện đáng vinh hạnh. Nhưng…

Cha xứ Lemy không khỏi nhớ tới câu nói đang ngày càng lan rộng mấy ngày nay ——

Nghe bảo cuộc phản loạn ở miền Bắc là do Thánh Đình khơi mào, cái chết của công tước Buckingham có liên quan trực tiếp đến Thánh Đình, khiến cho quốc vương trẻ tuổi nổi giận xưa nay chưa từng có. Một vị vua luôn độc ác và tàn bạo đã quyết tâm thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu cho bác mình, sự trả thù này nhắm thẳng vào tất cả giáo sĩ ở Legrand.

Mấy người lén tán phét chỉ coi đó là đề tài bàn luận sau bữa ăn, nhưng cha xứ Lemy lại cảm thấy vô cùng kinh hãi.

Y khác với cha xứ bình thường, trước khi theo cha xứ Anil rời khỏi Thánh Đình thì đã được tiếp xúc với một số thế lực trong Thánh Đình, biết một số điều mà người bình thường không biết.

Cha xứ Lemy cảm thấy cái chết của công tước Buckingham có thể liên quan đến Thánh Đình thật.

Nếu công tước Buckingham chết dưới tay của Thánh Đình thật, thì quốc vương luôn làm mấy hành động kinh người rất có thể sẽ thực hiện cuộc trả thù đẫm máu với thế lực Thánh Đình ở Legrand.

Vậy nên lúc này, viện trưởng Anil nhận được lời mời của quốc vương, cha xứ Lemy khó có thể kiềm chế bản thân không suy nghĩ nhiều.

Sau khi thuyết phục không được, cha xứ Lemy lo đạo sư mình sẽ tự đến cung điện sát khí đằng đằng kia, vậy nên đã theo cha xứ Anil đến đây một lần nữa. Trên đường đi, y cảm nhận rõ ràng sự thờ ơ và thù địch từ các kỵ sĩ Tường Vi —— điều này khiến y càng thêm hoảng loạn.

Trong mắt cha xứ Lemy, cung điện Tường Vi nguy nga tráng lệ là một bãi hành quyết thật to.

“Không sao đâu con trai.”

Cha xứ Anil mở mắt ra, ông hiền hòa an ủi học trò mình.

Cha xứ Anil ngẩng đầu nhìn cây thánh giá to lớn trên đỉnh thánh đường Wies phía xa, dường như xuyên qua nó trông thấy một đất nước khác ở bờ Tây eo biển Abyss, còn có một rừng thánh giá của Thánh Đình.

Tin tức về động tĩnh của Thánh Đình ở Blaise truyền về từng ngày, chiến tranh miền Bắc ngày một lắng xuống, nỗi đau khổ trong lòng viện trưởng Anil ngày càng tăng.

Quả nhiên Thánh Đình nhúng tay vào phản loạn miền Bắc, bọn họ nhân danh Thượng Đế, để vô số sinh mệnh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh.

Chiến tranh chỉ mang lại hận thù.

Tin đồn quốc vương sắp trả thù tàn bạo với tất cả giáo sĩ đã khiến viện trưởng Anil cảm thấy đầy băn khoăn.

Trong các giáo sĩ, có lẽ có người là quân cờ ngầm của Thánh Đình thật, nhưng cũng có nhiều người không hề liên quan gì đến cuộc chiến phản loạn này. Bọn họ chỉ là mấy thanh niên thành kính, nhưng giờ đây lại phải nhận mối thù mà những gì Thánh Đình và giáo hoàng đã làm.

Mà hôm nay, nước lũ hận thù kia đã cuốn tới.

Nỗi đau do chiến tranh mang lại khó có thể xóa nhòa, cho dù cuối cùng vẫn chiến thắng thì vết thương vẫn âm ỉ không thôi. Thị trấn tự do Legrand, tiếp giáp trực tiếp với Newcastle và Balbo, đã phải hứng chịu một cuộc tàn sát thảm khốc trong cuộc phản loạn, mà thật ra rất nhiều người trong quân phản loạn chỉ đơn giản tuân theo mệnh lệnh của lãnh chúa.

Người thân, anh em cả hai bên đã chết trong cuộc chiến này, bao nhiêu gia đình tan nát chỉ trong hai tháng ngắn ngủi.

Sau khi hạnh phúc trở thành ảo ảnh, mọi người cần một mục tiêu chuyển dời thù hận.

Sở dĩ lời đồn đó lan truyền được nhanh như vậy, thì không thể tách rời khỏi nỗi đau và thù hận.

Lúc chiến tranh vừa mới bắt đầu viện trưởng Anil đã có linh cảm về cảnh tượng này. Mà những ngày nay, ông đã bắt đầu cảm nhận được thái độ thay đổi của mọi người với tu viện: Mọi người không chấp nhận sự giúp đỡ của họ để xây dựng lại nhà cửa, người nghèo từ chối bố thí của họ, số người đến cầu nguyện bắt đầu giảm dần…

Các giáo sĩ trẻ trong tu viện từ từ cúi đầu trước bác bỏ, không biết mình đã làm gì sai.

Họ đã làm gì sai?

Chẳng lẽ họ không có lòng thương xót sao?

“Nhưng…”

Cha xứ Lemy thầm chua xót, y còn muốn nói điều gì.

“Thượng Đế trên cao.”

Viện trưởng Anil chạm nhẹ vào ngực vài lần, lắc đầu ngăn lại lời của y.

Không phải ông không biết lần này bước vào cung điện Tường Vi sẽ nguy hiểm, nhưng ông cũng không vì nguy hiểm mà tránh né, những người trẻ tuổi thành kín đó, không nên chết vô tội, ông muốn nói muốn xin quốc vương một điều. Nếu phải có một kẻ chịu chết, vậy xin hãy bắt đầu từ ông.

Đó là tội của bọn ông, ông không oán hận.

Tổng quản nội vụ đi ra từ trong cung điện Tường Vi.

Ông mời cha xứ Anil vào một mình.



Cung điện, thư phòng của quốc vương.

Quốc vương đang xem xét tất cả tài liệu về nghi lễ tang lễ.

Một phần lớn tầm quan trọng của địa vị Thánh Đình ở thế tục đến từ địa vị trung gian của giáo sĩ bọn họ. Theo quan niệm của Thánh Đình, các tín đồ cách Thần quốc rất xa, còn giáo chủ và cha xứ nắm giữ chìa khóa “cửa Thần quốc”. Tang lễ là một biểu hiện rõ rệt của địa vị này và quan điểm cốt lõi là “thuyết Địa Ngục”.

Nhưng không phải ai cũng công nhận địa vị trung gian này của các giáo sĩ.

Chính vì luôn luôn có những ý kiến khác nhau giữa các nhà thần học, nên Thánh Đình đã đặc biệt đưa ra một quy định chính thức tại hội nghị vịnh thánh linh năm 1411:

Địa ngục là nơi linh hồn bị đày ải và hành hạ sau khi chết cho đến “ngày thẩm phán cuối cùng”, tại đây linh hồn sẽ được thanh tẩy bằng lửa địa ngục cho đến khi hoàn tất cứu rỗi. [3]

Quốc vương cũng nghe đồn việc cậu sẽ tắm máu tất cả tu viện và nhà thờ, mà ở một mức độ nào đó, cậu cũng đã thầm đẩy tin đồn lan rộng.

Nhưng, quốc vương cũng không định làm thật.

Một lý do:

Từ ngàn năm trở lại đây, cuộc sống hàng ngày của con người đã hòa làm một với tín ngưỡng. Có thể nói, tín ngưỡng đã trở thành một mặt không thể thiếu trong cuộc sống, nếu muốn bỏ hẳn, sẽ chỉ tạo thành tác động với chế độ hiện giờ, thậm chí rất có thể khiến cho chế độ hiện tại sụp đổ.

Quốc vương không phủ nhận, loại tín ngưỡng này đã sớm trở thành một phần của Legrand bây giờ.

Mục tiêu của cậu không phải tín ngưỡng, mà là Thánh Đình làm cơ sở tín ngưỡng.

Sau khi trở về Legrand, quốc vương nhận được một số tình báo về vương quốc Blaise:

Trong lễ đăng quang của hoàng tử Charles, cậu ta đã thực hiện “món quà của Climo V”, bằng cách trao quyền cai trị thế tục của toàn bộ vùng đất đất thấp và phần phía Tây của vương quốc cho giáo hoàng.

Nhưng hành động của Thánh Đình không phải đều thuận buồm xuôi gió. Nếu bọn họ chỉ giới hạn ở đó thì sẽ không gặp phải bao nhiêu trở ngại, nhưng nếu bọn họ thực sự muốn giành được quyền kiểm soát kinh tế chính trị thế tục, chắc chắn sẽ có xung đột lợi ích với bản xứ.

Quyền lực của Thánh Đình đang dồn vào Blaise, đây là cơ hội của Legrand.

Cậu muốn thành lập, là giáo hội riêng của Legrand.

“Vào đi.”

Quốc vương đóng tài liệu trong tay, đó là một bản ghi chép về hội nghị vịnh thánh linh năm 1411.

Trong bản ghi chép này, có một cha xứ đã phản đối cách giải thích của giáo hoàng về “kinh sám hối”, ông đã bác bỏ quan điểm về “thuyết Địa Ngục” và “cửa Thần quốc“.

Cha xứ ấy, tên là:

Anil.Tác giả có lời muốn nói: Hôm nay trong nhà có hơi bận, buổi tối không cập nhật lần thứ hai.

[1] Trong thời Trung cổ, “bạn bè” trong tang lễ cũng quan trọng như người thân… Tình bạn là cảm xúc đau đớn đến đột ngột và dữ dội. Ngoài ra, túc trực bên linh cữu là một vấn đề nội bộ trong phạm vi nghĩa vụ gia đình, thậm chí một số giáo hoàng trong lịch sử đã từ chối đưa nó vào kế hoạch tôn giáo. Mà việc quốc vương túc trực bên linh cữu ở đây cũng là một hình thức đấu tranh ảnh hưởng của giáo hội và gia đình trong thời Trung cổ.

Thật vậy, trong thời Trung cổ, tang lễ luôn là kết quả của một cuộc đấu tranh ảnh hưởng giữa giáo hội và gia đình. Nếu quan tâm đến văn hóa cái chết thời Trung cổ, bạn có thể đọc cuốn “cuộc sống thời trung cổ về cái chết thế kỷ 13-16” của Danielle Alexander – Bidon

[2] Khi các quý tộc có địa vị trong thời Trung cổ được chôn cất, họ sẽ ăn mặc như kỵ sĩ và đặt thanh kiếm bên mình.

[3] Quan niệm về Địa Ngục có quan hệ mật thiết với “nguyên tội”, trước thời cải cách tôn giáo thì quan niệm về sự sống vĩnh hằng đã ăn sâu vào lòng người nên thuyết về Địa Ngục được truyền bá rộng rãi.

Một số tài liệu tham khảo như sau:

[1] Nhậm Nhạc Bình. Cải cách tang lễ ở Anh thế kỷ 19 [D] Đại học Nam Kinh, 2014.

[2] Tống Quyên. Cải cách tôn giáo và khái niệm Anh về cái chết và hiện thân của nó [D]. Đại học Sư phạm Khúc Phụ, 2016. (Trích dẫn thứ ba lấy từ đây)

[3] Thạch Khánh Hải. Sự tiến hóa của văn hóa Cơ Đốc giáo về cái chết: Thế kỷ 1–17 [D] Đại học Sư phạm Hoa Đông, 2004.