Sau Trọng Sinh, Thái Tử Phi Chỉ Muốn Làm Cá Muối

Chương 138: 138: Sâu Mọt






Hai chữ "chuẩn tấu" vừa thốt ra, Tiết Hạc Niên liền biết đại cục đã đã định.

Nếu như Hoàng đế thực sự muốn bảo vệ hắn, thì sẽ lập tức hạ lệnh chém đầu A Sử Na Di Chân.
Thái tử dám ngang nhiên gây khó dễ, nhất định là vì đã dệt xong thiên la địa võng.

Đại lý tự với Hình bộ đương nhiên không thể nào trả lại trong sạch cho hắn, mà chỉ càng chứng thực tội danh của hắn khiến chúng vững chắc hơn thôi.
Trước kia A Sử Na Di Chân ở lại Trường An làm con tin, cũng có qua lại với rất nhiều quan lại quyền quý, nhưng cuối cùng vẫn là tới lui mật thiết với hắn nhất.

Lúc trước hắn muốn trở về Đột Kỵ Thi, Tiết Hạc Niên liền nhận của hắn hơn trăm lượng vàng kim ngọc khí ngoạn, lại thay hắn nói vô số lời hay ý đẹp trước mặt Hoàng đế.

Bây giờ những chuyện này bị phanh phui ra thì đương nhiên đều là những chứng cứ xác thực cho tội danh "bên trong thông đồng với địch".
Càng quan trọng hơn là, chuyện viện quân Bân Châu đi rồi còn quay lại đều là do hắn góp lời nói với Hoàng đế, muốn nhân cơ hội ngàn năm có một này để diệt trừ Thái tử.
Cơ mà đây cũng chỉ là suy nghĩ thuận lý thành chương thôi, việc A Sử Na Di Chân phát binh cũng không phải là cấu kết với hắn.
Nhưng chuyện đã đến nước này, thì điều đó còn quan trọng sao? Thái tử muốn chứng cứ, nhân chứng vật chứng tất nhiên đều sẽ có.
Tiết Hạc Niên làm quan nhiều năm, đương nhiên hiểu rất rõ.
Gần đây hắn vẫn luôn đề phòng đầu của Tào Bân bên kia, quyết tâm vứt bỏ con chốt thí để bảo vệ xe.

Ai ngờ Thái tử lại giương đông kích tây, ra tay từ chỗ A Sử Na Di Chân.

Một phát rút củi dưới đáy nồi này liền đủ lấy mạng của hắn.
Kể từ lúc Thái tử tóm được A Sử Na Di Chân, cục diện này đã bắt đầu chờ hắn.
Hắn không dập đầu nữa, chỉ chán nản quỳ trước mặt Hoàng đế, đánh giá người đã cho hắn nửa đời phú quý cùng hiển hách kia.
Hoàng đế ngồi ngay ngắn đường hoàng trên ngự tọa, hoa văn thêu trên cổ áo được ánh mặt trời chiếu sáng rực rỡ.

Nhưng mà nam tử dưới bộ hoa phục lại giống như một đoạn gỗ mục, ngay cả thân tín trung thành với hắn mà hắn cũng không che chở được.
Hoàng đế tránh mặt đi không dám nhìn hắn, nhưng ánh mắt thất vọng của Tiết Hạc Niên ở trong đầu ông lại không thể xua đi được.

Ông biết rõ hôm nay nếu như bản thân từ bỏ Tiết Hạc Niên, thì từ nay về sau sẽ không có người nào đi theo ông nữa.

Nhưng ông lại không dám chống đối với Thái tử.

Bây giờ cánh chim của ông đã gãy, lại không lấy lòng được Trương thị.

Nếu bây giờ ông cứ khăng khăng muốn bảo vệ Tiết Hạc Niên, không biết hắn sẽ làm ra chuyện gì nữa.

Lúc đầu ông còn tự cho là mình hiểu rất rõ con trai, nhưng sau khi trải qua chuyện Linh Châu, hiển nhiên hắn đã thay đổi.
Mà đứa con trai nhân thiện khoan hậu này của ông, kỳ thực chưa bao giờ thiếu thủ đoạn.
A Sử Na Di Chân bị thị vệ dẫn xuống dưới, Tiết Hạc Niên cũng khách khí bị "mời" đi.
Mồ hôi lạnh thấm ướt hết quần áo trong của Hoàng đế, khiến ông cảm thấy đầu váng mắt hoa, miệng đắng lưỡi khô.

Chưa kịp lấy lại tinh thần, ông đã vội vàng lấy ra một bình nhỏ bằng thủy tinh màu tím ở trong tay áo, mở nắp ra, đổ ra một viên đan dược kim tử nhỏ bằng móng tay út rồi ngửa đầu nuốt xuống.
Uất Trì Việt quay đầu lại, lộ ra thần sắc quan tâm:
- Sắc mặt a da không được tốt lắm, để nhi tử đỡ người đi vào trong điện nghỉ ngơi.
Hoàng đế chăm chú nhìn khuôn mặt trẻ tuổi của nhi tử, ánh mắt hắn so với viên đan dược phải dùng hàng trăm loại tiên thảo để luyện chế thành mà ông mới nuốt vào kia còn phức tạp hơn gấp vạn lần.
Mà Uất Trì Việt không tránh cũng không né, vẫn bình thản ung dung nhìn ông.
Thật lâu sau, Hoàng đế khẽ thở dài, gật gật đầu, không nói lời nào đã đứng dậy.
Uất Trì Việt kịp thời đỡ lấy ông, đóng tiếp vở kịch cha hiền con hiếu, vui vẻ hòa thuận.
Long thể thiên tử không khỏe, Thái tử điện hạ hiếu thuận đỡ ông đến hiến điện nghỉ ngơi, sau đó liền trở lại trong đình, tiếp tục chủ trì nghi lễ hiến tù binh.
A Sử Na Di Chân tạm thời không thể giết, những tù binh Đột Kỵ Thi khác thì đều bị chém đầu, máu chảy đầy đất.
Nghi thức kết thúc, Thái tử cùng quần thần về thành, còn Hoàng đế trực tiếp đi tới Ly Sơn.
Hôm nay có thể nói là hứng khởi mà đến, nhưng lại mất hứng ra về.

Ông ngồi ở trong xe ngựa, chỉ cảm thấy mệt mỏi không chịu nổi, chỉ một lòng muốn về.

Ông muốn nhanh chóng nhìn thấy Hà chiêu viện, muốn ngã vào trong làn sóng ánh mắt tràn ngập nhu tình, quyến luyến cùng ngưỡng mộ của nàng.
Ông thích nhất bộ dáng nho nhỏ của người kia hướng về phía ông rồi ngẩng khuôn mặt nhỏ nhắn như cánh hoa sen lên, ngây thơ nhìn ông nói:
- Thánh nhân là nam tử vĩ đại nhất trên đời này.

Ông nhịn không được lại lấy bình thủy tinh kia ra, đổ thêm một viên đan dược vào trong miệng, lại cầm túi rượu lên, uống mấy ngụm rượu.
Ước chừng một khắc đồng hồ sau, viên đan dược bắt đầu có hiệu quả.

Chỉ chốc lát sau ông liền cảm thấy toàn thân thư thái, cả người lâng lâng, giống như đang ở trên mây, đứng trong hàng tiên ban.

So với đắc đạo thành tiên thì phân tranh thế tục chẳng có nghĩa lý gì hết!
Ngự giá tới Ly Sơn, hiệu lực của kim tử đan đã tiêu tán gần như không còn.
Hà chiêu viện không biết chuyện xảy ra ở hoàng lăng, cũng không quan tâ m đến mấy cái đầu bẩn thỉu của những tù binh kia.

Nàng vừa luyện thành khúc tỳ bà mà gần đây Hoàng đế mới phổ nhạc, trong lòng tràn đầy phấn khởi muốn ông thưởng thức.
—————
Trong phủ Tiết Hạc Niên tìm ra chứng cứ phạm tội của hắn thông đồng với giặc ngoài, chứng cứ năm đó hắn nhận hối lộ của A Sử Na Di Chân cùng thư từ qua lại đều bị tịch thu, phơi bày ra ngoài.

Phụ tá của hắn khai khai ra chứng cứ hắn cố ý cản trở viện quân, thông đồng với ngoại địch mưu hại trữ quân, cùng chứng cứ hắn có mưu đồ nâng đỡ Tào vương Uất Trì Tấn.
Tào vương Uất Trì Tấn là em trai ruột của Hoàng đế, thúc phụ của Thái tử.

Kim thượng đoạt được chức vị, hắn cũng bỏ ra khá nhiều công sức.

Về sau lại ỷ vào có công được sủng mà kiêu căng ngạo mạn, cấu kết với Tiết Hạc Niên, trắng trợn vơ vét tiền tài, sát nhập, thôn tính đất đai.
Rất nhanh, bọn họ đã tìm ra được cổn miện*, ngọc lộ cùng binh khí áo giáp ở trong phủ Tào vương.

Bằng chứng chồng chất như núi.
* LỄ PHỤC CỔN MIỆN CỦA HOÀNG ĐẾ NGUYỄN TRIỀU
Cổn Miện (袞冕) là lễ phục cao quý nhất của các quân chủ Á Đông từ thời cổ, chỉ dành cho những dịp đại lễ quan trọng, không dùng để thiết triều.

Lễ phục bao gồm mũ Miện (còn gọi là mũ Bình Thiên) kết hợp với áo Cổn (còn gọi là áo Long Cổn) và các phụ kiện kèm theo.

Tiết Hạc Niên làm việc thận trọng nhiều năm, tay chân đồng đảng phân bố khắp thiên hạ.

Bây giờ nếu muốn nghiêm túc truy cứu, chỉ sợ đến nửa cái triều đình đều là người của Tiết đảng.

Tào vương phủ xưa nay đông như trẩy hội, quan viên tới lui cũng không phải là ít.
Trong lúc nhất thời nhiều người trong triều đều cảm thấy bất an, thần hồn nát thần tính.

Rất nhiều người âm thầm phỏng đoán, sợ Thái tử là muốn noi theo kim thượng, vừa đăng cơ sẽ mượn thời mưu nghịch để thanh trừ phe đối lập, không biết lúc đó sẽ liên lụy kéo theo bao nhiêu người vào.
Nhưng Thái tử cũng không như một số người dự đoán, thừa cơ huyết tẩy triều đình.

Hắn chỉ đem người mang âm mưu phản nghịch là Tiết Hạc Niên, cùng những vây cánh trung kiên của Tào vương tống vào ngục, để Đại lý tự cùng Hình bộ tra rõ.
Sau khi Tiết Hạc Niên vào ngục, Tào Bân trong triều cũng chẳng còn ai che chở.

Vụ án thứ sử Khánh Châu cấu kết với phú hào xâm chiếm ruộng đất cũng nhanh chóng được đưa ra điều tra xử lý.
Tiết Hạc Niên vào ngục được mấy ngày, luôn một mực yêu cầu gặp Thái tử.

Uất Trì Việt mặc kệ hắn mấy hôm, đến hôm nay mới đi vào trong ngục gặp hắn.
Tiết tướng ngày xưa không ai bì nổi, bây giờ đã mặc áo tù, trên người đeo xiềng xích, bị giam ở trong lại ngục vừa nóng bức vừa ẩm ướt.
Uất Trì Việt nhìn hắn một cái, thản nhiên nói:
- Ngươi muốn hỏi cái gì?
Tiết Hạc Niên nhìn chằm chằm vị trữ quân thâm tàng bất lộ này một lúc, bỗng nhiên cười rộ lên:
- Ta nghe người ta nói, Thái tử điện hạ quang phong tễ nguyệt*, tâm địa nhân hậu.

Không ngờ lại dễ dàng vu oan giá họa cho người khác như kiểu đặt bút thành văn vậy.
*Phong quang tễ nguyệt: gió trong, trăng tỏ.

Ý trong câu là người có tâm địa thẳng thắn.
Uất Trì Việt thờ ơ:
- Quá khen.
Tiết Hạc Niên lại nói:
- Ngươi hứa cho A Sử Na Di Chân cái gì?
Uất Trì Việt mỉm cười một cái:
- A Sử Na Di Chân bình sinh hận nhất hai người, ngươi chính là một trong số đó.


Cô cũng chỉ là đáp ứng giúp hắn, sắp xếp cho ngươi được ra pháp trường trước, để hắn có thể tận mắt nhìn đầu của ngươi rơi xuống đất.
Năm đó A Sử Na Di Chân bị Hoàng đế coi như lộng thần*, đến đào kép bình thường cũng có thể khi dễ.

Tiết Hạc Niên vì muốn lấy lòng Hoàng đế nên liên tục thay đổi đủ các biện pháp để giày vò vị hoàng tử của Đột Kỵ Thi kia.
*Lộng thần là một chức vị trong cung đình cổ đại.

Lộng thần, là nhân vật thường diễn hí khúc trong cung đình, bày trò giúp vua tiêu phiền giải sầu, thường do người có vóc người thấp bé đảm nhiệm.

Mặc dù tư cách thấp hèn nhưng lộng thần thường là người duy nhất trong cung đình có thể tự do ngôn luận.
Uất Trì Việt thấy hắn có chút mờ mịt, lạnh lùng nói:
- Có một lần trong cung ăn uống tiệc rượu, ngươi bắt hắn giả bộ làm vũ nữ người Hồ khiêu vũ nhảy múa trước mặt các quần thần để mua vui, việc này chính là sự sỉ nhục cả đời của hắn.
Tiết Hạc Niên khi đó uống đến say khướt, chính bản thân cũng quên mất chuyện này, bây giờ được Thái tử nhắc đến mới nhớ ra.
Hắn sửng sốt hồi lâu, một lúc sau mới lắc đầu thở dài nói:
- Không ngờ Tiết mỗ nghìn tính vạn tính, vậy mà lại ngã vào vũng bùn không đáng có này...!Đúng là trời muốn giết ta mà...
Đồng tử Uất Trì Việt co rụt lại, cười lạnh nói:
- Hay cho cái câu không đáng có.

Cũng bởi vì cái không đáng có này mà của ngươi mà mấy vạn tướng sĩ Đại Yến đổ máu nhuộm đỏ biên quan, bách tính toàn thành Linh Châu gặp phải thảm họa chiến tranh.

Đích thực là trời muốn diệt ngươi, dạng sâu mọt giống như ngươi mà còn không bị trời phạt, thì luật trời đâu có gì đáng để nói nữa?
Hắn nói xong câu đó liền lập tức xoay người, nhanh chân bước ra khỏi chốn lao tù âm u.
Trong triều trời lòng đất lở, Hoàng đế ở trong Hoa Thanh cung, mỗi ngày đều có tin tức khiến ông khó chịu truyền đến, ông cũng bất lực.
Bây giờ thứ duy nhất có thể an ủi ông chính là Hà chiêu viện cùng kim tử đan.

Chúng khiến ông cảm thấy mình vẫn hùng dũng cường tráng như cũ, không gì là không làm được.
Ông không muốn tiếp tục suy nghĩ về mấy thứ vô vị không đáng có kia nữa, chỉ muốn sống mơ mơ màng màng ở trong Hoa Thanh cung, cùng Hà chiêu viện làm một đôi thần tiên quyến lữ không màng thế sự.
Uất Trì Việt bận rộn thu lưới ở trên triều, còn thời gian này của Thẩm Nghi Thu ngược lại rất nhàn rỗi.
Vừa đúng lúc sinh nhật Tống lục nương tới.

Nàng từng hứa với bọn họ sẽ cùng nhau ngồi thuyền ăn đồ ăn, nên sáng sớm đã sai người chuẩn bị xong thuyền hoa rồi đặt vào trong hồ ở hậu uyển Đông cung..