Một đạo di chúc của Võ Tắc Thiên nhìn như yếu đuối mà thỏa hiệp, khiến bà ở thời điểm lâm chung cuối cùng nắm lại được chủ động nhất định. Mẹ ruột chủ động từ bỏ cho Đế hiệu, nguyện lấy thân phận Hoàng hậu chôn cất nhập vào Càn lăng Cao Tông, làm Lý Hiển khó tránh khỏi rất nhiều xấu hổ, làm như đứa con là ông ta hà khắc với mẹ ruột không bằng?
Lý Hiển lệnh cho Uyển Nhi phác thảo “Tắc Thiên đại Thánh hoàng hậu ai sách văn”, cũng tự tay chỉnh sửa, ở trong đó thêm vào một câu, biểu dương mẹ của ông ta là “Anh tài viễn lược, hồng nghiệp đại huân, lôi đình kỳ vũ, nhật nguyệt kỳ văn”, còn cử hành quốc tang long trọng cho Võ Tắc Thiên.
Nhưng thanh âm không hài hòa vẫn phải có, đối với di chúc của Tắc Thiên hoàng hậu yêu cầu chôn cất nhập Càn Lăng hợp táng với Cao Tông, Cấp sự Nghiêm Thiện Tư lập tức nhảy ra phản đối.
Nghiêm Thiện Tư khẳng khái trần từ nói:
- Bệ hạ! Tôn giả chôn cất trước, người không nên sau khi khánh thành lăng tẩm lại đi quấy rầy người chết. Tắc Thiên hoàng hậu tuy rằng thân phận tôn sùng, nhưng so sánh với tiên đế dù sao vị trí thấp kém, lại động đến Tôn giả, sợ không phải điềm lành.
Còn nữa, cửa của Càn Lăng Huyền cung này là một tảng đá lớn, lấy nước thép tưới vào khe hở, hiện giờ muốn mở Càn Lăng, nhất định phải sử dụng rìu đục, khởi công, xây dựng rầm rộ, sợ sẽ kinh sợ linh cữu tiên đế.
Hơn nữa, Đế hậu hợp táng đều không phải là cổ chế, thời cổ hoàng lăng, Đế hậu phần lớn không hợp táng, từ Ngụy Tấn tới nay, mới bắt đầu có chuyện Đế hậu hợp táng xuất hiện. Tắc Thiên hoàng hậu luôn luôn tôn trọng cổ chế, làm sao sẽ yêu cầu hợp táng chứ? Đây sợ không phải là chủ ý của Tắc Thiên hoàng hậu...
Lý Hiển nghe đến đó, mặt nhăn lại, cái gì mà sợ không phải chủ ý của Tắc Thiên hoàng hậu, chẳng lẽ trẫm bóp méo di chiếu của mẫu hậu hay sao?
Kỳ thật Lý Hiển rất rõ ràng mẫu thân làm như vậy là có dụng ý gì, Võ Tắc Thiên chính là vì phòng ngừa hậu nhân Lý Đường một ngày kia phản công trả thù bà, làm cho bà ngay cả di hài cũng không được an bình. Ông ta cũng biết rõ Nghiêm Thiện Tư tại sao phải phản đối hợp táng.
Nghiêm Thiện Tư căn bản là ý không ở trong lời, y sở dĩ phản đối mẫu hậu và phụ hoàng hợp táng, chính là vì một ngày nào đó khi lật đổ bộ tộc Võ thị, có thể không hề cố kỵ tẩy trừ bộ tộc Võ thị, bởi vì Nghiêm Thiện Tư chính là dư đảng công thần.
Nghiêm Thiện Tư không chú ý Lý Hiển đã giận tái mặt, y vẫn như trước dõng dạc mà nói:
- Thần nghĩ đến, bệ hạ chọn nơi bên cạnh với Càn Lăng chọn ngày lành tháng tốt an táng Tắc Thiên hoàng hậu. Nếu thần đạo biết, u đồ tự nhiên sẽ thông; nếu là vô linh vô nhận thức, hợp táng cũng không có ích gì!
Lý Hiển cắt ngang lời của y, cười lạnh đáp:
- Mẫu hậu có di chiếu, lúc đó trẫm và Tương Vương, Lương Vương, Thái Bình và một đám hoàng thân quốc thích chính tai nghe thấy, Thượng Quan Chiêu Dung cũng ở đó, có thể là giả sao? Trẫm làm con, chuyện hợp táng, tự nhiên tuân theo di mệnh của mẫu thân!
Từ khi ngũ vương phế chính, Lý Hiển nổi bật lên, ở trong triều đình rất có khí thế một lời mà quyết. Nghiêm Thiện Tư thân là Công thần đảng, giờ phút này lực lượng bạc nhược, muốn tìm vài kẻ hát đệm cũng khó khăn, không có cách nào khác, chỉ có thể lui sang một bên.
Lý Hiển quét chúng thần liếc mắt một cái, thản nhiên nói:
- Việc này không cần bàn cãi lại nữa, các khanh lại bàn bạc một chút về văn bia lăng tẩm của Tắc Thiên hoàng hậu đi.
Chuyện này, Lý Hiển ngay từ đầu muốn ủy thác Thượng Quan Uyển Nhi đến viết, bởi vì Thượng Quan Uyển Nhi mười bốn tuổi đã phụ tá Võ Tắc Thiên, đối với cuộc đời của bà quen thuộc nhất. Kết quả với tài học của Thượng Quan Uyển Nhi có thể cân bằng thiên hạ, không ngờ cầm bút một đêm lại không thể viết được một chữ.
Lý Hiển cũng biết việc này khó xử, ngược lại bày mưu đặt kế Tể tướng Ngụy Nguyên Trung chấp bút. Ngụy Nguyên Trung kiên trì đáp ứng, kết quả nhẫn nhịn hai ngày, vẫn là rất xấu hổ mời Thiên tử lựa chọn người cao minh khác.
Hành văn bất kể là Thượng Quan Uyển Nhi hay là Ngụy Nguyên Trung đều không có vấn đề, vấn đề ở chỗ bọn họ có thể viết cái gì? Văn bia là luận định đánh giá đối với cuộc đời một con người khi còn sống, nhân sĩ đối với văn tự lưu danh thiên cổ này ai cũng hết sức coi trọng.
Nhưng cuộc đời của Võ Tắc Thiên đánh giá như thế nào? Đương kim Hoàng đế là con trai của bà, bà là tiên đế Hoàng hậu, rồi lại là một người soán vị, một người phản quốc. Lời gièm pha không thể viết, nếu chỉ có một mặt ca công tụng đức, công tích vĩ đại của bà nhưng lại khó có thể giấu nổi những chuyện dơ bẩn đằng sau thì lại càng không viết nổi?
Lý Hiển cũng không có cách nào, đành phải đem vấn đề khó khăn này đưa ra trên triều đình nghị luận, kết quả lời ông ta vừa thốt ra, bách quan lập tức ngậm miệng không nói, Kim điện lặng ngắt như tờ. Vì chuyện lập bia, bách quan nói năng thận trọng, không một người nào dám lên tiếng.
Lý Hiển nhìn quanh, thấy chúng thần mắt nhìn mũi, mũi nhìn tâm, không có một người nào dám nói tiếp, không khỏi cũng âm thầm cười khổ, đành phải chủ động chỉ điểm. Ánh mắt của ông từ từ di chuyển:
- Ừ, Dương... Tướng công, ngươi nói một chút đi, văn bia nên đặt bút viết như thế nào?
Lúc Lý Hiển kéo dài một chữ Dương, toàn bộ điện phủ phàm là họ Dương toàn bộ giật nảy mình, ngay cả Dương Phàm thân là võ tướng, biết rõ chuyện viết văn bia sẽ không rơi xuống trên đầu của hắn nhưng cũng lo lắng đề phòng, cũng may Lý Hiển sau đó lại ra một câu Tướng công.
Tất cả đại thần đều nhẹ nhàng thở ra, cùng nhau đem ánh mắt vui sướng khi người gặp họa nhìn Dương Tái Tư. Dương Tái Tư vừa nghe mặt liền nhăn thành bánh bao, y cảm thấy bản thân đều biến thành dầu cù là rồi, ai có chuyện phiền toái gì đều lôi y ra, Hoàng đế cũng như thế.
Dương Tái Tư ấp úng sau một lúc lâu, chỉ có thể ngượng ngùng đáp:
- Theo thần thấy, theo thần thấy... cả đời công lao sự nghiệp của Thái hậu... thật sự... thật sự khó có thể dùng văn tự hình dung, không ngại có thể bố trí không có tự bia, ưu khuyết điểm được mất, lưu cho hậu nhân đánh giá cũng được.
Đây vốn là cử chỉ tránh né của Dương Tái Tư, tuy nhiên Lý Hiển nghe xong hai mắt sáng ngời, chúng văn võ nghe xong cũng là châu đầu ghé tai nghị luận, không ngờ đều cảm thấy chủ ý này vô cùng tuyệt diệu.
Đúng vậy, Hoàng hậu của tiên đế, mẫu hậu của hoàng thượng, bình luận cuộc đời của bà như thế nào? Có thể nói bà không phải sao? Hay là phải nói dối lương tâm chỉ nhặt lời dễ nghe, ai chấp bút kẻ đó đuối lý...Lập một vô tự bia tốt nhất, nếu khó có thể viết nên được, vậy thì dứt khoát không viết là được.
Lý Hiển càng nghĩ càng cảm thấy có lý, nan đề lòng vòng tưởng chừng không thể giải quyết được không ngờ lập tức giải quyết xong, ông gật gật đầu, nói:
- Ái khanh nói có lý! Như vậy... văn bia sẽ không ghi gì hết. Tương Vương, Lương Vương!
Lý Đán và Võ Tam Tư đồng thời bước ra một bước, chắp tay nói:
- Có thần.
Lý Hiển nói:
- Tất cả sự vụ về Quốc tang sẽ do Tương Vương và Lương Vương tổng lĩnh.
Hai người đồng loạt khom người nói:
- Thần lĩnh chỉ!
Lý Hiển tự cho là xử lý như vậy đã hết sức thỏa đáng, con không nói xấu cha, đối với thân mẫu dĩ nhiên cũng giống như vậy, ông có thể ở trên bia mộ khiển trách mẫu thân cái gì? Đây không phải là đạo làm con. Còn nếu bịa chuyện nhắm mắt lại nói lời bịa đặt, thế thì lại mất đi ý nghĩa lập bia, sẽ khiến người sau chê cười, xử lý như thế là thỏa đáng nhất.
Ông ta lại thật không ngờ, ông ta mở đầu khơi dòng như vậy, tương lai ông ta cũng sẽ gặp đãi ngộ tương tự. Sau khi ông ta mất, người kế nhiệm của ông ta cũng không biết nên đánh giá cuộc đời của ông ta như thế nào, cuối cùng cũng dựng lên một khối vô tự bia cho ông ta.
Chỉ tiếc ông ta là một trong vô số nam Hoàng đế từ xưa đến nay, mà Võ Tắc Thiên là độc nhất vô nhị, chỉ bằng một chữ độc nhất vô nhị, đủ để chiếm được sự kính trọng của một số người.
Vô tự bia của Võ Tắc Thiên bị những kẻ nịnh hót nói từ một nữ hoàng trí tuệ rộng lớn, khí phách phi phàm lại thành là không thể đánh giá đối với cuộc đời của bà ta, ưu khuyết điểm thiên thu tùy ý hậu nhân bình luận, hoàn toàn không để ý tới bia này là sau khi bà mất do hậu nhân vì bà mà tuyên khắc đấy.
Về phần Lý Hiển, đại đa số mọi người không để ý đến ông ta cũng có một cái vô tự bia, ngẫu nhiên có người nhớ tới, cũng quy kết cho người bên ngoài Vội vàng tranh quyền đoạt lợi, không đếm xỉa tới hậu sự Lý Hiển. Thời điểm nói như vậy hoàn toàn không để ý tới quốc tang triều đình Lý Hiển đều xử lý rồi, nhưng lại không rảnh khắc một khối bia?
*****
Tương Vương và Lương Vương sau khi nhận chủ trì lo việc tang ma, bắt đầu chính thức tiến hành xử lý tang lễ đối với Võ Tắc Thiên, bách quan luân phiên vào cung bái tế. Ở giữa những đại thần này, thu hút sự chú ý của người ta nhất chính là năm vị Vương gia Trương Giản Chi, Hoàn Ngạn Phạm Phạm...
Bọn họ đều từng thần tử dưới sự trị hạ của Võ Tắc Thiên, cũng đều là người kéo Võ Tắc Thiên xuống ngựa, hiện giờ đứng ở trước linh quách của Võ Tắc Thiên, bọn họ sẽ nghĩ cái gì? Dương Phàm không biết, cũng không muốn biết, trước khi ngũ Vương tiến đến, hắn đang bái tế ở linh đường của bà.
Hắn và Võ Tắc Thiên cũng không có ân oán cá nhân gì, cho nên đối với cái chết của Võ Tắc Thiên, hắn không cảm thấy khoái ý. Từ đầu hắn vì báo thù đuổi tới Lạc Dương, nhân duyên tế hội tiến vào con đường làm quan, đối với đủ loại việc làm của Võ Tắc Thiên hắn làm theo mà không ủng hộ, trong lòng thủy chung chưa từng thần phục với vị nữ hoàng này, cho nên hắn cũng chưa bao giờ thương cảm.
Nhưng, vị đế vương vừa mới mất đi này, dù sao cũng là người chở đầy sắc thái huyền thoại trong những năm tháng thanh xuân của hắn, đứng ở trước linh quách của bà, Dương Phàm vẫn còn có chút nhớ lại, hắn nghiêm túc bái tế, không hề có chút nào là bi thương giả dối, cũng không làm qua loa.
Ngũ vương đang suy nghĩ gì hắn cũng không biết, hắn chỉ có yên lặng lui qua một bên, nhìn ngũ vương tiến lên trí tế. Ngũ vương bái tế rõ ràng có chút không yên lòng, bọn họ qua loa hành lễ, liền đi ra ngoài linh đường.
Trương Giản Chi đã là lão nhân tám mươi hai tuổi, sau khi bị Phong vương đoạt quyền, tinh thần bị đả kích trầm trọng dường như khiến thân thể lão suy sụp nặng, chưa đi xuống bậc thang đã thở hổn hển. Hoàn Ngạn Phạm và Thôi Huyền Huy tiến lên đỡ lấy lão, săn sóc mà nói:
- Trời đông giá rét, Trương tướng công cẩn thận chút.
Đại thần tiến vào linh đường đưa tế cúi đầu, làm như không thấy bọn lão, giống như trốn tránh ôn dịch. Trương Giản Chi ở dưới bậc đứng lại, nhìn ánh mắt né tránh của quần thần, lão thản nhiên cười. Kính Huy lo lắng nói:
- Trương tướng công dường như thân mình không tốt lắm, ngài phải bảo trọng thân thể nha.
Trương Giản Chi lắc đầu nói:
- Già rồi! Không nên việc rồi. Lão phu và Tắc Thiên hoàng hậu sinh cùng năm, Tắc Thiên hoàng hậu đi, đại nạn của lão phu sợ là cũng sắp đến rồi.
Viên Thứ Kỷ nhăn mày. Trương Giản Chi nhìn Hoàn Ngạn Phạm liếc mắt một cái, thâm ý nói:
- Ta và ngươi cứu phục Lý Đường, thụ phong Vương tước, từ nay về sau thế tập võng thế, đời đời con cháu đều hưởng dụng vô cùng. Nói đến thì Thiên tử cũng không tính bạc đãi chúng ta. Ha hả, Sĩ Tắc hiện giờ tu thân dưỡng tính, gửi gắm tình cảm sơn thủy, còn thói quen không?
Hoàn Ngạn Phạm thản nhiên mà đáp:
- Trương lão tướng công, Hoàn Ngạn Phạm chưa từng du sơn ngoạn thủy, hiện giờ đang đóng cửa đọc sách.
Trương Giản Chi vuốt râu nói:
- Hả? Đọc sách tốt, lại không biết Sĩ Tắc đọc loại sách gì?
Hoàn Ngạn Phạm nói:
- Hoàn Ngạn Phạm đang xem chuyện xưa của Mạnh Thường Quân. Một chuyện xưa rất thú vị. Mạnh Thường Quân khi thiếu niên, thấy phụ thân ruộng tốt ngàn mẫu, vàng bạc bạc triệu, liền hỏi phụ thân của y: , ‘Con trai của con trai gọi là gì?'. Điền Anh đáp: ‘Tôn tử’.
Điền Văn lại hỏi: Vậy tôn tử của tôn tử gọi là gì?' Điền Anh trả lời nói: 'Huyền tôn. Điền Văn hỏi lại: Vậy huyền tôn của huyền tôn lại gọi là gì?' Điền Anh lắc đầu nói: 'Ta không biết.' Trương lão tướng công, ngài nói chuyện xưa này thú vị không?
Sắc mặt của Trương Giản Chi lập tức khó nhìn, ở đây vài vị đều là người đọc nhiều sách vở, đương nhiên cũng từng đọc câu chuyện xưa này, biết Mạnh Thường Quân kế tiếp hỏi gì, cũng biết Mạnh Thường Quân tại sao phải nói như vậy, cho nên sắc mặt của bọn họ đều ngưng trọng lên.
Hoàn Ngạn Phạm cười dài mà nói:
- Ta cảm thấy Điền Văn nói rất có lý, tích lũy bạc triệu gia sản có ích lợi gì, cho những người mà hắn ngay cả xưng hô cũng gọi không được hưởng dụng? Làm người làm trâu ngựa, cần gì chứ? Đại trượng phu, kiến công lập nghiệp, danh lưu thiên cổ, đó mới là đạo lý!
Hoàn Ngạn Phạm cười dài hướng về phía bọn lão chắp tay, nói:
- Cáo từ.
Nhìn Hoàn Ngạn Phạm đi xa, Kính Huy bất an nói với Trương Giản Chi: