Say Mộng Giang Sơn

Chương 169: Thái Bình cự hôn



Công chúa Thiên Kim nói một cách chậm chạp:

- Việc này.... Nếu xuất thân cũng muốn phù hợp thì Thiên Kim có chọn được một người, chỉ có điều...Người này vốn bị Thiên Kim xếp vào người cuối cùng trong năm người đấy. Vì so với năm người khác về mặt nào đó kém đi một chút.

Võ Tắc Thiên cho điều này không đúng nói:

- Người này gia thế thế nào? Có phải là con cháu trong gia đình bần hàn không? Người ngươi nói đến là ai?

Công chúa Thiên Kim cũng cười nói:

- Người này là cháu ruột của Thiên Hậu ngài đấy, Võ Thừa Tự Võ Tướng công.

Võ Tắc Thiên ngẩn ngơ, kinh ngạc nói:

- Thừa Tự?

Công chúa Thiên Kim nói:

- Đúng vậy ạ, nếu bàn về địa vị mấy người kia không thể nào so sánh với Võ Tướng công được. Nói về gia thế xuất thân, về tài năng thì ít người bì kịp nhưng có một điều Thái Bình mới hai mươi bốn mà Võ Thừa Tự đã hơn bốn mươi rồi..

- Thừa Tự...

Võ Tắc Thiên không nghe nàng nói gì nữa, bắt đầu lo nghĩ. Lý Lệnh Nguyệt là con gái mà nàng yêu thương nhất, con gái không có chồng chăm lo làm mẹ dĩ nhiên phải chú ý lo lắng hơn rồi. Hơn nữa, chồng của con gái nàng do chính nàng ra lệnh giết nên đối với con gái nàng có vài phần ấy nấy cho nên muốn làm gì đó để bù đắp.

Tuy nhiên, vì Tiết Thiệu chết không bao lâu, nàng cũng biết con gái và Tiết Thiệu nghĩa nặng tình thâm. Khi Tiết Thiệu chết đi đã để lại một vết thương lòng lớn cho con gái nàng, cho nên cũng chưa có ý định tìm vị hôn phu khác cho con gái, cũng chưa thấy có ai thích hợp cả. Hiện tại Công chúa Thiên Kim có nhắc đến Võ Thừa Tự như gợi ra cho nàng một tâm tư suy nghĩ đến chuyện khác.

Võ Tắc Thiên thầm nghĩ:

- Nay mai ta đăng quang xưng đế, một khi xưng đế, giang sơn này sẽ thuộc về người họ Võ chúng ta. Con gái ta Lệnh Nguyệt tính tình cao ngạo đến lúc đó không chịu được vắng vẻ, cô đơn. Nếu mang nó gả cho con cháu Võ Thị, thì tức là vợ của Võ Gia, con gái có chồng dù là người ngoài thì cũng là người của Võ gia. Hơn nữa Lệnh Nguyệt gả cho Võ gia làm vợ, Võ Lý làm một, như vậy...

Võ Tắc Thiên hài lòng liếc yêu Thiên Kim một cái, nếu không phải là chủ ý của cô ta thì chính bản thân mình cũng không thể nào nghĩ ra được điều này. Lúc này đây giải quyết được hôn nhân đại sự của con gái thì sau này không lo lắng nàng sẽ bị gia tộc Võ thị chèn ép và hãm hại. Còn với mình sẽ được triều đình ủng hộ, đây quả là một công mà tiện được ba việc!

Võ Tắc Thiên càng nghĩ càng cao hứng, về việc kế thừa ngai vị, cứ để cho họ phỏng đoán. Kỳ thật bản thân nàng không nghĩ truyền ngôi cho con gái, Võ Tắc Thiên cũng trọng dụng con cháu thứ tộc, nhất là những người có gia thế lớn mạnh. Mặc dù nàng muốn là Hoàng đế nhưng chưa từng nghĩ lại có một nữ Thái Tử.

Võ Tắc Thiên cũng không theo chủ nghĩa nữ quyền. Nàng xưng đế vì theo đuổi quyền lực cá nhân và địa vị, nhưng không muốn thay đổi địa vị của nữ giới trong thiên hạ. Nàng nghĩ đến con gái mình trở thành vợ của Võ gia, đây là đường lối tốt nhất cho con nàng.

Võ Tắc Thiên gật gật đầu trên mặt lộ ra vẻ sung sướng tươi cười:

- Ừ, tốt, tốt lắm. Công nhận hắn không tệ chút nào, thân phận địa vị so với Lệnh Nguyệt cũng tương xứng.

Công Chúa Thiên Kim nói:

- Đúng vậy, đúng vậy ạ. Thiên Kim cũng nghĩ như vậy, chỉ có điều tuổi tác có chênh lệch chút ít.

Võ Tắc Thiên liếc nàng một cái dài nói:

- Nam lớn hơn mười tuổi cũng như ngang bằng tuổi thôi. Hơn nữa, Thừa Tự năm nay mới bốn mươi mốt còn Lệnh Nguyệt năm nay cũng hai bốn rồi, ừ! Không chênh nhau mấy. Xứng! Xứng vô cùng!

Võ Tắc Thiên nghĩ đến là làm liền, tỏ ra vô cùng vui vẻ kêu lên:

- Đoàn Nhi, đi truyền Thái Bình công chúa đến gặp trẫm!

- Nô tỳ tuân chỉ!

Vẻ mặt Công Chúa Thiên Kim thoáng hiện lên vẻ đắc ý.

***

- Nhi nữ không lấy chồng đâu!

- Trẫm nói gả, phải gả!

- Nhi nữ thà chết còn hơn!

- Có chết cũng phải vùi xác vào mộ của Võ gia. Làm vợ Võ gia!

Thái Bình Công chúa bị gọi đến trước mặt Võ Tắc Thiên, vừa nghe nói muốn đem nàng gả cho Võ Thừa Tự liền đùng đùng nổi giận. Võ Tắc Thiên là người có tính cách vô cùng kiên cường, thấy con gái cứng rắn phản kháng mạnh mẽ cũng giận tím mặt, tranh luận không ai chịu thua ai.

Công Chúa Thiên Kim đứng bên cạnh thấy hai mẹ con ai cũng không chịu thua, nàng liên tục khuyên nhủ:

- Thiên Hậu bớt giận. Thái Bình à, Thiên Hậu cũng vì muốn tốt cho ngươi thôi, dù sao thân phận Võ Thừa Tự cũng xứng với tỷ, về nhân phẩm tướng mạo cũng không tầm thường...

Thái Bình Công chúa nhìn nàng một cách lạnh lùng, Thái Bình không giận thì thôi chứ giận lên rồi thần thái giống hệt mẹ. Công Chúa Thiên Kim thấy trong lòng cũng phát lạnh nên không thể nói tiếp được.

Thái Bình Công Chúa nhìn Võ Tắc Thiên buồn bã nói:

- Mẫu hậu, chung thân của nữ nhi là theo lệnh của cha mẹ, cũng là do cha mẹ tuyển chon cho nữ nhi, nhưng vị hôn phu của con cũng là mẫu thân hạ lệnh giết chết. Giờ đây, mẫu thân lại muốn con lập gia đình, người này nhi nữ có thể yêu được sao?

Thái Bình Công chúa nhìn thẳng vào Võ Tắc Thiên bằng mắt ảm đạm nói:

- Mẫu hậu nói mọi chuyện người làm đều vì nhi nữ cả, nhưng nhi nữ muốn hỏi người một câu, vào lúc người hạ lệnh giết chồng con người có nghĩ đến con không? Hiện giờ mẫu thân lại lựa chọn Võ Thừa Tự làm trượng phu cho con, có bao nhiêu phần là vì con?

Võ Tắc Thiên giận không kềm được đập bàn nói:

- Ta không vì ngươi thì vì ai đây? Nỗi khổ tâm của ta làm sao ngươi biết được?

Thái Bình Công Chúa khẽ lắc đầu nói một cách chua xót:

- Khổ tâm của Mẫu hậu, nữ nhi không biết, cũng không muốn biết! Nữ nhi chỉ biết nếu mẫu thân không ba phen mấy bận khổ tâm vì nữ nhi, nữ nhi sẽ không mất đi trượng phu, mấy đứa trẻ cũng không mất đi người cha mà bọn chúng yêu mến! Khổ tâm của mẹ, con…thật sự không dám nhận nữa!

- Ngươi.... Ngươi đồ nghịch tử!

Võ Tắc Thiên tức giận run người đứng lên.

Thái Bình Công Chúa hướng về phía Võ Tắc Thiên thi lễ nói một cách nhẹ nhàng nhưng lạnh tanh:

- Nếu Mẫu hậu cưỡng bức nữ nhân chuyện này, nữ nhi tình nguyện xuất gia!

Thái Bình Công Chúa chậm rãi đứng lên, vung tay phất nhẹ áo bước đi.

Công Chúa Thiên Kim nhìn Thái Bình Công Chúa kiên quyết bước đi, lại nhìn vẻ mặt tức giận xanh mét của Võ Tắc Thiên hoảng sợ không biết nên nói gì bây giờ là tốt nhất.



- Thượng Quan Đãi Chiếu, Thái Bình Công Chúa thu xếp hành trang phải trở về thành Lạc Dương rồi!

Một tiểu cung nữ chạy vào thiền phòng nơi Thượng Quan Uyển Nhi xử lý chính vụ, bẩm báo với nàng.

Thượng Quan Uyển Nhi buông tấu chương, kinh ngạc nói:

- Chẳng phải Công Chúa đã nói ở Long Môn vài ngày sao? Sao giờ lại đi rồi hả? Nhưng trong thành có chuyện gì quan trọng sao?

Tiểu cung nữ nói:

- Tỳ nữ không biết, sáng sớm Thiên Hậu có truyền gọi Công Chúa điện hạ đến, khi về điện hạ nổi giận đùng đùng, lập tức bảo phải thu dọn hành trang chuẩn bị rời khỏi Long Môn.

- Hả?

Thượng Quan Uyển Nhi nhíu mày suy nghĩ một lát đặt bút lông xuống đứng lên nói:

- Đi! Đi xem Công chúa thế nào?

Bên sông Y Thủy, Thái Bình Công chúa mang theo nhiều nô bộc tôi tớ, nổi giận đùng đùng đi lên thuyền hoa thông thường ra lệnh:

- Nhổ neo, Bổn công chúa phải rời khỏi nơi này ngay lập tức.

Bác lái đò không biết vì sao Thái Bình Công chúa phải rời đi vội vã. Thấy mặt nàng có vẻ không vui cũng không dám nói nhiều, khi nghe đưa ra chỉ thị đi liền lập tức giương buồm rời khỏi Long Môn.Thượng Quan Uyển Nhi chạy đến phòng Thái Bình Công chúa không thấy ai cả, lại đuổi theo đến sông Y Thủy thì chỉ thấy một chiếc buồm lớn đã đi xa hai dặm.

Dọc theo sông Y Thủy, một con thuyền đại hạm phía trước lái đến, đi đến nơi mặt nước có thể kiểm soát nhả neo dừng lại. Vệ Trung Lang tướng quân Võ Du Kỵ nhìn chiếc thuyền lớn dừng lại, tay cầm bảo kiếm sắc mặt nặng nề bước lên thuyền. Bên cạnh hắn là một người áo xanh, mặt gầy, hàng chân mày dài rậm, lưng hơi khom đi theo sát, nhỏ giọng nói:

- Tướng quân, đây chính là phân phó của Võ Tướng và Võ Thượng Thư.

Võ Du Kỵ giơ tay lên, người kia liền không nói gì, nhìn vài tên thân binh nội vệ phía sau Võ Du Kỵ bằng ánh mắt lạnh lùng khiếp sợ.

Trên thuyền có một tướng lĩnh đến nghênh tiếp, vừa thấy Võ Du Kỵ liền quỳ xuống nói:

- Ty chức Hồ Bưu, xin bái kiến Võ đại tướng quân!

Võ Du Kỵ trầm mặt gật đầu, hỏi:

- Tuân Vương đã mang quay về chưa?

Người đàn ông áo xanh mặt gầy đi bên cạnh lạnh lùng cường điệu nói:

-Tướng quân, Lý Tố Tiết nay là khâm phạm, không phải là Tuân Vương!

Võ Du Kỵ háy hắn một cái không nói gì.

Viên tướng mặc áo giáp ôm quyền nói:

- Lý Tố Tiết và toàn bộ người nhà đã mang đến đây!

Khóe mắt Võ Du Kỵ nhảy lên liên tục, trầm giọng nói:

- Giải bọn họ lên boong tàu đi!

Người đàn ông áo xanh mặt gầy cười cười lạnh lùng, hắn tên là Lý tên Quy, là tùy tùng bên cạnh Võ Tam Tư nên hắn mặc dù có ương ngạnh, Võ Vô Kỵ lại yếu đuối không dám dễ dàng đắc tội với hắn.

Võ Du Kỵ yêu cầu vị Tuân Vương kia tên Lý Tố Tiết, là con trai thứ tư của Hoàng đế Cao Tông, mẹ đẻ là Tiêu Thục Phi. Sáu tuổi thì được phong làm Ung Vương kiêm Ung Châu Mục. Mười hai tuổi lại sửa là Tuân Vương giữ chức Thứ Sử Kỳ Châu. Mẹ của Lý Tố Tiết là Tiêu Thục Phi bị Võ Tắc Thiên hại chết, sau đó giáng chức ông xuống làm Thứ Sử Thân Châu. Từ đó trở về sau ông phải luôn di chuyển, trước khi bị bắt giữ thì làm Thứ sử Thư Châu.

Chu Hưng bí mật tấu lên Tuân Vương Lý Tố Tiết, Trạch Vương Lý Thượng Kim có âm mưu làm phản. Võ Tắc Thiên liền hạ chỉ bắt người. Cả nhà Tuân Vương Lý Tố Tiết không trừ già trẻ đều bị áp giải vào kinh, họ vừa đi ngang qua Long Môn. Vì Võ Tắc Thiên đang ở Long Môn du xuân, cho nên phạm nhân bị trực tiếp áp giải đến nơi này.

Một lát sau, chỉ nghe được tiếng khóa sắt rung động rầm rầm, một đám người bị bắt lại đi từ khoang thuyền ra. Những người này nữ có nam có, già có trẻ có quần áo khác nhau, có cả công phục thường phục. Có trang phục hàng ngày nữa, hiển nhiên vì bị bắt ở thời điểm khác nhau, có người ở bên ngoài bị bắt, có người đang ở trong phòng ngủ, bị bắt mà ngay cả quần áo cũng không kịp thay.

Bọn họ vừa bước lên boong tàu, ánh nắng mặt làm mắt họ bị chói nên vừa bước ra tới liền nheo mắt lại. Một người trong đó vóc dáng trung bình dễ coi, mặt mày xanh lét, chòm râu nhỏ lún phún, gương mặt khá thanh tú, tuổi chắc khoảng trên dưới bốn mươi đúng là Tuân Vương Lý Tố Tiết.

Hai mắt Tuân Vương hơi híp lại, đợi một chút để thích ứng với ánh sáng mặt trời, mới nhìn đến Võ Du Kỵ. Ông không biết Võ Du Kỵ là ai. Khi còn là một thiếu niên, ông phải xa nơi ở của mình để làm nhiệm vụ, sau này khi Võ Tắc Thiên làm Hoàng hậu, bởi vì căm hận mẹ của ông là Tiêu Thục Phi nên ra lệnh cưỡng chế không cho ông từ nay không được hồi kinh nữa. Từ đó trở đi, hơn hai mươi năm đến năm gần đây ông mới trở lại Lạc Dương.

Tuân Vương vốn nghĩ rằng khi đưa đến bến tàu sẽ đem ông tống vào ngục. Nhưng nhìn chung quanh chỉ thấy toàn sông nước, có một người trong đồn còn xung quanh lại có thật nhiều quân sĩ đằng đằng sát khí bao vây ông, ông không khỏi ngạc nhiên. Thê thiếp và các con ông thấy thần sắc bọn họ thì vô cùng khiếp sợ nắm chặt lấy ông.

Võ Du Kỵ nhìn những người trong gia đình này, từ già trẻ lớn bé sắc mặt lộ ra vẻ sợ sệt, hắn liền không nói một câu.

Lý Quy tiến lên một bước nói to:

- Võ Tướng quân.

Hắn cố ý nhấn mạnh từ "Võ", từ này được xem là vô cùng đặc biệt. Võ Du Kỵ vừa nghe xong thân mình run lên, tay nắm chặt chuôi kiếm, trầm giọng nói:

- Thánh chỉ: Lý Tố Tiết có mưu đồ bất chính, gây rối loạn..Cả nhà nam đinh được ban chết! Nữ sung làm cung nô!