Say Mộng Giang Sơn

Chương 315: Huyết vũ tinh phong



Võ Tắc Thiên vốn thích nghe mật báo nhất, vì thế bà có đặc biệt thiết kế “Đồng quỹ g” tiếp nhận mật báo. Bà thậm chí còn hạ chỉ, lệnh cho các châu huyện, nếu có người vào kinh mật báo, phải cung cấp cho người cấp mật báo dịch trạm mã và nơi ở của quan ngũ phẩm, đãi ngộ ăn uống, đưa vào kinh mật báo, quan lại địa phương không được chất vấn nội dung mật báo. Mật báo nếu là thật thì được phong thưởng, mật báo không thật không đáng truy cứu.

Nhưng hai người mật báo ngày hôm nay, Võ Tắc Thiên quả thật không vui nổi nữa. Bởi vì kẻ mà hai người kia tố giác chẳng những là thân thích của Võ Tắc Thiên hơn nữa còn là tâm phúc mà Võ Tắc Thiên cực kì tin cậy, nể trọng.

Kẻ mà Tiết Lăng Tuyết và Cao Diên Lễ tố cáo là hai huynh đệ Tông Thần Khách và Tông Sở Khách, người anh em họ Tông Tấn Khanh của bọn họ, ngoài ra còn có Phó Du Nghệ người đã lập được công lao hiển hách khi Võ Tắc Thiên đăng cơ.

Tông Tần Khách là phượng các Thị lang kiêm nội sử, Tông Sở Khách là Hộ bộ Thị lang, Tông Tấn Khanh bậc thầy nghề thủ công, Phó Du Nghệ tuy hiện giờ bị bãi miễn chức tể tướng, nhưng bây giờ cũng là Ti lễ thiếu khanh, cũng là một quan viên trọng yếu trong Lễ Bộ.

Tiết Lăng Tuyết và Cao Diên Lễ đưa lên những chứng cớ và sổ sách xác thực. Lên án ba huynh đệ Tông Thần Khách và Phó Nghệ Du vấy bẩn pháp luật, thu nhận hối lộ, tham ô công quỹ, bán quan bán tước, thậm chí còn còn ăn bớt ăn xén nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng Võ Thị Thất Miếu, tham ô vô độ.

Tông Tần Khách là phượng các Thị lang kiêm nội sử, nếu muốn mua quan bán tước thì y có điều kiện này. Tông Sở Khách là Hộ bộ Thị lang, Tôn Tấn Khanh là bậc thầy nghề thủ công, trong cung thất, tông miếu, lăng tẩm tất cả các phương diện bọn họ đều có thể can dự vào được, mà những công trình này trong khi nghiệm thu quy chế, trang trí, qui mô chất liệu vân vân đều phải thông qua Lễ Bộ. vì thế vị tư lễ Phó Du Nghệ này hoàn toàn có thể nhúng tay vào được.

Tiết Lăng Tuyết và Cao Diên Lễ tự nhiên là do đám tể tướng sai đến, thế nhưng những chứng cớ mà bọn họ đưa ra cũng vô cùng xác thực không thể nghi ngờ được. Những chứng cớ này đám tể tướng sớm đã nắm chắc trong tay rồi, chỉ là không đưa ra sớm thôi, bởi vì những chứng cớ đó mặc dù có thể có tác dụng công kích đối thủ, thậm chí có thể đánh bại đối thủ chính trị, nhưng vẫn luôn không dùng đến để tránh tùy tiện giao ra tình huống không chuẩn bị đầy đủ.

Bây giờ, Võ Thừa Tự hăm hăm bức người, bọn họ không thể không lấy ra dùng để tỏ thái độ.

Võ Tắc Thiên quả thật rất khó xử, bà đương nhiên hiểu rõ cái lẽ nước quá trong ắt không có cá, càng hiểu được thuật đế vương “ minh có điều không thấy, thông có điều không nghe, cử đại đức, xá tiểu quá, vô cầu bị vu nhất nhân chi nghĩa” này. Bà trước nay cũng không muốn quá nghiêm khắc với những quan viên thanh chính liêm khiết dưới quyền mình.

Nhưng, những gì ba huynh đệ Tông Thần Khách và Phó Du Nghệ đã làm thật sự là quá quá đáng, bán quan bán tước! Vậy thì triều đình sẽ phải bổ nhiệm những hạng quan như thế nào đây? Đến cả việc xây dựng thất miếu Võ Thị cũng dám bớt xén nguyên liệu, vậy còn cái gì bọn họ không dám tham ô nữa?

Bây giờ thiên hạ này là thiên hạ của Võ Tắc Thiên, bà phải làm cho hoàng triều của mình vinh danh thiên cổ, bà phải tạo ra một thiên triều thịnh thế thuộc về bà, mà những gì mấy tên tham quan ô lại này đã làm, là đang làm hủy hoại đại nghiệp hoàng triều của bà.

Nghĩ đến đây, đuôi lông mày của Võ Tắc Thiên nhẹ nhàng nhướng lên. Chỉ có điều đuôi lông mày nhướng lên, bà vốn có vẻ ngoài như phật trên gương mặt khoan thai liền hiện lên một chút sát khí mờ nhạt.

Võ Tắc Thiên cầm bút son lên, ngòi bút như phong, dừng lại chốc lát trên trang giấy, liền thoăn thoắt viết thư. Sau chốc lát, một thánh chỉ đã viết xong, Võ Tắc Thiên nói với Thượng Quan Uyển Nhi:
- Đóng ấn, đưa tới Ngự Sử đài, bảo Lai Tuấn Thần nhanh chóng thi hành!

Thượng Quan Uyển Nhi đáp một tiếng, liếc mắt ra hiệu cho Tiểu Hải một cái. Tiểu Hải lập tức mang ngọc tỉ tới, Thượng Quan Uyển Nhi nhân cơ hội nhìn thoáng qua thánh chỉ, vừa nhìn cách khiến từ dùng câu của Võ Tắc Thiên liền biết được ba huynh đệ Tông thị hoặc là có thể giữ được một cái mạng, còn cái tên Phó Du Nghệ đi đầu trong chuyện ủng hộ lên ngôi kia chắc chắn là xong đời rồi.

Cái gọi là điều tra lại của Lai Tuấn Thần, chẳng qua là làm theo trình tự pháp luật một lượt, thánh chỉ đã quyết định vận mệnh của những người này rồi. Mà Lai Tuấn Thần lại là người giỏi về thể nghiệm thánh ý, sẽ xử lí theo ý muốn của Hoàng đế, “tìm ra” mọi chứng cứ phạm tội.

Võ Tắc Thiên vì cơ nghiệp ngàn đời của bà, quyết tâm đại nghĩa diệt thân, xử phạt mấy tên thần dân trái luật Đại Chu, nhưng có khả năng bà vĩnh viễn cũng không ý thức được, bản thân bà cũng làm những chuyện trái với luật Đại Chu.

Tiết Lăng Tuyết và Cao Diên Lễ thấy Võ Tắc Thiên đã đưa ra hình phạt, liền khom người lui ra. Võ Tắc Thiên mệt mỏi ngửa đến trên ghế dựa,chán nản nhắm hai mắt lại. Uyển nhi thấy vậy, vội chạy lại phía sau bà, đưa mười ngón tay thon nhỏ, nhẹ nhàng xoa bóp đầu vai. Cô phát hiện, hai bên thái dương Võ Tắc Thiên đã biến thành một mảng ngân sương, trong lòng không khỏi có chút xót xa.

Tuy rằng, ông nội và cha Uyển Nhi đều là do Võ Tắc Thiên xử tử, nhưng thân là một kẻ tín phụng quân quyền, cô không có cách nào nảy sinh lòng thù địch với Võ Tắc Thiên. Hơn nữa, ông nội và cha cô đã chết từ khi cô vẫn còn là một đứa trẻ con quấn tã, cô và bọn họ vốn chẳng có chút tình cảm gì.

Trái lại, đối với Võ Tắc Thiên- người mà cô đã sống cùng sớm tối kể từ khi cô mười bốn tuổi, cô có một tình cảm đặc biệt, cái tình cảm đó vừa giống như sự tôn kính đối với người mẹ hiền, vừa giống như sự kính sợ với người cha nghiêm khắc. Bây giờ, cô phát hiện, cho dù Võ Tắc Thiên ngày ngày dành lượng lớn thời gian, tiêu hao vô số tiền tài để chăm soc thân thể, nhưng tuổi hoa niên của bà vẫn cứ trôi đi từng ngày….

- Uyển nhi….

- Gì ạ?
Uyển Nhi cả kinh, vội vàng hỏi.

Võ Tắc Thiên từ từ thở dài một tiếng, nói mê giống như nỉ non:
- Trẫm…không thể khoan dung bất cứ kẻ nào hủy hoại đế quốc tự tay Trẫm tạo ra! Nhưng, toàn những người Trẫm tín nhiệm, trọng dụng mưu đồ phá hoại nó, ngươi nói xem….rốt cuộc ai là người Trẫm có thể tin tưởng được đây?

Uyển Nhi nhẹ nhàng xoa bóp hai bên vai Võ Tắc Thiên, nghiêm túc suy nghĩ rất lâu, đang định khéo léo lảng tránh vấn đề này, thì lại phát hiện Võ Tắc Thiên phát ra tiếng ngáy rất nhỏ, bà đã ngủ say rồi….

Hiệu suất của Lai Tuấn Thần còn cao hơn Chu Hưng. Sáng sớm ngày thứ hai, y đã bẩm báo với Võ Tắc Thiên kết quả thẩm tra xét sử: ba người Tông Tần Khách, Tông Sở Khách, Tông Tấn Khanh liên thủ tham ô khoản tiền kiến tạo cung thất, chứng cứ phạm tội vô cùng xác thực. đồng thời tìm ra được lượng lớn tang vật từ trong phủ của ba người này, ba người đã thừa nhận tội cung thỉnh thánh tài.

Võ Tắc Thiên xuống chiếu, Tông Tần Khách bị cách chức làm huyện úy Tuân Hóa, Tông Sở Khách, Tông Tấn Khanh lưu đày Lĩnh Nam.

Chỉ ý của Võ Tắc Thiên vừa ban, Lai Tuấn Thần lập tức lại lấy trong tay áo ra một tấu chương, nói Tư lễ Thiếu khanh Phó Du Nghệ mộng thấy mình đi lên trạm lộ điện đồng thời ngồi trên ghế rồng, mặc long bào, được bá quan bái lạy. Sau khi tỉnh lại còn đắc ý, đem hết những gì thấy trong mộng kể cho thân nhân nghe.

Thân nhân của lão rất rõ đại nghĩa, chạy đến Ngự Sử đài tố giác lão, Lai Tuấn Thần bắt Phó Du Nghệ bỏ tù tra hỏi, Phó Du Nghệ thừa nhận dã tâm không chút do dự rồi sợ tội tự sát. Võ Tắc Thiên hạ chỉ, phạm nhân đã chết không cần truy thêm tội danh nữa. Người nhà Phó Du Nghệ rất rõ đại nghĩa, có công tố giác, không đáng truy cứu!

Phó Du Nghệ chết không rõ nguyên nhân như thế. Hơn một năm trước, lão đi đầu trong phong trào ủng hộ lên ngôi, từ một quan lục phẩm thấp bé thẳng đường thăng chức, leo lên các chức tướng, vị trí nhân thần, thăng chức với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Được người đời gọi là “Tứ thì sĩ hoạn". Hơn một năm sau, chỉ vì “một giấc mơ”, lão “sợ tội tự vẫn” trong ngục rồi.

Từ thăng chức đến đột tử, Phó Du Nghệ giả tưởng như một chuyện từng trải, sao không giống một giấc mộng?

Bọn Tông Tần Khách và Phó Du Nghệ bây giờ đều là người một phe với Võ Thừa Tự, tai họa bất ngờ của bọn họ chính là đòn phản kích của đám tể tướng. Phó Du Nghệ "Tự sát", Tông Tần Khách bị giáng chức làm một huyện úy nho nhỏ, Tông Sở Khách và Tông Tấn Khanh bị lưu đày Lĩnh Nam. Một chuỗi đòn phản kích có hiệu lực, khiến những quan viên phi Võ Thị đảng mở mày mở mặt.

Nhưng Võ Thừa Tự há chịu cam chịu, lập tức sai Chu Hưng dở mánh cũ, nhanh chóng lấy được một phần khẩu cung mới từ chỗ Vi Phương Chất, khai nhận tể tướng Sầm Trường Thiện là đồng đảng của bọn chúng. Lần này Chu Hưng rút kinh nghiệm lần trước vu cáo Tô Lương Tự có liên quan thất bại, một khi lấy được khẩu cung, liền lập tức tiến hành lùng bắt trong phủ đệ Sầm Trường Thiện. …

Sầm Trường Thiện không chỉ là Tể tướng, hơn nữa còn có quân hàm. Ông từng đảm nhiệm Bộ Binh Thượng Thư trong một thời gian dài, cho đến tận bây giờ vẫn còn có một quân hàm đại tướng quân phụ quốc. Sầm Văn Sảnh là cháu trai của tể tướng triều Thái Tông- Sầm Văn Bản, thúc chất hai đời tể tướng, giao thiệp rộng rãi, môn nhân đông đảo, bản thân lại kiêm hai chức văn võ, vừa nghe ông là đồng đảng của Vi Phương Chất, Võ Tắc Thiên vô cùng lo lắng, lập tức ra lệnh cho Chu Hưng kiểm tra nghiêm ngặt hơn, đồng thời tăng cường phòng ngự trong kinh thành.

Sau khi Sầm Văn Sảnh vào tù, vừa nhìn thấy hình cụ mới kì quái làm người ta hồn bay phách lạc kia, đã biết lấy máu thịt của mình căn bản không chịu đựng nổi sự dày vò của những hình cụ tra tấn đó, Sầm gia môn nhân đông, đến khi chịu hình không nổi nữa, dối lòng vu áo một phen, tất nhiên sẽ hại rất nhiều đại thần có giao hảo với Sầm gia, mà chính mình gánh tội danh mưu phản trên vai, cuối cùng cũng khó tránh khỏi tội chết, chi bằng kết thúc sớm một chút, tĩnh tâm lại, cuối cùng đập vào cột mà chết.

Võ Tắc Thiên nghe tin vô cùng giận dữ, hạ lệnh đào tuốt cả mộ cha lẫn mộ tổ, phơi xương cốt ngoài đồng hoang dã, Chu Hưng còn chưa từ bỏ ý định, thấy Sầm Văn Sảnh tự vẫn, liền dùng hình với Sầm Linh Nguyên-con trai ông, ép khai ra đồng đảng. Sầm Linh Nguyên không chịu nổi hình, liền khai nhận lung tung một số đại thần, nhất thời mười vị đại thần như Tư lễ khanh Âu Dương Thông, Hữu ngự sử Trung Thừa Cách phụ nguyên…đều bị bỏ tù vì tội mưu phản.

Đám tể tướng không cam lòng chịu thua, lợi dụng những chứng cứ phi pháp của bọn quan viên này mà bọn họ nắm trong tay, không ngừng buộc tội đối phương, không khí quan trường vốn thái bình bị quấy đến chướng khí mù mịt. Võ Tắc Thiên vốn cho rằng sau khi bà đăng cơ, chính trị thanh minh, bá quan thanh liêm, lại không nghĩ đến sự mưu phản của mưu phản, sự tham ô của tham ô, trong lúc phẫn nộ đau lòng, sát tâm nổi lên.