Đây là chén rượu gỗ màu đỏ, loại tạo hình này đã không còn ở thời hiện đại nữa. Lý Dương ở đây có thể nhìn thấy một chén rượu như vậy cũng là ngoài ý muốn.
Lý Dương vừa vào cửa hàng thì Lưu Cương và đám người Hà Kiệt cũng liền vào theo. Bảy tám người bước vào, cái cửa hàng nho nhỏ này lập tức có vẻ chật chội hơn.
Cách ăn mặc của những người này đều không phải hạng tầm thường. Cho nên ông chủ cửa hàng vội vàng bước đến, nhỏ giọng tiếp đón.
- Ông chủ, món đồ này của ông bao nhiêu tiền vậy?
Lý Dương chỉ tay vào cái chén rượu bằng gỗ ở trong tủ hỏi một câu. Ông chủ cửa hàng nhìn vào vật Lý Dương đang chỉ, hơi có chút sửng sốt.
- Món đồ này là một người bạn nhờ tôi bán giùm, chỉ có ba trăm đồng tiền.
Ông chủ cửa hàng rất nhanh nói ngay giá cả. Cái đồ vật này là do một người bạn nhờ bán giùm. Một phần tư hàng hóa trong cửa hàng này đều là hàng nhờ bán giùm. Như vậy có thể tiết kiệm được vốn bỏ ra, đồng thời tăng thêm nét đặc sắc cho cửa hàng.
Tây Tạng hoang vắng, giao thông vẫn còn là một vấn đề rất lớn. Những thương gia bên ngoài không thể kinh doanh lâu dài ở Lạp Tát này cho nên mới nhờ bạn bè của mình tiêu thụ hộ. Đây đã trở thành một thông lệ từ rất lâu rồi.
- Ba trăm đồng, được, tôi mua!
Lý Dương suy nghĩ một chút rồi đồng ý, lấy ra ba trăm đồng trả cho ông chủ cửa hàng.
Cái đồ vật này có từ rất lâu rồi. Ba trăm đồng quả nhiên là một giá hời.
- Được, để tôi tìm cho cậu một đồ để đựng.
Ông chủ cửa hàng nhếch miệng cười. Lai lịch của tiểu sư tử bất chính, đối phương lại là người am hiểu công việc nên ông không dám vòi tiền nhiều. Nhưng cái đồ này ông ta bán cũng lời không ít. Ông ta bán giùm nhưng chỉ trả lại cho người chủ của món hàng một trăm đồng là được rồi. Bán được món hàng coi như ông ta lời gấp hai lần, kiếm được hai trăm đồng.
Ở Trung Nguyên thì hai trăm đồng chẳng là cái gì nhưng Tây Tạng thì vẫn chưa phát triển. Cửa hàng này của ông ta mỗi ngày tính lợi nhuận chia đều cũng chỉ là hai trăm đồng thôi.
- Không cần đâu, cám ơn nhiều!
Lý Dương thật không để ý nhiều như vậy. Giao tiền xong, hắn cầm lấy món hàng rồi cẩn thận thưởng thức.
Mã Thế Vĩ đứng đằng sau Lý Dương, nhìn cái chén rượu bằng gỗ trên mặt lộ ra thần sắc trầm tư. Ngành khảo cổ và sưu tầm không giống nhau nhưng cũng có quan hệ nhất định. Hắn không nhìn ra được niên kỉ của vật này nhưng vẫn phát hiện được một số đặc điểm.
Mua xong món đồ, hắn cũng không muốn ở lại. Vài người tiếp tục đi ra ngoài, du ngoạn con phố du lịch.
- Lý Dương, cậu nói thật đi, cậu mua món đồ này làm gì? Cái này có phải là bảo bối hay không?
Đi chưa được vài bước, Hà Kiệt liền níu Lý Dương lại, vội vàng hỏi một câu. Hà Kiệt cũng là một người rất hiếu kỳ. Đặc biệt là khi Lý Dương mua cái gì đó thì liền có cảm giác thứ đó chắc chắn là thứ tốt.
Lý Dương ngừng lại. Đường Tiếu Tiếu và Thạch Cần đều tò mò nhìn theo Lý Dương. Chỉ có Lưu Cương là vẫn mang bộ dạng thản nhiên.
- Phía trước có quán cà phê, chúng ta vào bên trong nghỉ ngơi đi.
Lý Dương không trả lời vấn đề của Hà Kiệt mà chỉ về phía trước. Phía trước là một ngã tư đường, ven một con đường khác là một quán cà phê không tồi. Mọi người hiện tại cũng đã đi dạo rất nhiều giờ nên cũng cảm thấy mệt mỏi.
- Được, vào bên trong rồi nói.
Hà Kiệt lập tức gật đầu, cũng không nói gì nhiều.
Người trong quán cà phê cũng không đông lắm. Mọi người tìm hai cái bàn rồi ngồi xuống. Lý Dương, Hà Kiệt và Mã Thế Vĩ ngồi một bàn. Lưu Cương, Cao Phong và Triệu Vĩnh ngồi một bàn.
Quán cà phê này không lớn. Cái bàn lớn nhất cũng chỉ đủ cho sáu người ngồi. Cho nên phải tách ra để ngồi.
Sau khi ngồi xuống, Lý Dương mới đem cái chén rượu gỗ mới mua đặt lên trên bàn. Mã Thế Vĩ cúi đầu nhìn, trong mắt lóe lên điều gì đó. Thạch Cần và Đường Tiếu Tiếu mỉm cười, tò mò nhìn cái chén rượu bằng gỗ cũ kỹ này.
- Lý Dương, hiện tại cậu có thể nói cái bát này là gì rồi?
Hà Kiệt sau khi nhìn qua vài lần liền quay đầu sang hỏi Lý Dương. Lý Dương hơi sửng sốt một chút, lập tức lắc đầu:
- Đây không phải là bát mà là một loại chén rượu. Loại chén rượu này có cái tên rất êm tai, là Vũ Thương.
- Chén rượu?
Ánh mắt Hà Kiệt lập tức mở to, cẩn thận quan sát lại chén rượu trước mặt. Chén rượu này rất lớn, hình trứng, diện tích không khác gì so với một cái bát nhỏ. Tạo hình như vậy rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm nó là một cái bát. Nghiêm khắc mà nói thì hình dáng của nó giống như một cái bát hơn là một chén rượu.
- Vũ thương còn có tên gọi là nhĩ chén. Thời Chiến quốc cho đến thời kỳ Ngụy Tấn đã lưu hành một dụng cụ để uống rượu. Loại chén rượu này được lưu hành trong một thời gian rất dài, rất có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hóa cổ xưa.
- Đặc biệt là các văn nhân thời cổ đại, bọn họ giơ chén rượu lên, không gọi là nâng chén, mà gọi là cử thương. Trong một bài thơ đưa tiễn rất nổi tiếng của Lý Bạch có câu:
Kim Lăng tử đệ lai tương tống,
Dục hành bất hành, các tận thương
(Kim Lăng bạn trẻ ra đưa tiễn,
Kẻ ở người đi cạn chén đầy)
Bản dịch của Khương Hữu Dụng
Thương ở đây chính là chén rượu, ý là cho dù người có muốn đi thì mọi người cũng vẫn nâng chén rượu để đưa tiễn.
- Bài thơ này tôi biết. Đó chính là bài “Kim Lăng Tửu Tứ Lưu Biệt” (Thơ lưu lại để từ biệt ở quán rượu Kim Lăng) của Lý Bạch.
Đường Tiếu Tiếu nhẹ giọng nói một câu rồi im bặt. Bài thơ này mọi người cũng đều nghe qua nên biết được ý nghĩa bên trong của nó nhưng không suy nghĩ đến phương diện này. Chỉ khi Lý Dương nhắc đến mới chú ý.
- Kỳ thật thì chén rượu này cũng có một chuyện xưa “Lưu Thương Khúc Thủy” rất nổi tiếng. Câu chuyện xưa này có nội tình bên trong nên chúng ta không thể biết. Tôi nghĩ rằng những người nghiên cứu văn hóa cổ cũng đã nghe qua chuyện xưa này.
Lý Dương ngẩng đầu cười, trong lúc nói chuyện còn nhìn Mã Thế Vĩ, Thạch Cần và Đường Tiếu Tiếu. Bọn họ đều là những giáo sư. Đường Tiếu Tiếu thì không biết đã nghe qua chưa nhưng chắc chắn Mã Thế Vĩ và Thạch Cần sẽ biết.
- Tôi nghe nói “ Lưu Thương Khúc Thủy” chính là nói đến bữa tiệc rượu Lan Đình.
Mã Thế Vĩ đầu tiên gật đầu. Là một nhà khảo cổ học, y đối với lịch sử cổ đại Trung Quốc hiểu biết rất nhiều. Người mà say mê những chuyện xưa như y thì không thể không biết.
Thạch Cần không nói gì nhưng theo vẻ mặt của anh ta thì có thể anh ta cũng biết câu chuyện xưa này.
- Lý Dương, cậu nói rõ hơn đi, đừng thừa nước đục thả câu nữa.
Hà Kiệt hơi nhăn mặt một chút. Đường Tiếu Tiếu cũng nhìn Lý Dương. Đường Tiếu Tiếu có chỉ số thông minh rất cao nhưng cô lại không thích văn học. Cho nên đối với chuyện xưa này cũng chưa hề nghe qua.
Lý Dương cười gật đầu, nhẹ giọng nói:
- Tiệc rượu Lan Đình là buổi hội tổ chức nhân dịp lễ “hễ”. Lễ “hễ” là lễ trừ tà, tẩy uế gồm có lễ xuân hễ tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, và tu hễ tổ chức vào 14 tháng 7 âm lịch, (tính theo tây lịch, buổi hội thơ này nhằm vào ngày 22-4-353). Tập tục này ngày nay không còn diễn ra nhiều nữa nhưng trong thời xưa thì đây là một ngày hội rất nổi danh.
Thạch Cần gật đầu. Anh ta học về dân tộc học, với lễ thu hễ này cũng hiểu biết rất nhiều. Đây là một tập tục có từ rất lâu đời. Đến nay thì vẫn còn một số địa phương duy trì tập tục này.
- Tiệc rượu Lan Đình chính là phát sinh từ tập tục tu hễ. Vào ngày mồng 3 tháng 3 năm Vĩnh Hòa thứ 9, Vương Hi Chi (nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử hội hoạ Trung Quốc) cùng với 41 thi khách tham gia buổi hội thơ, tham dự trò chơi thả chén đặt thơ. Trong trò chơi này mọi người sẽ theo thứ tự già trẻ ngồi dọc theo bên bờ suối, những chén rượu được thả trôi xuống từ đầu dòng nước, lần lượt các thi nhân được mời hạ bút sáng tác một bài thơ trước khi cái chén trôi qua trước vị trí của mình. Nếu không xong thì sẽ bị phạt rượu. Chỉ có 26 người được cuộc trong trò chơi này. Và 26 bài thơ đó được tập thành trong thi tập Lan Đình
- Việc uống rượu này có vẻ tao nhã hơn văn nhân ngày nay của chúng ta uống rượu nhỉ.
Mã Thế Vĩ cười ha hả tiếp một câu. Mọi người trên mặt đều lộ ra vẻ tươi cười. Hiện tại thì mọi người uống rượu thì hay nói “uống đi, uống đi”, dáng vẻ không tao nhã giống như các thi nhân uống rượu thời xưa.
- Thế có ai không làm được không?
Đường Tiếu Tiếu lại hỏi một câu, nét mặt tò mò. Hiện tại thì cô cũng bị chuyện xưa của Lý Dương hấp dẫn.
Lý Dương nhìn cô một cái, cười tiếp tục nói:
- Đương nhiên là có. Là Vương Hiến Chi, người con thứ bảy của Vương Hi Chi. Đây cũng là một nhà thư pháp nổi tiếng. Hai cha con được xưng tụng là “Nhị Vương Thảo Thánh”, là niềm tự hào của nhà họ Vương và của cả nền thư pháp Đông Tấn. Vương Hiến Chi được gọi là Tiểu Thánh.
- Vào thời nhà Thanh, có người bởi vì việc này mà đã viết một bài vè chế nhạo Vương Hiến Chi như sau:
Khước tiếu ô y vương đại lệnh
Lan Đình hội thượng cánh vô thi
Lần này người nói tiếp chính là Thạch Cần. Một chén rượu nho nhỏ nhưng cũng khiến mọi người hứng thú nói ra nhiều chuyện. Lý Dương mỉm cười nhìn cậu ta, yên lặng gật đầu.
- Vương Hiến Chi lúc ấy không làm ra thơ thì quả thật là không hay. Nhưng Vương Hi Chi lại từ bữa tiệc rượu Lan Đình đấy mà viết ra được một thi tập lưu truyền thiên cổ “Lan Đình tập tự”. Đáng tiếc là tác phẩm “Lan Đình tập tự” đã thất truyền. Các tác phẩm hiện nay đều không phải là bản gốc.
Lý Dương nói xong liền bưng ly cà phê trước mặt uống một ngụm, rồi lấy miếng bánh điểm tâm trên bàn cắn một miếng.
- Té ra là như vậy. Không nghĩ “Lan Đình tập tự” lại có nguồn gốc như vậy. Lý Dương, anh mua cái chén rượu này không phải là cái chén đã được dùng qua ở tiệc rượu Lan Đình chứ?
Đường Tiếu Tiếu nhìn Lý Dương hỏi một câu. Hà Kiệt cũng quay sang nhìn Lý Dương. Nếu cái chén này được dùng ở tiệc rượu Lan Đình thì quả thật nó sẽ có giá trị rất lớn. Những hoa văn cùng bức tranh thánh nổi tiếng rất có quan hệ với tiệc rượu Lan Đình. Giá trị của nó không thể thấp được.
Thạch Cần cũng quay lại nhìn Lý Dương. Anh ta, Hà Kiệt và Đường Tiếu Tiếu đều có cùng một suy nghĩ.
Chỉ có nụ cười của Mã Thế Vĩ là có chút kỳ lạ. Y muốn nghe xem Lý Dương trả lời vấn đề này như thế nào.
Thứ này nếu như là người khác mua thì Hà Kiệt căn bản sẽ không để ý đến vấn đề này. Chén rượu ở tiệc rượu Lan Đình ai biết có còn tồn tại hay không? Cho dù vận may có đến với người khác nhưng đổi lại thành Lý Dương thì sẽ khác. Việc gì phát sinh từ Lý Dương đều rất đáng nghi ngờ.
Vận may của Lý Dương thật sự là rất tốt. Hà Kiệt đã tận mắt thấy rất nhiều lần nên không thể nghi ngờ.
- Cái chén này có phải là được dùng trong tiệc rượu Lan Đình hay không thì tôi nghĩ giáo sư Mã đã nhìn thấy được một phần. Chi bằng giáo sư Mã nói trước đi?
Lý Dương quay đầu nhìn Mã Thế Vĩ. Nụ cười quái lạ của anh ta Lý Dương đã nhìn thấy. Mã Thế Vĩ khẳng định là đã có phát hiện gì đối với đồ vật này rồi, chẳng qua là anh ta không nói ra thôi.