Sở Hán Tranh Bá

Chương 563: Nội các, Võ viện



Năm Nguyên Đán 179 trước Công Nguyên, Sở Vương Hạng Trang sau khi liên tục từ chối thì cuối cùng đã tiếp nhận sự ủng hộ của các chư hầu lên ngôi Hoàng đế, trước thì cho xây dựng Đàn tế thiên tại Đông Giao Lạc Dương, sau đó chiếu cáo thiên hạ chính thức kế vị Hoàng đế.

Cùng ngày, Hạng Trang ban xuống đạo thánh chỉ thứ nhất sau khi kế vị là sửa Quốc hiệu là Hoa Hạ.

Đạo thánh chỉ này đã gây ra tranh luận rất lớn tại trong triều, huân thích quý tộc, quan viên thân sĩ Giang Đông cực kỳ mâu thuẫn đối với điều này, nhưng cũng có những huân thích quý tộc quan viên cường hào lại khen không dứt miệng.

Ngày tiếp theo, Hạng Trang lại ban xuống đạo thánh chỉ thứ hai, chính thức phổ biến lịch, Khâm định lấy năm Tần Thủy Hoàng xưng đế tức là năm 220 trước Công Nguyên làm nguyên niên Hoàng Đế, mà năm Hạng Trang xưng đế phân định là năm thứ bốn mươi hai, từ nay về sau kỷ niên của tộc Hoa Hạ đã hoàn toàn đi theo một hướng khác, niên hiệu Ngũ Hoa Bát Phương đã bị kỷ niên Hoàng đế nhất hệ muôn đời thay thế.

Tháng hai năm Hoàng đế thứ bốn mươi hai, trải qua hơn một tháng đánh giá thành tích, luận công, Hạng Trang chính thức hạ chiếu phong thưởng quần thần, Bách Lý Hiền được phong làm Sở quốc công, Mông Cức vẫn làm Tần quốc công, Cao Sơ vẫn làm Ngụy Quốc Công, Bàng Ngọc thì chuyển thành Tề quốc công, Chung Ly Muội được phong làm Ngô quốc công, Ngu Tử Kỳ được phong làm Việt quốc công, cấp bậc được cha truyền con nối, hưởng bổng lộc mười ngàn thạch, trở thành Lục Đại quốc công của Đế quốc Hoa Hạ.

Lại phong Hạng Tha, Hạng Đà, Vũ Thiệp, Tấn Tương, Hô Diên, Tử Xa Sư, Tây Khất Liệt, Bách Lý Mậu và ba mươi sáu người làm Triệt hầu, tước vị cũng được cha truyền con nối, hưởng bổng lộc hai ngàn thạch.

Tước vị dưới Triệt Hầu đều được phong thưởng bởi chế độ Võ Viện.

Võ Viện là cơ cấu võ quan do Hạng Trang nghĩ ra, gần giống với phủ Ngũ quân thời Đại Minh, nhiệm vụ chủ yếu là dự trữ đào tạo võ tướng, các võ tướng trong Võ viện bình thường không cầm binh, chỉ khi tác chiến bên ngoài mới được Hoàng đế trao tặng binh phù và ấn tín, sau đó mới có thể điều phủ binh tại các quận xung quanh. Sau khi chiến sự kết thúc thì lại trả lại binh phù và ấn tín cho Hoàng Đế.

Đương nhiên đây chỉ là trình tự ở tình huống bình thường, còn sẽ có tình huống đặc biệt vậy thì sẽ là biên quan.

Bởi vì biên quan liền nhau với lãnh địa Man tộc xung quanh, thí dụ các quận Liêu Đông, Cửu Nguyên hay là Lũng Tây, thông thường khi chiến sự bùng nổ nếu những Man tộc đánh tới thì sẽ thượng tấu lên triều đình, sau đó sẽ do Hoàng đế chọn phái đại tướng đi cầm binh thảo phạt. Rõ ràng những lúc cấp bách thì nhất định phải giao các võ tướng trú tại các quận ở biên quan cầm binh.

Hạng Trang noi theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thiết lập Lục trấn tổng binh tại Liêu Đông, Cửu Nguyên, Lũng Tây, Kiềm Trung, Mân Việt, Đan Đồ.Trong đó Liêu Đông phụ trách tiến công chiếm đóng các Man tộc như Ô Hoàn, Tiên Ti, Phu Dư, Túc Thận, Cao Cú Lệ; Cửu Nguyên phụ trách tiến công chiếm đóng Hung Nô; Lũng Tây phụ trách tiến công chiếm đóng Nguyệt Thị, Khương, Bạch Mã; quận Kiềm Trung phụ trách tiến công chiếm đóng Dạ Lang, Lậu Ngọa, Cú Đinh; Mân Việt phụ trách tiến công chiếm đóng Sơn Việt, Bách Việt; Đan Đô trấn thủ tổng binh thủy quân. nguồn TruyenFull.vn

Tổng binh biên trấn có quyền thống lĩnh quân đội, nếu như cấu kết với quan viên địa phương rất dễ hình thành cát cứ quân sự, vì để ngăn ngừa xuất hiện tình trạng cát cứ phiên quân, Hạng Trang phụ trách tổng binh biên trấn quân sự, phụ trách Quận Thủ biên quân dân chính, đặt niên hạn nhiệm kỳ đối với Tổng binh biên trấn và Quận Thủ biên trấn, lấy một nhiệm kỳ là năm năm, hơn nữa tuyệt đối không cho phép bổ nhiệm liên tiếp!

Mặc dù chế độ "Binh thuộc phủ, tướng thuộc triều" sẽ ít hoặc nhiều ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội, nhưng lại có thể hữu hiệu ngăn chặn việc xuất hiện quân phiệt nắm giữ trọng binh, có lợi cho sự ổn định và hòa bình lâu dài của đế quốc.

Ngoài ra,Vương tước các chư hầu Ngụy vương Ngụy Thác, Cử Vương Lã Đài, Tề vương Điền Hoành, Hàn Vương Hàn Tín, Hán Vương Lưu Hằng dù không trừ diệt nhưng lại không cho nối truyền, nói cách khác, những chư hầu vương chỉ có thể đảm bảo vinh hoa cho bản thân, chứ con cái họ lại không thể được truyền lại vương tước, muốn đạt được vinh hoa phú quý thì phải dựa vào bản lĩnh của bản thân.

Sau khi Võ Viện được thiết lập, Hạng Trang lập tức bắt đầu cải cách cơ cấu quan văn.

Cơ cấu quan văn trong lịch sử Hoa Hạ trải qua diễn biến từ chế độ Tam Công Cửu Khanh tại thời kỳ Tiền Tần, phát triển đến chế độ Lục Bộ Tam Tỉnh thời kỳ Tùy Đường, đến triều Minh thì được phát triển thành chế độ Lục Bộ Nội Các hoàn thiện nhất.

Nói đến chế độ Lục Bộ Nội Các không thể không đề cập tới Hoàng đế áo vải Chu Nguyên Chương.

Hậu nhân nhắc đến Triều Đại Minh, ấn tượng ban đầu đó là Cẩm y Vệ bạo ngược mà nhà máy hoạn công quyền âm khí dày đặc, dường như triều Đại Minh là thời kỳ lịch sử đen tối nhất, thối nát nhất trong lịch sử Hoa Hạ. Nhắc đến Minh Thái Tổ, ấn tượng đầu tiên của thế nhân chính là hai vụ án Hồ Lam, lột da nhét cây cỏ, coi Chu Nguyên Chương là vị Hoàng đế tàn bạo bất nhân nhất trong lịch sử Hoa Hạ.

Thật ra đây chỉ là vu oan của Mãn Thanh đốivới Đại Minh triều và Minh Thái Tổ.

Trên thực tế, triều Đại Minh tuyệt đối là triều đại cai trị trong sạch nhất, thuế ruộng thấp nhất, gánh nặng nông dân giảm nhẹ nhất trong lịch sử Hoa Hạ, mà Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng tuyệt đối là vị Hoàng Đế trí tuệ chính trị nhất trong lịch sử Hoa Hạ

Nếu như nói, "Thư đồng văn, xa đồng quỹ" thống nhất đo lường để tu sửa đường lớn, để Hoa Hạ dung hợp các dân tộc thành một nền móng thống nhất to lớn thì đó là Thiên cổ nhất đế Tần Thủy Hoàng; nếu như nói hưng khoa cử, trường Đại Vận Hạ thì là Thiên cổ Nhị đế Tùy Dương Đế; như vậy cơ cấu yếu tướng quan liêu đã được hoàn thiện đến mức tận cùng chính là vị Thiên cổ tam đế Minh Thái Tổ nhân đức nhất thiên hạ.

(Thư đồng văn, xa đòng quỹ: sách viết cùng loại chữ, xe có cùng cỡ trục, tức là thống nhất văn tự, thống nhất đơn vị đo lường.)

Mặc dù Chu Nguyên Chương xuất thân áo ải, nhưng trí tuệ chính trị của ông lại có thể nói vô tiền khoáng hậu!

(vô tiền khoáng hậu: trước không có, sau này cũng không có)

Đứng đầu trong Nội các là Tể tướng đã được thay thế bởi Đại Học sĩ, lấy Ngũ quân phủ đô đốc thay thế bằng Đại Đô đốc phủ, giao cho ngự sử ngôn quan phẩm cấp thấp có đặc quyền giám quan (chuyên giám sát vạch tội quan lại), thiết lập Cẩm Y Vệ giám sát bách quan, lại thiết lập chế độ Đông Hán hành Cẩm y Vệ. Tất cả những điều đó đều thể hiện Chu Nguyên Chương là một vị hoàng đế áo vải trí tuệ hơn người.

Nhất là việc thiết lập Đại Học Sĩ Nội Các thay thế Tể tướng được coi là kinh điển.

Tể tướng phụ trách hiệp trợ Hoàng Đế xử lý chính vụ cả nước, trong đó quyền lực quan trọng nhất là bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các quan viên, tể tướng rất dễ dàng nảy sinh tình trạng nuôi dưỡng hệ thống quan viên trung thành với mình, tiến tới giành lấy quyền lực hoàng đế, để khi quyền lực tể tướng thẩm thấu vào quân đội thì chỉ sợ việc thay đổi triều đại khó mà tránh được.

Từ thời kỳ Tiền Tần đã xuất hiện Tể tướng đến thời Minh Thái Tổ thì dừng, hơn hai trăm năm phàm trần không có một Hoàng đế nào có thể nghĩ ra được biện pháp hữu hiệu để khống chế quyền lực Tể tướng, nhưng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lại làm được.

Đại Học Sĩ Nội Các thay thế Tể Tướng cũng không phải là chỉ đơn giản đem quyền lực to lớn của tể tướng cấp cho Đại học sĩ, mấu chốt là cấp bậc của Đại Học sĩ chỉ có ngũ phẩm.Việc bổ nhiệm miễn nhiệm Đại Học sĩ Nội Các do Hoàng đế nắm giữ và lựa chọn, nói cách khác, những quan viên kinh nghiệm lý lịch và danh vọng thấp chỉ cần được Hoàng đế tín nhiệm là có thể được bổ nhiệm làm Đại học sĩ.

Cứ như vậy, trên thực tế Nội Các đã trở thành bộ máy thư ký bên cạnh Hoàng đế, không chỉ phù trợ quyền lực Hoàng đế, mà căn bản Nội Các không áp được Lục Bộ, và càng không có khả năng khiêu chiến với hoàng quyền. Về phần quan viên Lục Bộ, dù là Lại Bộ Thượng Thư mặc dù có mạng lưới quan hệ rộng lớn nhưng vẫn chịu sự tiết chế của Nội Các, cũng đồng thời mất đi khả năng khiêu chiến với hoàng quyền.

Cho nên, Hạng Trang quyết định học theo Minh Thái Tổ chọn dùng chế độ Nội Các.

Đương nhiên, cơ cấu quan văn cải tiến còn phức tạp hơn so với quan võ.

Võ viện chỉ là một cơ cấu không rõ ràng, nói trắng ra là vài nóc viện để cho những Quốc công, Triệt hầu cùng với những võ tướng trẻ tuổi tốt nghiệp Thái Học viện uống trà nói chuyện phiếm, cấp bậc quân hàm trong Võ viện cũng đơn giản, ngoại trừ Quốc công cùng Triệt Hầu, dưới còn có ba quân hàm tướng quân, Trung Lang Tướng, Giáo Úy.

Cơ cấu quan văn thì khác hơn, ngoại trừ Nội Các ra, còn có Lục Bộ, Đô Sát Viện cùng với cơ cấu khổng lồ tại địa phương.

Hạng Trang từ năm đầu tiên của Hoàng Đế thứ bốn mươi hai đã bắt đầu cải các cơ cấu quan văn, tận đến mùa đông năm thứ Hoàng Đế thứ bốn mươi ba mới hoàn thành.

***

Mùa xuân năm Hoàng Đế thứ bốn mươi bốn, Hạng Trang đi tuần tra Giang Đông sau lần đầu tiên xưng đế.

Tuy nhiên trạm dừng đầu tiên của Hạng Trang không phải là Tỷ Lặng, mà là đại doanh thủy quân tại Đan Đồ.

Sau khi Hạng Trang xưng đế đã xử lý việc lớn đầu tiên, không phải là di dân từ Giang Đông, Ba Thục, Hà Bắcbổ sung đầy tại biên ải, cũng không phải là là phát binh chinh phạt Hung Nô, Nguyệt Thị, mà là giả xưng thiên thần báo mộng vẽ ra một bức hải đồ Thái Bình Dương, chiếu lệnh tổng binh thủy quân trấn thủ Đan Đồ là Khương Tể suất lĩnh năm mươi thuyền biển lớn vượt qua đại dương đi tìm đại lục Châu Mỹ.

Làm một người xuyên qua, Hạng Trang biết rõ hoạt động hàng hải có khả năng mang lại lợi ích thật lớn.

Hương liệu Nam Dương, bạc trắng Châu Mỹ cùng với hoàng kim Châu Phi, quan trọng nữa là còn có các loại sản nghiệp khoai lang, khoai tây, cây ngô Châu Mỹ nhất định phải giành có được!

Trên lịch sử, bất luận là Hán mạnh hay là Đường thịnh cũng không có cách nào khiến Hoa Hạ thống trị thực tế văn minh vượt qua được hai đại lưu vực là Trường Giang và Hoàng Hà, Hán mạnh tuy có thể đánh bại Hung Nô, nhưng căn bản lại không thể không chế toàn bộ đại mạc, Đường thịnh tuy có sức mạnh quân sự tồn tại ở Trung Á, nhưng chỉ kéo dài được thời gian ngắn, căn bản không thể nào đồng hóa các tộc Trung Á.

Sở dĩ như vậy gông xiềng lớn nhất chính là nhân khẩu, bất kể là Hán mạnh hay là Đường thịnh, nhân khẩu không đủ để chống đỡ nổi đối với các khu vực thống trị xung quanh như Mạc Bắc, Trung Á, Viễn Đông, Đông Nam Á.

Nếu Hán mạnh hoặc là Đường thịnh có được hơn một tỷ nhân khẩu vậy thì có thể thông qua công trình di dân khổng lồ từng bước lấn chiếm lên không gian sinh tồn của Man tộc, vậy thì hoàn cảnh sinh tồn của dân tộc Hoa hạ có thể được cải thiện rất lớn, sẽ tuyệt đối không xảy ra những bi kịch như Ngũ Hồ Loạn Hoa, Ngũ Đại Thập Lục quốc và Mãn Thanh nhập chủ Trung Nguyên.

Truyền thống tộc Hoa Hạ chỉ tập trung thế lực ở hai đại lưu vực là Hoàng Hà và Trường Giang.

Có người đã tính toán, lấy thời đại Tần Hán làm lực lượng sản xuất, hai đại lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có thể nuôi sống năm mươi triệu người, sau mươi triệu người là cực hạn, vượt qua cực hạn này sẽ dẫn tới nạn đói nghiêm trọng, tiến tới mâu thuẫn xã hội dâng cao, đến cuối thời Đông Hán loạn Khăn Vàng khởi nghĩa cũng bởi vì nạn đói đầy rẫy.

Hạng Trang muốn thoát khỏi gông xiềng nhân khẩu thì nhất định phải nhập vào khoai lang, khoai tây và cây ngô!

Cho nên, sau khi Hạng Trang xưng đế, việc lớn đầu tiên xử lý chính là phái thủy quân lặn lội đường xa vượt qua đại dương đi Châu Nam Mỹ tìm khoai lang, khoai tây, cùng với cây ngô. Đây là cơ sở vật chất tạo ra sự bùng nổ lớn nhân khẩu dân tộc Hoa Hạ. Trên lịch sử có thật, cũng là sau khi các loại cây nông nghiệp có sức chịu đựng lớn sản lượng cao như khoai lang, khoai tây, cây ngô được nhập vào mới xuất hiện sự bùng nổ nhân khẩu một cách lớn mạnh.

Mùa xuân năm Hoàng Đế thứ bốn mươi hai, đội tàu thủy quân Khương Tế xuất phát rời bến từ cảng Đan Đồ, đến nay đã trải qua suốt hai năm, ngay lúc Hạng Trang nghĩ đội thuyền thủy quân này đã bị gió bão giết chết ở Thái Bình Dương thì nửa tháng trước lại đột nhiên nhận được thư từ bồ câu đưa tin do Huyền Y Vệ từ Phiên Ngu phát ra, đội thuyền thủy quân đã quay về cảng Phiên Ngu!

Hạng Trang nghe vậy vô cùng vui mừng, lập tức lệnh Thái tử trấn giữ Lạc Dương, còn mình thì đi tới cảng Đan Đồ đích thân nghênh đóng đội thủy quân Khương Tế chiến thắng trở về.