Nói thật, đây là lần đầu tiên trong đời Diệp Nam Sênh hiểu thế nào là hồi hộp.
Hồi thi đại học, môn đầu cô trả lời được một nữa, rồi ngủ thẳng đến khi chuông hết giờ reo vang, nước dãi còn rớt ướt cả nữa bài thi nọ. Cứ như vậy, Diệp Nam Sênh bình thản thi hết các môn còn lại, vớt vát đổ vào ngôi trường nguyện vọng một.
Kì thi lấy chứng nhận pháp y, cô chạy lệch một dao nhưng lại vòng một đường bổ xung vào vị trí thiếu sót như chưa có chuyện gì sảy ra. Giám khảo lần đó vì sự bình tĩnh này nên đã đặc cách cho cô qua.
bà mục từng nói: Khi sinh con gái, chắt chắn bà đã quên nhét cái tế bào căng thẳng nhỏ xíu đó và đầu Diệp Nam Sênh rồi.
Nhưng Diệp Nam Sênh của bây giờ có thể khẳng định một trăm phần trăm với mẹ rằng: Bà Mục, con không hề thiếu cái linh kiện đó, mẹ nghe nhịp tim của con này!
Cô mím môi, tròn xoe mắt nhìn Cung Khắc. Cung Khắc không trốn tránh, cũng không đáp lại cái nhìn của cô.
Rất lâu sau, anh bỗng nhiên đứng bật dậy, im lặng đi ra phía cửa. Diệp Nam Sênh sốt sắng đuổi theo sau và hét: “Này, 902, dù gì em cũng là con gái, cũng là cọc đi tìm trâu, có được hay không cũng phải có lời chứ!“.
Cung khắc quả nhiên đã dừng lại. Anh quay đầu, vết bầm trên cằm bắt đầu chuyển tím. Cung Khắc chống một tay lên khung cửa, hỏi Diệp Nam Sênh phía sau lưng: “Nghĩ cách khác là nghĩ cách gì?“.
”Uống thuốc độc, cứa cổ, treo cổ, cách gì cũng được, tóm lại em thích anh rồi!” Khi tâm trạng sốt sắng, Diệp Nam Sênh cũng nói nhanh hơn. Tốc độ bắn như súng liên thanh khiến nét mặt Cung Khắc dịu xuống. Anh ho mấy tiếng,“Hệt như thổ phỉ...“.
Nhân duyên có lúc thật sự nghĩ tới chữ“duyên“. Nếu bảo Diệp Nam Sênh nói xem cô cảm thấy Cung Khắc tốt ở chỗ nào thì có lẽ ấp úng nữa ngày cô cũng chỉ có thể nói ra một câu 'Đầu óc dễ dùng“. Nhưng đầu óc dễ dùng có ăn được không?
Nếu bạn hỏi Diệp Nam Sênh, cô quen Cung Khắc chưa lâu, rốt cuộc thích anh ấy từ thời điểm nào, rất có thể cô sẽ trả lời một câu: Lúc não lên cơn co giật.
Nhưng như vậy thì đã sao? Cô cứ thích Cung Khắc đó.
”Thổ phỉ cũng được, chỉ cần anh đồng ý!”
”Tôi suy nghĩ đã...”
”Suy nghĩ bao lâu?”
”Không lâu”
”Không lâu là bao lâu?”
Cung Khắc cầm tay Diệp Nam Sênh lên: “Bà Mục nói em nhiều chuyện, bậy giờ tôi đã được lĩnh giáo rồi“.
Bàn tay nhỏ được bọc trong bà tay lớn không được ấm áp đó, Diệp Nam Sênh cười mãn nguyện, các khuyết điểm khác của em... hoan nghênh anh từ từ lĩnh giáo!”
Khi trở về, phòng tiếp khách vốn không rộng lại có thêm mấy người. Nhìn những cảnh sát bụi bặm đứng một bên, tức đến thử không ra hơi là Cung Khắc biết hai người đang ngồi trên chiếc ghế trong góc với nét mặt bi thương kia có lẽ chính là bố mẹ của Nhiếp Duy - nạn nhân đầu tiên.
Cũng không khác những tài liệu có được trước đây cho lắm, bố mẹ cảu Nhiếp Duy là nông dân Trung Quốc truyền thống điển hình, từ những bộ quần áo trên người họ có thể thấy đó không phải là một gia đình khá giả. Trông bố Nhiếp Duy phải lớn hơn mẹ Nhiếp Duy nhiều tuổi. Ông ấy cũng phải ngoài sáu mươi rồi, gương mạt đầy nếp nhăn như đã chịu đủ những chông chênh, trúc trắc của năm tháng cuộc đời. Đôi mắt ông ấy không to, vì những cảm xúc đau thương, trong mắt hiện lên một mảng đỏ quạnh đục ngầu, có vẻ như đã khóc không ít.
So với người đàn ông, mẹ Nhiếp Duy lại bình thản một cách kỳ lạ. Có thể nhận ra, khi còn trẻ, có lẽ bà ấy là một người phụ nữ xinh đẹp. Đôi mày thanh mảnh, nhưng những nếp nhăn trên khóe mắt cũng đã tiết lộ tuổi tác.
Khi Cung Khác và Diệp Nam Sênh đi vào, người đàn ông giàu có đứng ngay trước cửa, rít xì gà liên tục. Khói thuốc vẫn vít khiến những người đi qua ho sặc sụa. Ông ta không nhìn về phía Diệp Nam Sênh, vì thế cô có muốn nói vài câu để ông ta chết sặc cũng không có khả năng. Cô bị Cung Khắc thẳng thừng lôi đi, “Tính khí em như vậy, đừng hòng bắt tôi lo lắng gì thêm“.
”Khỏi cần.” Diệp Nam Sênh trả lời nhanh gọn dứt khoát như đinh đóng cột, sau đó ngoan ngoãn cùng Cung Khắc đi vào trong phòng, không ngờ vừa vào cửa thì bắt gặp ánh mắt căm phẫn của mẹ Nhiếp Duy.
”Trên đường gặp trận tuyết lớn, mất cả ngày trên tàu hỏa, bây giờ mới tới.” Người phụ trách đi đón bố mẹ Nhiếp Duy lên tiếng giải thích. Cung Khắc gật đầu, quay người nói với bố mẹ Nhiếp Duy: “Mặc dù biết hai bác vừa mới tới nhưng để phá án được nhanh chóng, để gột sách oan ức cho Nhiếp Duy, cháu muốn hỏi hai bác vài vấn đề“.
Bố của Nhiếp Duy, Nhiếp Lão Lục nhây ra giây lát, dường như đang suy tư về lời nói của Cung khắc rồi gật đầu.
Họ tiến hành lấy lời khai trong một phòng làm việc hướng về phía mặt trời, đó là căn phòng của trưởng khoa được Đới Minh Phong sắp xếp nhanh cho Cung Khắc. Gian phòng không lớn không nhỏ, có một bàn làm việc, trên bệ cửa sổ bày hai chậu cây xanh, một trong hai cây đang nở hoa. Đóa hoa tỏa mùi hương thoang thoảng, ít nhiều cũng xoa dịu cảm giác căn thẳng của cha mẹ Nhiếp Duy.
Sự sắp xếp này là Cung Khắc đặt biệt nói với Đới Minh phong.
Hai ông bà ngồi trên chiếc ghế sofa dài phía trước bàn làm việc, cúi đầu nhìn nền gạch dưới chân. Chỉ có ông Nhiếp thi thoảng ngước mắt lên nhìn Cung Khắc phía đối diện. khi bị CUng Khắc phát hiện động tác nhỏ của mình, ông ấy lại cúi đầu ngay lập tức.
Cung Khắc không cố ý nhìn họ. Sức tập trung của anh dồn cả vào một mảnh giấy trên tay, mà câu chuyện cũng bắt đầu từ chính mảnh giấy ấy.
Đó là một bài văn được vieeys bằng bút chì, nét chữ non nớt của một đứa con nít. Đề bài là “Gia đình (ting)* của tôi“.
* Những chữ có phiên âm là những chữ cũng được viết bằng phiên ân trong bản tiếng Trung
”Gia đình (Ting) của tôi rất ngèo. Bố cày ruộng, mẹ giúp người ta thuê (zhu) quần áo Bố không cho tôi tiền tiêu (0) vặt. Ông không có tiền, mẹ rất hung dữ. Khi tôi thi cử đạt thành tích (ij) không tốt, bà sẽ đánh tôi. Nhưng tôi yêu gia đình (ting) mình...”
Bài văn không dài, chưa tới hai trăm chữ nhưng phải tới hai mươi chữ được viết phiên âm, mười một chổ viết sai Cung Khắc đọc rất vất vẩ, khi đọc xong mới phát hiện ra hai người đối diện đều bật khóc. Mẹ của Nhiếp Duy đang len lén lau nước mắt, còn ông Nhiếp thì sụt sùi thành tiếng luôn.
”Đứa Con gái tôi nghiệp của tôi...“. Nhiếp Lão Lục nói.
Cung Khắc không biết an ủi người khác. Lúc này, ngoài việc cho họ thời gian để trút hết mọi nứt nở, anh không nghĩ ra cách nào khác. Cuối cùng cũng dứt cơn khóc.
Cung Khắc nói: “Để giúp đỡ việc phá án cháu muốn hỏi vài câu“.
Nhiếp Lão Lục lau nước mũi, gật đầu.
”Mỗi năm tới dịp nghĩ đông, Nhiếp Duy đều về nhà đúng thời gian sao?”
”Đúng vậy!” Nhiếp Lão Lục gật đầu, “Mùa hè gia đình nặng việc đồng áng, tới mùa đông, dịp năm mới, năm nào được nghĩ lễ con bé cũng về nhà...“. Nói tới đây, dường như ông ấy nhớ ra điều gì đó lại lắc đầu: “Hình như có năm con bé nghỉ hè chưa được mấy ngày đã quay về trường ngay, nói là phải ôn tập...“.
Dường như đang cố gắng nhớ lại những kỷ niệm đã nhòa dần, Nhiếp Lão Lục ra sức vò đầu. Tựa hồ biết Cung Khắc muốn hỏi gì đó, bà Nhiếp bình tĩnh tiếp lời: “Hè năm thứ ba đại học, nó nói đã đăng ký một lớp Ngoại Ngữ nên phải quay lại trường sớm“.
”Lúc đó cô ấy có gì bất thường không?” Cung Khắc đứng dậy rót hai tách trà rồi đưa cho họ.
Bà Nhiếp đón lấy. Nước trà xanh ngắt khiến khuông mặt bà trỡ nên mông lung, ngay cả ký ức cũng trỡ nên mờ nhạt, “Nếu muốn tìm ra điểm bất thường duy nhất thì chính là việc nó đã mua điện thoại di động. nhưng Tiêu Duy nói nó là thêm kiếm tiền mua được, nên tôi cũng không hỏi tỉ mỉ. Đồng chí cảnh sát, vậy có coi là bất thường không?“.
”Sau này về nhà còn đem theo di động không?”
'Năm nay về nhà thì không đem. Nó nói đánh mất rồi, tôi còn quở trách nó một hồi. Con bé đó làm việc rất chắt chắn, ít khi đánh rơi đồ đạc, ai ngờ vừa rơi lại mất cả thứ đồ lớn.” Ông Nhiếp kể xong mới chợt nhận thấy con gái không còn trên đời nữa, bổng nhắm mắt lại vẻ hụt hẫng.
”Cô ấy có người bạn nào thân thiết mà hai ông bà được biết không?” Dường như đang cố ý nhấn mạnh, Cung Khắc bổ xung thêm một câu, “Bạn giới tính nam“.
Hai vợ chồng họ ngây ra động tác tiếp theo là cùng lắc đầu nguầy nguậy.
Xem ra chẳng hỏi được gì khác từ hai vợ chồng nhà họ Nhiếp. Cung Khắc trầm ngâm giây lát, cuối cùng vẫn hỏi điều băng khoăn trong lòng; “Có thể nói cho cháu biết quan hệ giữa Nhiếp Duy và Đại Văn Cường không?“.
Hai ông bà Nhiếp đã dùng khuông mặt tái xanh chứng thực cho một suy đoán nào đó của Cung Khắc. Vạn Đại Cường và Nhiếp Duy không chỉ có quan hệ, Hơn nữa còn không hề hời hợt. Nếu ông ta không phải là người đã phát sinh quan hệ với Nhiếp Duy thì cũng chính là người đã sinh ra cô ấy. Nhưng bất luận là tình huống nào trong hai tình huống ấy thì ông ta cũng không bằng cầm thú.
Buổi chiều, anh ngồi trong một căn phòng sáng sủa, nhìn tập hồ sơ trải đầy trên mặt bàn. Diệp Nam Sênh ngồi cách anh không xa, đeo một đôi găng tay, cầm cuốn y dược bệnh lý học. Đó là cuốn sách cô mượn từ khoa Vật chứng, chủ nhân của nó chính là Nhiếp Duy.
Cung Khắc lật một trang, cuối cùng thở dài ngẩng đầu lên, “Diệp Nam Sênh, hỏi em một vấn đề. Vật chứng rốt cuộc là ở trên tay em hay là ở trên mặt tôi, hay tồn tại trong khoảng cách từ sách tới mặt, mà một phút em nhìn tôi những mười lần.”
”À...” Phản ứng của Diệp Nam Sênh rất điền nhiên, “Đằng nào cũng bị phát hiện rồi, thì nhìn thêm mấy cái“.
Yêu là phải công khai bạo dạn.
Phản ứng của Diệp Nam Sênh khiến Cung Khắc hiểu ra được điều gì đó. Anh hỏi: “Có phải có bạn trai con gái điều như vậy không, lúc nào cũng muốn nhìn thấy người khia?“.
”Đương nhiên, em tốn bao nhiêu công sức để thông suốt cái đầu ngoan cố của anh, không thể để người khacschieems của hời được.”
”Tôi nghĩ tôi biết phải làm sao để tìm ra người bạn trai thần bị của Nhiếp Duy rồi. Trực giác nói với tôi rằng, vụ án này và người bạn trai của Nhiếp Duy chắt chắn có liên quan!”
Trực giác cũng nói với Diệp Nam Sênh rằng cô đã tìm được một người bạn trai chẳng có tý lãng mạn gì cả! cô ngầm lườm nguýt, cảm thán con đường cách mạng còn dài dằng dặc.
Nhưng trên đời luôn có rất nhiều bất ngờ nhảy vọt ra đập tan những thứ người ta vốn cho là lẽ đương nhiên. Ngày thứ ba sau khi Vạn Vi Vi qua đời, trường đại học quận Bích Đông xuất hiện người thứ ba mất mạng. Nhưng dường như có chút khác biệt so với dự đoán đáng sợ của mọi người, nạn nhân thứ ba qua đời không phải vì lời nguyền của ma cà rồng gì đó.
Người chết là Chung Ngôn, lớp trưởng, sinh viên năm ba trường đại học Y Lâm Thủy. Khi bị phat hiện, cậu ta nằm ngay trên nền phòng ký túc xá của mình cổ bị quấn mấy vòng thắt lưng da ngoằn ngoèo gấp khúc, trước mắt xác định tử vong do chết ngạt.
Các đồng nghiệp đang vây quanh nạn nhân chụp ảnh lấy bằng chứng, Diệp Nam Sênh đi tới bên cạnh giá sách, cách thi thể vài bước, dùng kẹp gắp một mảnh giấy đặt phẳng lên trên bàn. Trên mảnh giấy viết vài dòng chữ, nét chữ có phần lộn xộn nhưng không ảnh hưởng tới việc phân biệt nội dung.
Bên trên viết: Tôi hận Nhiếp Duy càng hận Vạn Vi Vi, nên tôi đã giết họ. Tôi muốn giết hết tất cả đám bọn họ. Nhưng cảnh sát quá nghiêm ngặt, tôi không thể ra tay, tôi mệt rồi...
Chung Ngôn là hung thủ ư?
Chập tối vẫn trong căn phòng đặt xác điều kiện ánh sáng tù mù, Diệp Nam Sênh đeo xong găng tay y tế. Sau khi kiểm tra hoàn tất môi và răng của nạn nhân đều không có vết thương, cô cầm dao phẫu thuật lên. Đường dao đầu tiên bắt đầu hạ xuống từ phía sau tai trái, một đường rạch thẳng xuống dưới. Ban đầu, con dao phẩu thuật phát ra những tiếng sột soạt như xé lớp giấy cứng. Trong một căn phòng u tối, âm thanh này rất rợn người. Nhừng cảnh sát nghi hình là một người mới tốt nghiệp Học viện Cảnh sát. Cậu ta cầm máy quay cũng run rẩy. Cung Khắc không chịu nổi nữa thẳng thừng đón lấy máy quay, để cậu ta qua bên cạnh nghĩ ngơi.
Diệp Nam Sênh dùng máy móc, dễ dàng lấy được xương sọ xuống. Giống hệt như dự đoán, phía dướng màng não cứng có thể nhìn thấy một diện tích lớn đã bị sưng huyết. Trước khi xuống dao cô tự lẩm bẩm một câu: “Răng môi hoàn chỉnh, phần cổ ngoài một vết hằn do thắt lưng gây ra thì không còn phản ứng thể sống nào khác. Nếu phía dưới đầu cũng không có tổn thương thì về cơ bản có thể phán đoán nguyên nhân tử vong là chết ngạt do thắt lưng“.
Khi xuống dao, máu bắn thẳng lên mặt Diệp Nam Sênh.
Kết quả, đã kết thúc giải phẩu mà không phát hiện gì bất thường, Diệp Nam Sênh liền viết mấy chữ “Tự sát” lên báo cáo khám nghiệm tử thi. Ngoài ra theo kết quả đối chiếu nét chữ của khoa giám định thì “di thư” ủa Chung Ngôn là thật. Thêm nữa còn có lời khai làm chứng từ các bạn học của cậu ta, chứng minh Chung Ngôn trước khi chết đã từng nhờ Nhiếp Duy gửi cho Vạn Vi Vi một bức thư tình. Sau khi Vạn Vi Vi từ chối, anh ta còn từng vì chuyện này mà bị Vạn Vi Vi làm bẽ mawth trong buổi tụ tập bạn bè. Nhất thời mọi chứng cứ đều muốn nói lên một câu: Chung Ngôn chính là hung thủ.
Nhưng rõ ràng Cung Khắc không cho là thế. Vậy mà, đúng vào lúc anh đang xoay vòng trong căn phòng chật hẹp như một con thú đang cố chống cự thì Đới Minh Phong giận dữ và khó xử, mang tới một thông tin: Mệnh lệnh tới từ cấp trên - vụ án này kết thúc từ đây.
Cung Khắc tức giận, Diệp Nam Sênh lần đầu tiên chứng kiến cảnh ấy.
Khi giận dữ đầu mày anh nhíu chặt lại, đôi mắt đỏ sọng, tay cuộn lại rất chặt rồi vung lung tung: “Hung khí còn chưa tìm thấy, chỉ dựa vào một bức di thư đơn giản là qua quýt kết án. Họ không sợ lại có án mạng nữa sao!”
”Nghe nói đây là kết quả sau những hoạt động quan hệ của Vạn Đại Cường. Sợ lại sảy ra chuyện, ông ta bỏ tiền cho mấy người chưa gặp chuyện ra nước ngoài du lịch rồi.” Hạ Đồ cũng rất phẫn nộ.
Cung Khắc lạnh lùng nhìn về phía xa xăm. Ngoài cửa sổ, tuyết trắng trang hoàng cho thành phố một màu sạch sẽ không tỳ vết, “Tôi thật sự không biết, tới lúc nào thì chính nghĩa ra điều kiện đây“.
Chiếc điện thoại trong túi quần vang lên tiếng chuông giục giã gấp gáp. Cung Khắc nhận máy. Đầu kia là một tiếng người yếu ớt như tiếng một linh hồn:“Haizz...