Song Sinh

Chương 6



Cô hoảng sợ vài ngày rồi cũng nhanh chóng trở lại bình thường, về phần anh trong những ngày đó cũng tạm gác công việc chăm sóc cô.

Một buổi chiều cô nói với anh cô sẽ đi học võ, chọn một trung tâm gần nhà, nhờ bạn bè tập đi xe máy. Cuối cùng cô cũng bắt đầu chạy được xe, nhưng vô hình đối với xe buýt cô vẫn có nỗi sợ mơ hồ. Đều đặn cô vẫn đi học, tập võ. Anh thì vùi đầu với công tác sinh viên, khoa trường và học tập.

Cả hai không hẹn mà lại vô tình cùng nhau viết nhật kí. Cuộc sống vẫn cứ đềm trôi, nhìn vào có vẻ rất ổn và tích cực, thành tích học tập của cả hai tăng đáng kể, uy tín của họ trong trường lớp cũng thế. Nhưng trong trái tim họ luôn có một tảng đá vô cùng to lớn đè nặng và mỗi ngày càng lúc càng nặng thêm. Một bức tường vô hình từ từ được xây lên, 2 người trong cuộc không hiểu bản thân mình đã xây bức tường vô hình đó từ bao giờ, hành vi của họ đã thay đổi bao nhiêu họ cũng ko hề hay biết, cũng không quan tâm.

Cho đến một ngày, bạn bè của A Linh nói cô thay đổi rất nhiều nhưng bọn họ thích cô như vậy, cởi mở hơn, năng động hơn. Ngược lại đối với A Phủ cũng bị đánh giá là thay đổi khá nhiều, trầm tính hơn, làm việc hiệu quá hơn. Nhìn chung đó là những lời khen giành cho họ từ những người tiếp xúc xung quanh. Chỉ có người Nhật Tâm (bạn của A Linh) và Thiên Phúc (bạn của A phủ) thì lại tỏ ra lo lắng cho bạn của mình. Một ngày Nhật Tâm nói với A Linh “ Linh và anh trai có chuyện gì không Tâm thấy 2 người rất lạ, người nhà không giận nhau lâu”, còn Thiên Phúc thì nói với A Phủ “Ông và Linh không có chuyện gì chứ? Dù sao nó cũng là con gái”. Hâu quả của 2 người bạn quan tâm người khác chính là cả A Linh và A Phủ đều trở nên né tránh 2 người này, cố tình làm nhạt đi tình bạn bấy lâu.

Tuần nay thật đặc biệt, ba mẹ bọn họ về nhà và ở rất lâu. Vẻ mặt lo âu hiện rõ trên mặt họ, vài ngày sau cô còn thấy bàn học mình bị lục tung, không chỉ có phòng cô, phòng của A Phủ cũng vậy. Họ có vẻ rất bực dọc thường nổi cáu với cô thậm chí là ông anh song sinh người luôn được cưng chiều hơn. Đó là một tuần không dễ thở. Nhưng mọi chuyện cũng nhanh chóng đâu vào đó, họ lại tiếp tục những chuyến công tác dài ngày của mình. Có nhiều khi cô nghĩ liệu họ có thực sự đi công tác hay cả 2 có cuộc sống khác nào đó ở bên ngoài. Rồi cô lại cười chua chát, vì tại sao cô không buồn cũng không lo lắng khi nghĩ về điều đó. Có lẽ cha mẹ đã ở quá ít bên 2 anh em bọn họ, đến mức tình cảm nhợt nhạt đến thế sao. Hay tại vì cô là người không có trái tim, không có tình cảm. Có lẽ người cô có tình cảm sâu đậm nhất trên đời này là anh, vừa là tình thân cũng là tình yêu thật quá oái oăm, thật quá trêu ngươi.

Anh cảm thấy lo lắng trước hành vi của cha mẹ mình. Mặc dù không gần gũi cũng không có quá nhiều tình cảm với họ nhưng dù sao đó cũng là bậc sinh thành, mặc khác anh cũng là người có trách nhiệm. Có lẽ việc làm ăn của bọn họ có chuyện gì. Anh cũng bắt đầu tìm hiểu xem có chuyện gì xảy ra quanh công việc của cha mẹ mình hay không.

Vài ngày nữa lại trôi đi. A Linh nhanh chóng bị cuốn vào ki thi tốt nghiệp, anh thì tất bật với luận văn của mình. Kết quả nhanh chóng cũng có. Nhận tờ giấy chứng nhận trong tay không bao lâu. Thì ba mẹ lại quay trở về. Nhưng kì này bọn họ không chỉ qua loa nói vài câu như mọi khi mà A Linh và A Phủ bị mời ra phòng khách nói chuyện.

Chủ đề của cuộc nói chuyện chính là chuyến đi du học của bọn họ. Đi du học đến một nơi đầy mới mẻ A Phủ rất hào hứng, nhưng A Linh thì khác cô thích bám trụ với thói quen và những gì quen thuộc. Nhưng điều quen thuộc với cô nhất chính là anh- a Phủ. Nên nếu đi du học cùng anh thì mọi chuyện cũng không có gì là quá tệ.

Chỉ là cô vô cùng sững sờ khi nhận được tuyên bố A Phủ sẽ đi du học ở Mỹ còn cô thì lại ở Úc. Bản thân cô không tài nào hiểu nổi tại sao họ lại quyết định như vậy. Mỹ và Úc cách xa nhau, cô và anh sững người khi nghe quyết định. Bọn họ liền hỏi tại sao lại như vậy. Khi bọn họ nói muốn đi du học và học cùng với nhau sẽ tốt hơn. Thì nhận được thái độ vô cùng kích đông của cha. “Chúng mày phải tách nhau ra, hoặc đi du học theo ý tao, hoặc cút ra khỏi nhà đừng gọi tao là cha nữa, coi như tao không có loại con như tui bay”. Ông đỏ mặt tía tai, chưa bao giờ bọn họ thấy ông tức giận như vậy. Mẹ kéo kéo tay áo của ông như nhắc nhở ông kiềm chế lại. Bọn họ cũng không nói gì nữa. Ai trở về phòng nấy. Đêm hôm đó trong những căn phòng ngủ đèn bàn không tắt.

Cô và anh ngồi trên giường của chính mình tựa lưng vào thành tường suy nghĩ. Họ ở đó suy nghĩ lâu thật lâu. Việc tách nhau ra kẻ Úc người Mỹ như vậy chưa hắn đã là chuyện xấu. Người ta nói “xa mặt cách lòng” biết đâu khoảng cách về không gian và thời gian sẽ giúp bọn họ nguôi ngoai đi thứ tình cảm sai trái đang thiêu đốt họ bây giờ. Biết đâu khi học xong trở về mọi chuyện sẽ khác, biết đâu khi trở về họ có thể vô tư vui vẻ như ngày nào, biết đâu… Nhưng nghĩ đến đó A Linh òa khóc, còn A Phủ thở dài, nước mắt cũng lăn.

Bọn họ hiểu rõ đó sẽ là giai đoạn khó khăn bao nhiêu. Lần trước anh xa cô có 1 tuần mà đã nhơ nhung đến như vậy, anh cố uống thật say, quấn quanh với cô nàng đanh đá mới quen, chỉ với mục đích khiến bản thân sẽ không cuồng lên mà chạy đến tìm cô.

Một tuần không có anh, dài đằng đẵng như vô biên vô tận, không có anh cô tưởng chừng như thân xác mình trống rỗng không có linh hồn, thiếu thốn, khô khan, ủ dột. Cảm giác đó như bóp nghẹt lấy cô, đè nén cô, thật là khủng khiếp.

Một tuần đã khủng khiếp như thế, nay phải ra đi trong 2 năm. Suốt thời gian qua cả cô và anh luôn quấn lấy nhau không rời. Cô nhớ cô từng nụ cười, từng tiếng khóc, từng khi mè nheo, từng chút từng chút một lớn lên, nhớ cô khi còn là một đứa trẻ tè dầm khóc nhè, nhớ cô ngày đầu đến trường, nhớ cô thút thít khi bị bắt nạt, nhớ cô những khi say sưa làm những đồ vật xinh xinh, nhớ cô tươi cười lãnh giấy khen, nhớ cô vui vẻ ăn món yêu thích, nhớ cô tươi tắn khi bắt gặp những thứ thú vị, nhớ cô ương ngạnh tuổi dậy thì, nhớ cô e ấp thành thiếu nữ, nhớ cô nhút nhát với những quan hệ xã hội, nhớ lần anh tát cô òa khóc, nhớ môi hôn của cô, nhớ mái tóc đen mượt, nhớ đôi mắt hay buồn, nhớ làn da trắng mịn, nhớ hơi thở của cô, nhớ làn hương tóc bay trong gió. Biết bao nhiêu kỉ niệm chồng chéo lên nhau dày đặc. Chưa rời ra nó đã là những nhát cắt vào lòng anh. 2 năm ròng rã nó sẽ cào xé anh đến chừng nào cái thứ mang tên “nỗi nhớ”. Bất giác anh đưa tay lên, anh thèm lắm, khát lắm một lần nữa được ôm cô vào lòng, như ngày thơ dại.

Cô cũng không khá hơn anh bao kỉ niệm ùa về như cào xé như dày vò, tạo ra cảm giác nhung nhớ khôn nguôi. Nhớ anh cười cô, nhớ anh bướng bỉnh, nhớ anh không biết sợ, nhớ bóng lưng của anh, nhớ bàn tay của anh từ khi nó nhỏ nhắn đến khi nó trở nên vững trãi. Nhớ điệu bộ anh say mê đọc sách, nhớ ánh mắt ngời sáng anh khi lắp ráp những món đồ, nhớ anh nhanh nhẹn thoắt ẩn thoát hiện bên cô, nhớ anh an ủi cô bằng giọng nói ấm áp, nhớ anh dỗ dành cô. Nhớ lúc anh sáng lòa xuất hiện khi cô bị bắt nạt như một thiên thần, nhớ anh ngoan cô, thích chứng tỏ những ngày mới lớn, nhớ anh trở thành chàng trai tuấn tú khôi ngô, nhớ lúc anh chói lòa giữa đám đông, xuất sắc trong giao tiếp xã hội. Nhớ thân thể vạm vỡ cường tráng, nhớ tấm lưng rộng của anh, nhớ mắt anh, môi anh, nhớ bàn tay to lớn ấm áp che chở cô cũng bàn tay từng đánh cô một lần. Tim đau nhói, cô òa khóc.