Tào Tặc

Chương 106: Ác Lai đấu Hổ điên (1)



Còn các vọng lâu phía Tây phần lớn là tướng lĩnh mang họ khác.

Những thành viên quan trọng trong quân Tào nhưng không phải người họ Tào đều tập trung tại đây.

Chẳng hạn như Thái thú Lý Điển, tướng quân Từ Hoảng, Bình Lỗ hiệu úy Vu Cấm đều ngồi ở đây. Ngoại trừ đám người đó ra là mấy người Tuân Du, Quách Gia, Mao Giới cũng đều là những thành viên quan trọng. Tất cả đều tập trung xem cuộc chiến.

Có điều, vì vị mưu sĩ cực kỳ quan trọng dưới trướng Tào Tháo lại không có ở đây.

Tuân Úc có công việc không thể thoát ra được. Trình Dục thì đóng quân tại Đông quận không có mặt ở Hứa Đô.

Còn Chung Do thì chuẩn bị tới Trường An cho nên cũng không tới xem cuộc chiến. Bản thân Chung Do cũng tinh thông binh pháp. Có lẽ trong suy nghĩ của y, trấn đấu giữa Hứa Chử và Điển Vĩ cũng chẳng có ý nghĩa.

Trên thực tế trong số các tướng người được Chung Do coi trọng cũng rất ít.

Tào Tháo mặc áo sam đen, ngồi chỉnh tề tại lầu chính.

Đáng nhẽ y phải mặc trang phục màu trắng mới đúng. Nhưng do màu da của Tào Tháo hơi đen cho nên không hợp với màu trắng.

Còn trang phục màu đen lại càng lảm nổi bật lên khí chất uy nghiêm của y.

Ngồi vào vị trí như Tào Tháo, một số việc cũng không cần phải để ý.

Mà ngược lại, những người càng ở dưới tầng lớp thấp thì lại càng coi trọng chi tiết.

Tào Tháo trong uy nghi, danh sĩ trọng lễ nghi... Cái chuyện này rất khó nói ai đúng ai sai. Chỉ có thể xét theo thân phận và địa vị khác nhau mà thôi.

Tào Bằng cũng thấy nếu để cho Tào Tháo mặc trang phục màu trắng mà ngồi ở đây thì đúng là không giống ai.

Tào Cấp yên vị ngồi ở một cái án nhỏ phía dưới lầu chính. Hiện giờ, thân phận của Tào Cấp không còn như trước. Được sự chấp nhận của Tào Tháo, y đã có thể tới được Tây Uyển xem cuộc chiến. Hơn nữa còn được phân ở vị trí quan khách dưới lầu chính. Chỉ bằng đó đủ chứng tỏ sự coi trọng của Tào Tháo đối với y.

Tào Bằng và Tào Chân đi vào giáo trường cũng không tới ngồi cùng với Tào Cấp.

Chuyện nhà mình thì nhà mình biết...

Tào Tháo coi trọng Tào Cấp chứ không phải là Tào Bằng. Nói một cách khác, Tào Bằng không có tư cách ngồi ở đó. Hắn cũng chỉ có thể đi theo Tào chân tới dưới lầu xem cuộc chiến, thậm chí ngay cả tư cách ngồi trong lầu cũng không có. Bạn đang đọc chuyện tại TruyenFull.vn

Nơi này là giáo trường hoàn toàn tuân theo quy tắc trong tuân. Ngươi không có tước vị, không có chiến công, không có thanh danh thì chỉ có thể ngồi ở bên dưới.

Tào Bằng có thể vào được giáo trường phải nói là dựa phúc của Tào Chân. Nếu như y không có cái danh tiểu bát nghĩa thì có lẽ ngay cả cánh cửa của Giáo trường cũng không được tới gần.

Thùng...thùng...thùng...

Tiếng trống dồn dập vang lên làm cho nhiệt huyết của người khác sôi trào.

- A Phúc!

Tào Bằng đang tập trung tinh thần xem cuộc chiến chợt nghe trên đầu có tiếng ai đó gọi mình.

Hắn ngầng đầu lên thì thấy gương mặt lạnh lùng của Tào Hồng đang đưa tay vẫy, ý bảo Tào Bằng lên lầu cùng với y xem trận chiến.

Tào Chân nở nụ cười.

- A Phúc! Đệ lên đi. Có lẽ thúc phụ có chuyện muốn nói với đệ.

Tào Bằng gật đầu rồi xoay người xuống ngựa, trao dây cương cho Hạ Hầu Lan.

Sau đó y nhìn Vương Mãi và Đặng Phạm gật đầu, ý bảo họ đi theo Tào Chân không được làm loạn.

Vương Mãi và Đặng Phạm tỏ ý hiểu.

Tào Hồng đột nhiên gọi Tào Bằng khiến cho rất nhiều người chú ý.

Tào Tháo cũng cảm thấy ngạc nhiên.

Mọi người đều biết rằng Tào Hồng không giao tiếp rộng.

Đặc biệt là tính tình keo kiệt của y, ngay cả tướng lĩnh dòng họ Tào cũng không thích y. Hơn nữa, Tào Hồng cũng không kéo bè két phái, tôn chỉ của y là lão tử kiếm tiền của lão tử, tên nào dám ngăn cản ta thì ta không khách khí. Với tính tình tham lam keo kiệt như vậy thì duyên của người này có thể nói là rất ít.

Nhưng mặc dù Tào Hồng có tật xấu vậy tuy nhiên lại rất trung thành và tận tâm với Tào Tháo. Y càng tham, càng keo kiệt thì càng chứng tỏ y không có dã tâm mà Tào Tháo lại càng tin tưởng y, dễ dàng tha thứ cho những tật xấu của y.

Tuy nhiên từ trước tới giờ, Tào Hồng chưa bao giờ chủ động gọi một đứa bé như vậy. Cho dù là Tào Ngang, Tào Phi thì thái độ của Tào hồng cũng không nhiệt tình lắm. Còn hiện tại, Tào Hồng lại nhiệt tình đón tiếp Tào Bằng thì làm sao mà Tào Tháo không chú ý?

- Công Nhân! Đó là người của nhà ai?

Tào Tháo ngồi thẳng dậy nhìn về phía Tào Bằng.

Cũng chẳng còn cách nào khác, do y quá thấp, nếu không ngồi thẳng thì chỉ sợ không thấy mặt.

Bên cạnh Tào Tháo là một nam tử gần năm mươi tuổi. Y rất cao, ước chừng một mét tám mươi. A... Ít nhất đứng bên cạnh Tào Tháo thì đúng là rất cao.

Tướng mạo của y khá tuấn tú cộng với một chòm râu dài.

Nghe Tào Tháo hỏi vậy, nam tử quay ra ngoài nhìn.

- Chủ công! Đứa bé đó là một trong tiểu bát nghĩa.

- A!

- Nhìn tuổi thì hình như là con trai của Tào đại sư. Ta nghe nói con trai của Tào đại sư nhỏ tuổi nhất nhưng lại là người rất thông minh. Tử Đan đãi nó rất hậu.

Nam tử đó tên là Đổng Chiêu. Vốn y là bộ hạ của Viên Thiệu, có rất nhiều công lao. Nhưng do Viên Thiệu nhiều mưu mà không quyết đoán, tâm tư của mưu sĩ dưới trướng cũng không đồng nhất, kéo bè kết phái.

Đổng Chiêu bị người ta dèm pha nên bắt buộc phải bỏ đi, tìm tới nương tựa Tào Tháo. Sau đó y lại cùng với Tào Tháo nghênh đón Hán Đế được thăng làm Nghị Lang. Đúng là Đổng Chiêu đã đề nghị Tào Tháo đón Hán đế tới Hứa Đô.

Sau đó, Tào Tháo được phong làm Tư Không. Đổng Chiêu là mưu sĩ được Tào Tháo rất tin cậy.

Điểm này thì chỉ cần nhìn Tào Tháo có rất nhiều mưu sĩ nhưng chỉ có Đổng Chiêu được tới lầu chính là có thể nhận ra.

Đương nhiên cũng không phải là Tào Tháo không tin những người khác.

Chẳng hạn như Quách Gia, Trình Dục thì sự tin tưởng của Tào Tháo đối với họ hơn xa đổng Chiêu. Chỉ có điều Trình Dục không ở Hứa Đô, còn Quách gia thì lại lười nhác, không muốn tới lầu chính cho người khác để ý.

Kết quả là chỉ còn có mình Đổng Chiêu tới lầu chính để bồi tiếp.

"Con của Tào đại sư?"

Ánh mắt của Tào Tháo liếc nhìn sang hàng ghế của khách ở bên cạnh.

Tào Cấp đang trong tình trọng nôn nóng nhìn Tào Tháo đi lên vọng lâu của Tào Hồng.

Nhìn nét mặt của y thậm chí có khả năng không biết người trong lầu kia là ai. Điều đó chứng tỏ Tào Cấp cũng không biết tại sao Tào Hồng lại tìm Tào Bằng.

Điều đó càng khiến cho Tào Tháo thêm tò mò.

Thùng...thùng...thùng....

Tiếng trống càng lúc càng vang.

Tào Tháo cũng bỏ qua sự chú ý tới phía Tào Hồng mà đứng dậy đi tới cửa sổ của vọng lâu.

- Quân Minh mới xây dựng Hổ Bôn, tranh chấp với Hổ vệ của Trọng Khang là tranh đấu trong túc vệ. Người thắng sẽ được theo ta chinh phạt Viên Thuật, còn người thua thì phải ở lại Hứa Đô. Tất cả các chư tướng đều có thể bình phán để phân thắng bại.

- Bây giờ luyện tập bắt đầu.

"Người thắng chinh phạt Viên Thuật còn người thua thì ở lại thủ Hứa Đô?"

Điều này đối với Điển Vi và Hứa Chử mà nói thì đúng là một kết quả khó chấp nhận nếu bị thua.

Đối với Điển Vi mà nói thì khi Tào Tháo tấn công Hồ Dương đã không cho y đi. Nếu lần này không được đi cùng thì cho dù có trở thành Hổ Bôn trung lang tướng, Điển Vi cũng chẳng có tâm tranh chấp với Hứa Chử.

Mà Hứa Chử cũng không thể chấp nhận thất bại. Nếu y thất bại thì ngày sau còn muốn tranh đoạt với Điển Vi sẽ rất khó khăn, thậm chí là không còn hy vọng.

Ngày đó, Tào Bằng ở lầu Dục Tú nói với Hứa Nghi, Hứa Chử cũng không để ý trong lòng. Trên thực tế, người Hứa Chử coi trọng cũng không phải là Tào Bằng, mà là Đặng Tắc. Còn về phần trách nhiệm hay vinh quang thì Hứa Chử chẳng thèm nghe. Kẻ làm tướng nếu không thể xông ra trước trận thì làm sao có thể gọi là đại tướng? Không thể chém tướng giết địch thì làm sao mà kiến công lập nghiệp?

Tình huống của y và Điển Vi không giống nhau. Sau lưng Hứa chử còn có một dòng họ khổng lồ. Như vậy mỗi một thành tựu của y đều liên quan tới sự phát triển của dòng họ.

Y tìm tới nương tựa Tào Tháo chẳng phải vì sự lớn mạnh của dòng họ hay sao? Nếu lâm chiến mà rút lại phía sau, không thể lập công thì làm sao cho dòng họ lớn mạnh được? Chẳng bằng đứng ở nhà cho sướng.

Còn Điển Vi thì không hề có áp lực đó.

Trong tiếng trống trận ầm ầm, quân Hổ Vệ vọt vào trong giáo trường Tây Uyển, nhanh chóng triển khai thế trận. Cùng lúc đó thì quân Hổ Bôn từ từ, chi thành nhiều đội tiếng vào giáo trường.

Sau khi tiến vào ở cửa Bắc, trong tiến trống trận, bọn họ chợt xếp thành một đội hình.

Điển Vi ngồi trên một con chiến mã, theo đội ngũ từ từ tiến vào trong giáo trường.

Đi theo sau y có hai người thanh niên. Một người hơi gầy nhưng cao tên là Hạ Hầu Hành, tự Bá Quyền là con cả của Hạ Hầu Uyên. Còn một người có thân thể tráng kiện là người trong họ Tào Tháo tên Tào Hưu.

Cả ba người đi theo phía sau cũng không có phát động công kích ngay.