Rời nhà đã lâu, từ biệt Long Thanh Khâm, anh dẫn theo Kim Tử về đảo Hưng Long trước.
Vì đảo Hưng Long nằm trong hồ Ma Long, vị thế tương đối cô lập, điều này lại giúp nó khó mà chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Thời gian anh vắng mặt, đảo Hưng Long sóng yên biển lặng, không có gì xảy ra cả.
Advertisement
Nhưng diện tích của đảo Hưng Long có hạn, bây giờ nó bỗng nhiên bị tách ra khỏi đất liền xung quanh, đương nhiên cũng sẽ mất đi rất nhiều hàng công nghiệp.
Advertisement
Thế nên, Ngô Bình vừa về tới là đã chìm ngập trong hàng đống vấn đề.
Lý Mai: "Huyền Bình, còn không nghĩ ra cách nữa thì đảo Hưng Long sẽ loạn cả lên đấy. Bây giờ nhân dân không thể nào lên mạng được, cũng không mua được đồ dùng thiết yếu, cửa hàng không tìm được nguồn cung cấp, nhà máy không mua được nguyên liệu, còn có rất nhiều người và gia đình của họ xa cách nhau không thể liên lạc được với nhau nữa. Trật tự xã hội dần mất ổn định, đã bắt đầu có người hành hung làm việc ác ngang nhiên trên đường rồi".
Chu Thanh Nghiên: "Bây giờ điều đau đầu nhất là làm sao giải quyết được những vấn đề này. Nền móng công nghiệp không thể gầy dựng chỉ trong vòng dăm ba năm được".
Ngô Bình nghe xong, im lặng một lát mới nói : "Vậy thì để họ thích ứng với cuộc sống mới. Thế giới này đã hoàn toàn khác với trước đây rồi, giống với xã hội cổ đại. Thời cổ đại không có mạng, cũng không có hàng hoá công nghiệp, thế nên người dân có lẽ phải trở về thời kỳ đàn ông cày cuốc đàn bà dệt vải. Đương nhiên, mọi thứ sau này sẽ được cải thiện, nước Viêm Long sẽ có hành động thôi".
Lý Đông Hưng: "Huyền Bình, chính phủ Viêm Long đúng là đã phái một vị quan chức tới, sau khi vị quan chức kia điều tra tình hình của đảo Hưng Long xong thì để lại một số đồ rồi rời đi".
Ngô Bình lấy bọc đồ lại mở ra coi. Bên trong có một tờ giấy uỷ nhiệm, một con dấu, còn có một ngọc bàn để liên lạc và một bản ghi chép nói rõ về lần bổ nhiệm này.
Anh đọc bản ghi chép, thì ra nước Viêm Long đã chính thức đổi tên thành nước Long vào ngày hôm qua. Nước Long là chính thể theo chế độ quân chủ, người thống trị cao nhất được gọi là hoàng đế nước Long, do Đại Thiên Tôn Tiên Giới uỷ nhiệm, lấy niên hiệu là Nguyên Long.
Dưới hoàng đế là cơ cấu các chức quan lớn, các cấp quan lại, vân vân. Bên trên có đề cập rằng, để nước Long có thể vận hành tốt ở giai đoạn đầu, Tiên Giới đã đặc biệt phái bốn mươi vị Thiên Quân và sáu vị Thiên Tôn đến trấn giữ, đồng thời phái hàng triệu tiên binh làm đội cảnh vệ cho hoàng đế nước Long.
Đọc đến đây, Ngô Bình giật cả mình, chẳng trách anh tính ra được vận nước Viêm Long huy hoàng, thì ra có Đại Thiên Tôn đứng sau!
Đoạn cuối cùng là lời Lại Bộ nước Long viết cho Ngô Bình, nói anh là võ tông truyền kỳ, từng quản lý Thiên Long, nhiều lần lập công lớn, thông qua sự bàn bạc của quan chức các bộ, cuối cùng quyết định bổ nhiệm anh làm Tổng đốc khu vực hồ Ma Long và lân cận, quản lý tất cả đảo trong hồ Ma Long và vùng diện tích lớn bên ngoài hồ Ma Long.
Sau đó anh nhìn bản đồ, thấy khu vực mình quản lý không chỉ bao gồm hồ Ma Long mà còn cả một vùng đất liền ở phía đông hồ Ma Long, rộng lớn gấp mười lần hồ Ma Long!
Vùng đất liền này kéo dài mãi cho đến Đông Hải, thậm chí còn bao gồm cả vài đảo khá lớn trên Đông Hải nữa.
Nhìn bản đồ xong, Ngô Bình chợt thấy không biết phải nói gì. Một lát, anh nói: "Hoàng đế nước Long đang đùa à? Ông ta cắt một miếng trên đất của người khác rồi phong anh làm Tổng đốc, anh cần ông ta phong chắc?"
Đường Tử Di nhìn bản đồ nói: "Đây chính là điểm thông minh của hoàng đế nước Long, có giấy uỷ nhiệm này rồi, dù sau này chúng ta có gây dựng được cơ nghiệp lớn đến thế nào thì cũng là địa bàn của nước Long. Nếu không chiếm thêm được địa bàn cũng không sao, tóm lại nước Long cũng không thiệt thòi gì".