Thanh Cung Mười Ba Triều

Chương 42: Bị Phạt Vạ Vì Cuỡng Hiếp Mệnh Phụ







Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn xuất cung, chạy tới Sùng Chính điện.

Văn võ bá quan đều vây lấy hỏi thăm tin tức.

Cổn lớn tiếng nói:
- Hoàng thượng băng hà, hoàng hậu đau xót muôn phần, tâm thần hoảng loạn, chẳng có chủ ý gì cả.

Bởi vậy bà cho gọi Tiểu vương vào cung thương nghị quốc gia đại sự, chủ ý của hoàng hậu là quyết lập ông hoàng thứ chín Phúc Lâm lên ngôi hoàng đế.

Chư vị đại thần có tuân theo ý chỉ hay không?
Lời Duệ thân vương ai dám cãi.

Chỉ nghe một tiếng "tuân chỉ" vang lên rầm trời để đáp lại lời vương.

Cổn bèn đem trăm quan vào cung khóc bái rồi xúm nhau lại mang thi hài của Thái Tông hoàng đế tới Sùng Chính điện khâm liệm.

Một mặt, Cổn phò trợ Cửu hoàng tử lên ngôi, chịu trăm quan triều hạ.
Cửu hoàng tử Phúc Lâm mới có chín tuổi.

Nhất thiết lễ nghi đều do Duệ thân vương chỉ dẫn.

Việc xong, hoàng hậu từ trong cung truyền chỉ ra ngoài phong Đa Nhĩ Cổn, Tế Nhĩ Cáp Lang, hai người làm Phụ chảnh vương, giúp hoàng đế biện lý triều chính.

Cổn tiếp ý chỉ, hèn nói với bọn triều thần:
- Bọn ta hôm nay đồng tâm cộng sự phò trợ ấu chúa, nên thề trước trời đất không bao giờ đem lòng phản bội.
Bọn triều thân nghe nói vội đồng thanh đáp ứng.

Cổn bèn mời đạo học sĩ Phạm Văn Trình thảo thệ thư (bản văn thư thề với đất trời) ngay tại trong điện.

Cổn cho lập hương án để mọi người cùng tế lễ và tuyên thệ.


Quan tán lễ bưng thệ thư tới trước hương án quỳ xuống, lớn tiếng tuyên đọc:
"Đại Thiện, Tế Nhĩ Cáo Lang, Đa Nhĩ Cổn, Hào Cách, A Tế Cách, Đa Đạc, A Đạt Lễ, A Ba Thái, La Lạc Ni, Lạc Thạc Thác, Ngai Đạc Lễ, Mãn Đạc Hải, Đồn Tể, Phí Dương Cổ, Bác Hoà Thác, Đồn Tê khác Hoà Thác, tất cả bọn tôi chẳng may gặp lúc tiên đế băng hà, trộm nghĩ rằng nước không thể một ngày không vua, bởi vậy phụng nghinh hoàng tử của tiên đế để kế đăng đại vị.

Nếu có kẻ bất tuân định chế của tiên đế, chẳng sợ người trung thành, coi thường hoàng thượng thơ ấu, thì đó là kẻ khi quân có lòng gian xảo, hoặc nếu kẻ đó chẳng trọn tình nghĩa, chẳng làm nghĩa cứ, lại còn lập tâm thù oán hãm hại người ngay, chối bỏ anh em, tự kết vây cánh thì trời đất khiên phạt bắt phải chết non, chết yểu!".
Hoàng tử Phúc Lâm lên ngôi lấy hiệu là Thế Tổ hoàng đế, cải nguyên Thuận Trị.

Nhất thiết quyền hành trị nước đều do Đa Nhĩ Cổn một mình nắm giữ.

Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lang cũng biết rõ Cổn không phải dễ chơi, đành mũ ni che tai để lấy lòng Cổn hoặc Cổn muốn làm gì thì làm, chẳng để ý gì nữa.
Văn hoàng hậu đã thăng lên làm Hoàng thái hậu.

Lúc đó là lúc bà đang vào thời kỳ sung sức, nhiều ham muốn khoái lạc làm sao mà chịu cảnh phòng không gối chiếc? May còn có Duệ thân vương giúp bà đỡ buồn.

Bà sợ người ngoài đàm tiếu cho nên phong Duệ làm Nhiếp chính vương, trông coi tất cả mọi việc triều chính để tránh tiếng.

Từ đó, Nhiếp chính vương ở luôn trong cung cấm, lấy cớ là biện lý việc triều đình, để ngày đêm bất cứ lúc nào cũng được gần gũi Thái hậu, quên hẳn bà phi Tiều Ngọc Nhi ở nhà vào than ra thở mỏi mắt chờ trông.
Nhưng kẻ uất hận nhất phải là Túc quận vương Hào Cách.

Cách bàn tính với Dự vương Đa Đạc lấy cớ hỏi việc triều chính để vào cung Nhiếp chính vương.

Cổn lúc đó đang cùng Thái hậu mùi mẫn trong thâm cung, nghe nói Cách xin yết kiến, lấy làm bực mình lắm.

Cuối cùng Cổn vẫn phải tiếp Cách.

Trong thư phòng, Cổn thấy Cách mặt lộ vẻ giận.
Cổn hỏi, thì Cách đáp:
- Hoàng thượng hiện còn nhỏ tuổi.

Công việc của triều đình lại nhiều.

Một mình Vương nhiếp chính, e có phần lo không hết.

Bởi vậy tiểu vương có ý cùng Dự vương mỗi ngày vào cung giúp việc Vương gia…
Câu nói còn chưa xong, Cổn đã hiểu ngay ý Cách.

Cổn cười nhạt bảo:
- Đa tạ ý tốt của hai vị vương gia, nhận chức Nhiếp chính vương tại hạ ắt phải lo tròn bổn phận.

Lo tròn được thì có công, không lo tròn được thì có tội.

Nhị vị vương gia khỏi lo.
Cổn nói một hơi, gạt phắt tâu bày của Cách, khiến nhị vị vương gia kia thắt họng, cụt hứng chỉ còn biết dạ dạ luôn mồm rồi lui ra.
Từ đó, hận thù giữa Dự vương, Túc vương với Đa Nhĩ Cổn càng ngày càng chồng chất.

Cổn bèn phái người theo dõi hai vị vương để loan báo tình hình cho mình biết.

Đại học sĩ Phạm Văn Trình vốn là tâm phúc của Cổn nhưng lại ở dưới trướng của Dự vương.

Cổn bèn cho người gọi Trình vào cung ngầm dặn Trình mật báo hành động của Dự vương.

Cổn lại biết Trình chết vợ nên đem một người đẹp tuyệt thế tên Oanh cô nương gả cho Trình làm vợ kế.
Nói đến Oanh cô nương là cả một câu chuyện.

Nàng vốn là con gái của quan Tham tướng họ Nhan của Minh triều.

Hổi đó Đa Nhĩ Cổn đại chiến Tùng Sơn bắt được nàng đem về nuôi trong phủ.

Nàng tuy nhỏ tuổi nhưng có sắc đẹp mê hồn, răng nàng trắng, mắt nàng đen, đa tình, người nhỏ nhắn yêu điệu.

Cổn tính đem về nuôi đợi khi nàng lớn dành riêng cho mình dùng.
Nhưng việc lúc này là cần lấy lòng người, Cổn đành phải đem người đẹp thưởng cho Trình.


Trình học sĩ thấy nàng quả là một giai nhân tuyệt thế, lòng cảm kích Nhiếp chính vương tới tận tim gan.

Cả ngày ông chi muốn gần gũi người đẹp đề trò chuyện vui đùa.

Có hôm ông nói tới việc theo dõi Dự vương thì chính Oanh cô nương lại nghĩ kế giúp ông.

Nàng dọn một bữa tiệc hậu hĩ, cho mời Dự vương sang, cắt a hoàn xinh đẹp hầu hạ.

Nàng làm vậy cả với Hào Cách.

Cả hai bị rượu ngon gái đẹp, lời nói thường không được giữ gìn.

Nhất là Dự vương, thấy có chỗ để dốc bầu tâm sự nên thường lui tới nhà Trình chè chén.

Vốn sành ăn, Dự Vương tò mò hỏi Trình xem ai là người có tài đầu bếp quán thế như vậy thì Trình liền nói thực, bảo chính là vợ mình.

Vương đã từ lâu vốn nghe tiếng vợ kế của Trình là một trang giai nhân tuyệt thế, muốn được gặp nhưng chưa có cơ hội.

Nay nghe Trình nói vậy, Vương bèn tiếp lời nói:
- Ồ! Vậy thì phiền phu nhân quá nhỉ? Đã thế thì xin mời phu nhân ra đây, để tiểu vương có lời đa tạ.
Trình chẳng dám trái lời bèn bảo a hoàn chạy vào nhà trong mời phu nhân ra.

Nàng nghe nói Dự vương có lịnh mời vội tô điểm son phấn hết sức lộng lẫy rồi cùng bốn con a hoàn bước ra phòng khách.

Đa Đạc vừa nhìn thấy Nhan thị mắt bỗng sáng lên, lòng sao xuyến ngay từ phút đầu gặp mặt.
Nhan thị phấn điểm son tô, mùi hương bay ngào ngạt, mỗi lần làn gió nhẹ thổi phớt qua là làn hương ngào ngạt ấy xông vào mũi vương làm cho vương như ngây như dại.

Dự vương vốn thuộc loại hiếu sắc, nên khi thấy Nhan thị thì như mất cả thần hồn, mắt nhìn chòng chọc, như chực nuốt chửng người đẹp để chiếm làm của mình.

Nom vương thật trơ trẽn đến tức cười.

Nhan thị đứng từ xa thi lễ xong, bèn quay mình vào trong.

Không biết mất bao nhiêu giây phút Dự vương mới hoàn hồn.
Vương nhìn Trình cười nhạt, nói giọng trịch thượng:
- Phạm lão tiên sinh! Năm nay tiên sinh đã gần sáu chục, râu tóc đều đã bạc cả rồi thế mà lại chứa trong nhà một vị phu nhân trẻ măng, tiên sinh không sợ người ta dị nghị sao? Nay Tiểu vương có ý muốn nhờ một việc: tiên sinh hãy thương lượng với người đẹp giùm.

Sáng mai xin cho hồi âm.
Dự vương nói đoạn phất tay áo, đứng dậy, cất bước ra ngoài.
Dự vương đi đã một lúc, Phạm Văn Trình ngẫm nghĩ thấy vương có ý không tốt, bèn vào nhà trong bàn với vợ.

Nhan thị nói:
- Trong việc này chỉ có Duệ vương là cứu được vợ chồng mình thôi.

Ông nên qua khẩn cầu Duệ vương đi.
Hôm đó trời đã tối, Phạm Văn Trình phải đợi qua hôm sau mới cân đại bố tử sửa soạn vào cung.

Không ngờ Trình vừa ra khỏi nhà thì đã có một đội thân binh của Dự vương rầm rộ xông vào, chẳng nói chẳng rằng tìm bắt cho kỳ được Nhan thị bỏ vào noãn xa rồi đẩy về phủ.

Đa Đạc ở trong phủ trông chờ, bỗng thấy người đẹp đã được đem về, lòng mừng như mở cờ.

Y vội lại trước xe nắm lấy tay Nhan thị, khuyên nàng đừng lo sợ và bịa chuyện bảo:
- Chỉ vì phúc tấn của Tiểu vương thấy phụ thân thông minh xinh đẹp nên có ý mời phu nhân vào phủ để trò chuyện kết bạn tâm giao đó thôi.
Nhan thị vốn là người đàn bà trung trinh, nghe Dự vương nói vậy, bèn kêu la khóc lóc rùm lên, lại chỉ vào mặt vương mà chửi bới tàn tệ.

Vương bị chửi, thẹn quá hoá giận, bèn quát bảo thị nữ đem lột truồng Nhan thị ra.
Dự vương có tính thích nhìn đàn bà ở truồng.

Bởi vậy hai tên thị nữ không dám trái lệnh, vội nhất tề động thủ.
Chúng bế xốc Nhan thị đặt trên giường trước hết lột quần lụa, Nhan thị chỉ còn biết giơ cặp giò mũm mĩm trắng như ngọc giãy đạp tứ tung.


Hai thị nữ tiếp lực, mỗi đứa nắm mỗi chân tính đè chặt xuống giường.

Bỗng có hai tên nội giám hối hả chạy từ ngoài vào bảo Dự vương, miệng lắp bắp mãi mới thành tiếng:
- Vương… Vương… Vương gia nhân… nguy… nguy rồi…
Ba trăm quân ngự lâm tự trong cung đã bố trí vây quanh Vương phủ rồi…
Chúng còn chưa nói xong thì đã thấy một tên thái giám dẫn hơn mươi tên quân sĩ xông vào phòng, miệng nói: Hoàng thái hậu có chỉ đây.

Dự vương thấy việc xảy ra đột ngột có ý sợ, vội cúi thấp mình xuống rồi quỳ trên mặt đất lĩnh chỉ.
Tên thái giám liền tuyên đọc ý chỉ rồi bảo bọn quân sĩ áp tống Dự vương vào cung.
Dự vương vừa vào tới cung đã thấy Túc quân vương Hào Cách cũng bị quân ngự lâm áp giải tới từ trước và Đa Nhĩ Cổn đang chễm chệ ngồi phía trên.

Cổn nghiêm nét mặt, buộc tội Dự vương cưỡng đoạt mệnh phụ, gian dâm chưa thành, nên phạt bạc một ngàn lạng, và phải nộp trâu mười lăm đầu, còn Túc thân vương Hào Cách biết chuyện mà chẳng tố cáo, bị phạt 300 lạng bạc.
Dự vương từ khi bị phạt về nhà trong lòng tức giận không nguôi.

Y cáu tiết làm bừa, cho bọn binh lính trong phủ hàng ngày đến nhà bách tính, hễ thấy gái đẹp là bắt ngay về phủ.

Bọn gái Bát Kỳ hoảng quá, cô nào cô nấy trốn biệt không dám thò mặt ra ngoài.

Mãi về sau, tin này đồn khắp Đô Sát viện.
Thừa Chính công Mãn Đại Hải biết chuyện bèn dâng một tờ sớ vào triều.

Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn cả giận, lại cho giải Dự vương vào cung, phạt vạ rất nặng.

Cũng vì vậy Dự vương lại càng thù Cổn đến xương tuỷ.
Dự vương tới gặp Hào Cách, hai người bàn tính với nhau tìm cách đối phó Cổn.

Riêng về Hào Cách y bỗng dưng bị phạt tiền, tức lắm bèn cho gọi Cố sơn ngạc trân Hà Lạc Hội, Nghi chính đại thần Dương Thiện, Giáp lại chương kinh Doãn Thành Cách, La Thạc cùng một bọn du đảng vào phủ tính cuộc âm mưu hành thích Đa Nhĩ Cổn.

Các nói với đồ đảng:
- Khi Đa Nhĩ Cổn chết rồi, Tiểu vương sẽ làm nhiếp chính vương.

Lúc đó các vị còn sợ không phú quý nữa ư?
Nào ngờ giữa lúc còn đang hội họp, Hà Lạc Hội đã chuồn êm ra khỏi phủ, đi mật báo.

Hội vốn là tâm phúc của Nhiếp chính vương.

Đa Nhĩ Cổn lúc đó đang ở trong cung ngắm Thái hậu chải đầu.

Khổ thay vợ Hào Cách lúc đó cũng vào cung để thỉnh an Thái hậu.

Bà này có cái tài chải đầu búi tóc rất giỏi, bởi vậy Thái hậu luôn gọi bà ta giúp.

Túc vương phúc tấn chẳng dám trái lịnh bèn vén tay áo cao lên để chải, cánh tay trắng như tuyết lộ đến quá nửa, Đa Nhĩ Cổn đứng bên cạnh thấy đẹp quá, tâm hồn như mê mẩn.

Cổn nhìn đến khuôn mặt thì ôi thôi, thật là cả một trời xuân muôn hồng nghìn tía, không có bút nào mà tả được cái đẹp, cái xinh, cái duyên, cái tình của nàng.

Cổn càng say mê càng cuồng vọng.

Y nhủ thầm, không hiểu sao tên tiểu tử Hào Cách lại có cái diễm phúc này! Báo thù xong ta phải đem người đẹp thế này về phủ vui thú mới được..