Thập Niên 60: Quân Tẩu Dựa Vào Nuôi Con Đi Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 155



Trời đông giá lạnh, mọi người đều mang nồi đến nhận phân rồi về nhà ăn.

Đến giờ cơm, các nhà mang nồi chạy đến trước nhà ăn lớn, sợ đến muộn thì sẽ hết phần.

Lý Thanh Vận còn nhìn thấy có người câm cả cái chậu rửa mặt to đùng, cô không khỏi nghi ngờ cái nôi mình cầm có phải hơi bé?

Cô chỉ cầm cái nồi sứ cỡ nhỡ bình thường nhà cô hay dùng để đựng thức ăn, ngay cả Nhị Ngưu chỉ ăn một mình, mà cũng mang theo cái nồi to đùng tới.

Quả nhiên, từ xa Thư Cúc đã nhìn thấy cô đi tới, vội vàng giơ cái chậu to trong tay lên gọi cô: "Sao em cầm nồi bé thế, em nhìn mọi người cầm gì tới kìa." Nói xong cô ấy còn đưa mắt nhìn các thím ở bên cạnh.

"Không sao, nhà em chỉ có em và Đại Bảo thôi, đủ ăn là được rồi."

Hai người đứng ở giữa dãy hàng ngũ xếp hàng, chờ đợi phát thức ăn, mọi người lấy được đồ ăn xong cũng không ở lại, vui vẻ bưng chậu về nhà.

Người phụ trách phân chia thức ăn là mẹ Cố, khi đến lượt Lý Thanh Vận, mẹ Cố rất bình tĩnh vớt thêm mấy muôi tim gan phèo phổi còn có tiết lợn ở bên dưới nữa, múc đầy ắp cả một cái nồi của cô, ở phía trên là một lớp rau cải để che giấu.

Lý Thanh Vận cũng xấu hổ, chân thực cảm nhận được có người nhà làm quan lớn là như thế nào, múc thức ăn thế này cũng thật là khéo quá đi.

Cô cẩn thận bê nồi thức ăn về nhà, vừa đi vừa chờ Thu Cúc.

Mẹ Cố cũng múc cho Thu Cúc một nồi đầy thịt và rau, bà ấy đã "làm việc” rất nhiều năm, đã tôi luyện được một thân bản lĩnh, múc thức ăn tới nỗi mọi người không nhìn ra khác biệt gì, còn cảm thấy bà ấy rất công bằng.

Thu Cúc vui vẻ bưng nồi thức ăn đuổi theo Lý Thanh Vận, nháy mắt với cô, hai người thâm hiểu đưa mắt nhìn nhau cười cười.

Món canh lòng lợn này thật là thơm, chỉ là không biết ăn sẽ có mùi vị như thế nào.

Lý Thanh Vận vốn cũng chẳng ôm hy vọng lớn lao gì, kết quả nếm thử một miếng đã không dừng lại được, nếu không phải người dân lao động thông minh, mặc dù một nồi canh lòng lợn nấu trộn lẫn đồ lên với nhau, cũng chẳng bỏ gia vị đặc biệt gì, nhưng quả thật hương vị thơm phưng phức, chắc có lẽ có quan hệ đến chất lượng của thịt lợn và rau cải.

Mùi vị của thịt lợn và rau cải sạch vô cùng ngon.

Hiếm khi Lý Thanh Vận ăn no nê, nằm dài trên giường đất cùng với Đại Bảo không muốn nhúc nhích, Nhị Bảo bò tới bò lui bên cạnh bọn họ, nước miếng rớt lên người cô và Đại Bảo.

Mùa đông này, ngày nào cô cũng làm ổ ở nhà ăn ăn ăn, nhìn bằng mắt thường có thể thấy đã béo lên một chút, nhưng may mà cơ thể nguyên thân vốn rất gầy, vì thế cũng không béo đến nỗi cần phải giảm cân.

Bữa tối vẫn là nửa nồi canh lòng lợn còn lại lúc trưa.

Ba cân xương sườn mà nhà được chia, Lý Thanh Vận ném thẳng vào không gian, để đến lúc đón tết thì ăn, đây là thịt lợn nhà, thịt mêm, quả thật không dai như thịt lợn rừng.

Còn đống xương miễn phí, ngày mai hâm canh với cà rốt ăn cùng với sủi cảo.

Làm thịt lợn nuôi trong năm xong, thì cũng đã cận kề năm mới, bởi vì Cố Đình Chu đã nói là không trở về, Lý Thanh Vận cũng không trông đợi gì, làm theo trình tự chuẩn bị những đồ để đón tết.

Đây là cái tết đầu tiên cô tới đây, cho dù Cố Đình Chu không ở nhà, cô cũng phải đón tết thật náo nhiệt rộn ràng cùng hai đứa trẻ.

Lúc Trình Kiệt đến công xã, Lý Thanh Vận lại nhờ anh ấy gửi một lá thư mới cho Cố Đình Chu, thuận tiện nhờ anh ấy mang một số đồ tết về nhà mình, có gì thì mua đó.

Anh ấy mang về mấy con có đông lạnh vừa mới bắt được, năm cân tôm đông, còn có ba cân rong biển, mười cân hồng đông lạnh, mười cân lê đông lạnh.

Có một số đồ sẽ hạn mức mua sắm, anh ấy chỉ có thể mang về được số đó, hai nhà chia ra cũng tạm ổn.

Pháo chuyên dùng để đón tết cũng mang về không ít. Còn có một ít giấy đỏ, đến lúc đó có thể cắt thành hoa giấy trang trí và viết câu đối.

Trong đó Lý Thanh Vận rất hài lòng với đống tôm đông lạnh, đã lâu lắm rồi cô chưa ăn tôm, cái này nhất định phải giữ lại để ăn tết.

Mẹ Cố hỏi Lý Thanh Vận có muốn làm bánh nhân đậu không, lúc đón tết đi thăm bạn bè cũng có thể coi đó là quà cáp, đầu năm cũng không thể cầm được thứ đồ gì tốt hơn.

Lý Thanh Vận và Thu Cúc thương lượng một chút, quyết định ba nhà làm cùng nhau, số người trong ba nhà bọn họ ít, làm một mình thì phiền phức, không bằng làm chung, ba nhà góp sức, một ngày cũng có thể làm được không ít.

Mẹ Cố nói bánh nhân đậu mà Lý Thanh Vận làm trong Trung Thu lần trước rất ngon, muốn biết cách làm của Lý Thanh Vận, phải chuẩn bị những nguyên liệu nấu ăn trước, để đổi những lương thực và dụng cụ mà trong nhà không có.

Vì thế, ba nhà góp lương thực để làm bánh đậu vào với nhau, tụ tập tại nhà Lý Thanh Vận làm bánh đậu, làm từ sáng đến tối, nồi trong nhà không có lúc nào nghỉ ngơi, làm một vỉ rồi lại một vỉ, may mà có người nhà của ba nhà ở đây, mới có thể làm quay vòng không dứt như thế.

Hấp xong một vỉ thì đặt lên nền tuyết lạnh lão, không bao lâu sau đã cứng lại như đá.

Mãi đến khi đã làm hết tất cả các nguyên liệu, thì làm ra tổng cộng hơn một ngàn cái bánh nhân đậu, chia ra mỗi nhà được ba bốn trăm cái, làm một lần cũng không dễ dàng, nhưng dù sao cũng có cái tủ lạnh tự nhiên, làm nhiều rồi để đông đá, lúc ăn thì hấp lại, cũng rất tiện.

Làm xong bánh nhân đậu, hôm sau Lý Thanh Vận lại lấy lá mỡ của mấy con lợn rừng và từng miếng mỡ lợn to đùng ở trong không gian ra, tất cả đều nấu thành mỡ lợn, mỡ lá và thịt mỡ của bốn con lợn rừng, để vào cái vại to đựng lương thực, nấu đầy ắp cả một vại mỡ, sau khi nguội, thì cất giữ trong không gian.

Mùa đông trong nhà có nấu món gì ngon, thì bên ngoài cũng không ngửi thấy mùi gì.

Có một vại mỡ lợn to đùng, sang năm bọn họ không cần phải mua mỡ lá nữa.

Phương diện sinh hoạt sau khi tòng quân không thể tùy ý giống như hiện giờ, mọi hành động đều phải thật cẩn thận, những chuyện hiện tại có thể xử lý được ở bên ngoài, thì cứ xử lý trước, dù sao cũng đã có không gian rồi.

Tóp mỡ sau khi rán xong thì bỏ đầy hai chậu lớn, cô quyết định gói toàn bộ thành bánh bao để ăn.

Ngoài tóp mỡ, còn cắt ra không ít thịt lợn tươi mới thêm vào, để đảm bảo có được hương vị như ý, gói một lần sủi cảo, là có thể ăn đến khi mùa xuân đến. Công trình này khiến cô bận rộn suốt cả một ngày rưỡi mới có thể gói xong toàn bộ, may mà còn có đứa con chăm chỉ là Đại Bảo giúp đỡ.

Chủ yếu là trộn bột và cán bột thành vỏ bánh rất tốn sức, trước đây gói hơn một trăm cái sủi cảo đã vô cùng vất vả, hiện giờ nhiều nhân bánh như thế, phải gói đến bảy tám trăm cái sủi cảo to đùng, riêng bột mì đã phải dùng đến hai túi tO rồi.

May mà trong không gian còn nhiều bột mì.

Để người trong thôn nhìn thấy nhiều bột mì và thịt thế này, e là họ sẽ ngây người mất, đây là cuộc sống giàu sang gì đây.

Lý Thanh Vận gói sủi cảo xong, để đông lạnh một phần, bỏ vào không gian một phần.

Đến đây công tác chuẩn bị đón mừng năm mới cũng đã gần xong xuôi hết rồi.

Khi mẹ Cố tới thăm Nhị Bảo, Lý Thanh Vận tiện thể xin mẹ Cố chỉ dạy cho cách cắt hoa giấy, mẹ Cố rất khéo tay, chỉ một cây kéo và chồng giấy đỏ, đã biến thành những tờ hoa giấy đủ các kiểu dáng trông rất sống động.

Đại Bảo nhìn đến ngây ngốc, mẹ Cố còn lấy giấy đỏ làm cho cậu bé một cái đèn lồng màu đỏ, lấy một cái cành gỗ làm tay cầm, cầm trong tay nhìn rất có phong cách.

Lý Thanh Vận cũng rất thích.

Nhị Bảo câm con thỏ mà mẹ Cố cắt ra, nhìn cười ngây ngô, lát sau đã gặm ướt.

Lý Thanh Vận cầm giấy đỏ đến trong nhà đến tìm Trình Kiệt trước, xin mấy câu đối, trả Trình Kiệt năm hào tiên phí nhuận bút.

Nếu hôm ba mươi tết mới đến, thì phải đợi mất. Đây cũng là kinh nghiệm mà mẹ Cố đã truyền thụ cho, bởi vì Trình Thụ là người có học thức ở trong thôn, mỗi năm khi đến năm mới, mọi người đều sẽ đến tìm anh ấy để viết câu đối, anh ấy bận rộn hơn bình thường, người cả thôn chờ đợi, cô cũng ngại chen hàng, thường phải chờ lâu lắm.

Thật ra chữ khi viết bút lông của cô cũng không tệ, nhưng nguyên thân không biết mặt chữ, hơn nữa hiện giờ chữ phồn thể vẫn chiếm đa số, nhiều hơn một chuyện không bằng bớt đi một chuyện.