Ngày qua ngày, trong nhà không ai kiếm được công điểm, không cần ra ruộng làm việc, Lý Thanh Vận một lòng một dạ kiếm đặc sản vùng núi, qua mùa đông có thể mua trực tiếp lương thực từ người trong thôn, có mặt mũi của cha Cố, cũng không ai làm khó cô.
Bây giờ cô chủ yếu đi hái đặc sản vùng núi cùng chị dâu Thu Cúc.
Mỗi sáng hai người thức dậy, nấu cơm, đưa Đại Bảo và Mao Đầu đến chỗ Trình Kiệt, sau đó cùng nhau lên núi hái đặc sản vùng núi.
Chị dâu Thu Cúc không có cha mẹ chồng, trước kia cô ấy đều tập trung chăm sóc con cái, ngoại trừ mảnh đất sở hữu riêng, cô ấy không làm việc để kiếm công điểm, tiên chồng cô ấy kiếm được đủ chỉ tiêu cho cả nhà.
Bây giờ Mao Đầu đã đi học nên không cần nhìn chằm chằm, cô ấy cũng bắt đầu làm việc kiếm công điểm, để giảm bớt gánh nặng trong nhà.
Lại nói đến tình cảnh của hai người rất giống nhau, ở trong thôn không có bạn bè gì, nhưng nhân duyên của chị dâu Thu Cúc lại tốt hơn Lý Thanh Vận rất nhiều.
Dưới sự chỉ dẫn của chị dâu Thu Cúc, Lý Thanh Vận gần như đã quen hết đặc sản vùng núi trên núi.
Có đôi khi cô cũng hái, nhân lúc chị dâu Thu Cúc không chú ý sẽ lén cho một ít vào không gian, bọn họ thường xuyên đi với nhau, kiếm được không ít đặc sản vùng núi.
Thu hoạch đặc sản vùng núi xong, Cố Đình Chu và Phán Đệ sẽ phụ trách xử lý, lột vỏ, cắt chồi, phơi khô, ba người phân công công việc rõ ràng.
Cố Đình Chu chịu trách nhiệm chăm sóc Nhị Bảo, cho uống sữa, ru ngủ, thay tã, giặt quần áo, thỉnh thoảng anh nấu cơm, thời gian còn lại thì cho Đại Bảo ăn, ôn lại bài học.
Mặc dù cuộc sống như vậy vô vị, nhưng anh lại thấy rất thích thú, thời gian có thể làm bạn với con và vợ thật sự quá ít.
Tình cảm của vợ chồng son liên tục nóng lên qua cuộc sống hàng ngày bình dị, tình nồng mật ý.
Anh rất quý trọng khoảng thời gian này, hai tháng sau chân hồi phục, anh phải rời khỏi nhà sống một mình.
Khi Phán Đệ không có gì làm, cô ấy sẽ trốn trong phòng đan áo lông, cô ấy đã xong áo lông cho hai cậu nhóc, bây giờ cô ấy đang đan áo lông cho mình và Lý Thanh Vận.
Công việc của Lý Thanh Vận là hái đặc sản vùng núi, xử lý đặc sản vùng núi, quản lý ruộng đất, nấu cơm, thỉnh thoảng thì đến nhà thím Giang để lấy thịt và làm một vài việc vặt vãnh khác.
Trong không gian của cô tích trữ không ít nho núi, cô chuẩn bị lấy ra để ủ rượu, nhưng cô không biết cách ủ rượu, vẫn là Cố Đình Chu nói mẹ anh biết kỹ thuật này, cô lập tức mang theo một túi đường trắng đi bái thầy học nghệ.
Mẹ Cố đích thân đến nhà dạy cô, ủ mấy ca rượu.
Mẹ Cố thấy bây giờ cuộc sống của cô tốt như vậy, trong sân đều là đặc sản vùng núi tự hái được phơi khô, không biết tiến bộ hơn trước kia nhiều hay ít, bà ấy vô cùng vui mừng.
Lý Thanh Vận nhìn các loại đặc sản vùng núi chất đống trong không gian của mình, tâm trạng cũng rất vui vẻ.
Cố Đình Chu thì chỉ cần vợ vui vẻ, là anh cũng vui vẻ, mọi thứ đều lấy hỉ nộ ái ố của vợ là thước đo.
Cuộc sống bình dị cứ trôi qua như vậy, nhoáng một cái là đến cuối tháng chín.
Một tháng này cuộc sống dần trở nên tốt đẹp hơn, trong nhà không phải lo vấn đề ăn uống, hai người bệnh cũng dần khỏe lại.
Cố Đình Chu đã có thể bỏ gậy tự mình đi được, anh đã đi tìm bác sĩ trên trấn khám, sau khi kiểm tra thì khôi phục cũng không tệ lắm, bây giờ miệng vết thương đã biến thành một vết sẹo hình con rết màu hồng nhạt.
Hai ngày trước, Phán Đệ cũng lên thị trấn tháo ván gỗ, bác sĩ nói hồi phục rất tốt, sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề đi đứng sau này.
Bình thường Lý Thanh Vận không hề tiếc trong vấn đề ăn uống, cô thường xuyên mua thịt, trong nhà gần như lúc nào cũng có thức ăn, mỗi ngày đều có không ít thịt, trứng, sữa, rau dưa và hoa quả.
Trong không gian cũng có một ít hoa quả thông thường, thỉnh thoảng cô sẽ giả bộ như mua ở công xã, lấy ra cho mọi người, một ít hoa quả đặc biệt như sầu riêng, dưa lưới thì giữ lại cho cô và Cố Đình Chu ăn, bởi vì được bổ sung dinh dưỡng nên tinh thần của cả nhà đều rất tốt.
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy Phán Đệ đã béo hơn, từ gầy trơ cả xương, biến thành người bình thường, hơn một tháng không ra ngoài, cô ấy cũng trắng lên không ít, bây giờ cô ấy và Lý Thanh Vận giống nhau năm phần.
Hai đứa trẻ cũng lớn lên, bởi vì có dinh dưỡng tốt nên lớn nhanh như thổi bóng, nhất là Nhị Bảo, bởi vì chỉ nằm bò, ít vận động nên mập hơn khá nhiều, các khe thịt trên cánh tay có thể kẹp chết muỗi.
Đại Bảo cũng béo hơn, còn có hai cậu nhóc cũng cao lên trông thấy.
Cố Đình Chu và Lý Thanh Vận thì không béo, Cố Đình Chu thường xuyên vận động, Lý Thanh Vận cũng vì thường xuyên lên núi hái đặc sản, chạy đông chạy tây, năng lượng tiêu hao.
Ngày mai là tết trung thu, Lý Thanh Vận dậy rất sớm.
Hôm nay cô chuẩn bị làm mấy lồng bánh đậu nếp, để ngày mai làm quà tết trung thu, chia cho hàng xóm.
Trong khoảng thời gian này sống với nhau, cô cũng quen vài người trong thôn, mặc dù không tặng được bánh trung thu, nhưng có thể tặng bánh đậu nếp để tỏ lòng.
Cô không kịp nấu bữa sáng, vậy nên chỉ uống sữa, ăn tạm trứng gà và bánh bao hôm qua còn thừa.
Ăn sáng xong, Cố Đình Chu đưa Đại Bảo đến nhà họ Trình, cô và Phán Đệ bắt đầu làm bánh đậu nếp.
Hôm nay bọn họ làm hai kiểu bánh đậu nếp, một loại là bột gạo vàng, một loại là gạo nếp.
Tối qua cô đã lấy đậu đỏ, đậu phộng, gạo trắng và gạo đem ra ngâm trong nước giếng cả đêm, bây giờ chỉ cần rửa sạch, để ráo nước, cho thêm hạt phỉ và hạt bắp đã thái nhỏ vào hấp cùng nhau là được.
Khi nồi nóng thì cho đường trắng vào trộn đều, cho thêm một ít bột gạo nếp, vo thành từng viên nhỏ, sau đó dùng tay nặn thành hình bánh, cuối cùng lăn với một lớp bột gạo nếp là có thể hấp.
Sau khi hấp bánh đậu gạo nếp, thì có thể bắt đầu làm bánh đậu nếp bột gạo vàng.
Trộn bột ngô và bột gạo vàng theo tỷ lệ nhất định, trộn với nước lạnh, tiến hành để lên men giống như làm bánh bao, khi nó có mùi chua thì dùng tay nhào.
Để bột ngủ đủ, nấu chín đậu đỏ và đậu tây, giã thành bột đậu ngọt, cho đường trắng vào, nắm thành những viên nhân to bằng quả óc chó. Cuối cùng dùng bột gạo vàng đã nhào bọc nhân bánh vào bên trong, vệ thành hình bánh đậu nếp, hấp trong lửa lớn khoảng hai mươi phút là được.
Hai chị em họ định làm việc này cả ngày, không ngờ buổi trưa, Vọng Đệ và chồng cô ấy lại đến đây.
Vọng Đệ mang bánh bí ngô và bánh quả phỉ cô ấy làm đến, nói ngày mai là trung thu, muốn tặng quà cho hai chị trước, sáng sớm cô ấy đã trở về nhà mẹ đẻ, tặng quà cho họ xong thì chạy đến đây.
Dư Quý không biết ăn nói, chỉ ngoan ngoãn đi theo sau cô ấy, gọi chị gái anh rể, sau đó bắt đầu tự tìm việc cho bản thân.
Lý Thanh Vận rót nước đường cho Vọng Để, bảo cô ấy nghỉ ngơi, mang thai năm tháng, đi cả một chặng đường cũng làm khó cho cô ấy.
Dư Quý nhiều sức lực, anh ấy hỗ trợ nhào bánh gạo vàng, Cố Đình Chu thì nhóm lửa trông bánh đậu nếp trong nồi, ba chị em thì chuẩn bị nhân, nói nói cười cười, đến giữa trưa thì đã làm xong hết bánh đậu nếp.
Sáu lồng bánh đã hấp chín được cho hết vào cái mẹt, mùi hương ngọt ngào bay tỏa khắp sân.
"Hôm nay làm đủ bánh đậu nếp rồi, mọi người ăn tạm một ít trước, bây giờ không kịp nấu cơm, chị nấu một ít món mặn cho mọi người ăn.' Lý Thanh Vận để lồng bánh đậu nếp cuối cùng vào trong mẹt.
Trong nhà vẫn còn một ít nước sốt thịt cay, cô lại trán thêm trứng gà, nấu một nồi mì sợi, mỗi người được một bát to.
Mệt cả một buổi sáng, mọi người đều ăn rất ngon miệng, cho dù đã ăn mấy cái bánh đậu nếp, nhưng vẫn ăn sạch sẽ cái bát to. "Anh rể, sao em vừa nghe thấy anh gọi chị là Thanh Vận?" Ăn cơm no nê xong, Vọng Đệ khó hiểu hỏi.
Cố Đình Chu nhận ra bản thân vừa lanh mồm lanh miệng, anh đang định giải thích, Lý Thanh Vận lại giành trước: "Đang định nói với mọi người, chị đổi tên rồi, sau này gọi chị là Lý Thanh Vận, gọi cái tên Lý Chiêu Đệ này hai mươi ba năm, chị chịu đủ rồi."
"Còn có thể tự đổi tên sao?" Rõ ràng trong mắt Phán Đệ có sự chờ mong, cô ấy rụt rè hỏi.
"Chị cả, tên mới của chị thật dễ nghe, em cũng muốn đổi tên của em, Vọng Đệ, Vọng Đệ, khó nghe chết mất, người khác vừa nghe là biết trong nhà muốn có thêm em trai. Con gái thì sao chứ, con gái cũng là bảo bối, cũng có thể đầu đội trời chân đạp đất, lúc ba bọn em vẫn còn ở nhà cha mẹ đẻ, một người có thể bằng ba Lý Đắc Bảo."
Vọng Đệ khó chịu nói, cô ấy dám thể hiện bộc lộ tiếng lòng của mình hơn Phán Đệ.
"Hay là, ba chị em chúng ta đều đổi lại tên? Không cần hỏi ý kiến của ai, cuộc sống của mình thì mình làm chủ." Lý Thanh Vận đề nghị nói.
"Được, em đồng ý, chị cả lấy tên mới rất dễ nghe, hay là chị cũng đặt tên mới cho hai bọn em. Em rất thích chữ Thanh này, thanh trong, sạch sẽ, nghe rất thoải mái, nếu không chúng ta lấy tên đệm giống nhau, chỉ sửa tên là được."
Vọng Đệ nhắc đến chuyện đổi tệ, cô ấy vui vẻ khoa chân múa tay.
Phán Đệ cũng gật đầu nói được, cô ấy cũng muốn đổi tên mới, giống như là tái sinh, một lần nữa sống lại.
Lý Thanh Vận cúi đầu suy nghĩ một lúc.
'Sau này em lớn là Lý Thanh Hoan, em hai là Lý Thanh Duyệt, thế nào? Hoan là hạnh phúc, vui vẻ, Duyệt cũng mang ý may mắn, tươi vui. Hy vọng sau này hai em của chị đều có thể sống vui vẻ hạnh phúc." Lý Thanh Vận thật sự mong hai em gái sống hạnh phúc cả đời.