Thập Niên 80: Con Đường Mỹ Thực

Chương 77:



Mấy ngày sau trời có mưa nhẹ, người ra ngoài ăn cũng ít đi, Trịnh Bình thấy đã hơn 8 giờ nên nói với Tô Dư: “Tiểu Tô a, ta nghĩ khách không có nhiều lắm, con kêu mọi người dọn dẹp cửa tiệm rồi về nghỉ ngơi sớm đi."

"Dạ được, dì Trịnh!" Tô Dư trả lời một tiếng, rồi dẫn những người phục vụ khác cùng nhau dọn dẹp cửa tiệm.

Tô Dư cực kỳ hài lòng với công việc hiện tại của mình, không chỉ lương cao mà giờ làm việc cũng rất linh hoạt. Cô bắt đầu làm việc lúc 10 giờ sáng và có thể nghỉ ngơi từ 2 đến 5 giờ chiều, nhà bọn họ cũng không quá xa nên bọn họ có thể về ngủ trưa, tan làm lúc 9h tối, còn bao cơm cả bữa trưa và bữa tối.

Điều quan trọng nhất là bà chủ rất tốt bụng, khi tan làm vào buổi tối, nếu trong cửa tiệm có nhiều đồ ăn, bà chủ sẽ cho họ gói ghém mang về nhà, để ngay cả gia đình họ cũng có thể thưởng thức. Tay nghề của bà chủ tuyệt đối là đỉnh cao, không ăn một bữa sẽ cảm thấy rất nhớ, chỉ vì hai bữa ngon này mà họ sẽ không bao giờ đổi việc.

Mấy người Tô Dư đã dọn dẹp xong cửa tiệm, liền rời đi sau giờ làm việc.

Khi Trịnh Bình đang chuẩn bị đóng cửa, bà đột nhiên nhìn thấy một chiếc taxi đậu ở cửa, một người đàn ông mặc vest bước xuống xe và bước vào.

Cửa tiệm đã được dọn dẹp sạch sẽ và bếp nấu trong cửa tiệm đã tắt, mắt thấy thời điểm sắp đóng cửa, một vị khách đột nhiên đến, hầu hết các chủ cửa tiệm đều lịch sự mời khách hàng quay lại vào ngày mai. Trịnh Bình nhận ra người này chính là vị khách quý được Tôn Trác mời ngày hôm đó, hơn nữa, người ta còn cố ý bắt taxi tới đây ăn tối, để người ta đi một chặng đường vô ích thì không tốt, liền cười tiến lên nói: “Thưa ngài, ngài có muốn ăn gì không?"

Liêu tiên sinh nhìn vẻ vắng vẻ trong cửa tiệm, nghĩ biết mình đã đến không đúng lúc, ông ngập ngừng nói: "Có phải là quá quấy rầy không? Nếu không, tốt nhất tôi nên đến đây vào một ngày khác..."

"Không có gì phiền phức, cửa mở tiệm luôn là như vậy, ngài vào ngồi đi."

Liêu tiên sinh theo Trịnh Bình vào và ngồi xuống chiếc bàn gần bếp nhất.

"Ngài muốn ăn gì?"

"Tùy tiện làm gì đó cũng được." Liêu tiên sinh ngượng ngùng nói.

“Vậy để tôi làm cho ngài một tô mì.” Nồi súp xương lớn vừa mới tắt, nhưng nước súp bên trong vẫn còn nóng, chỉ cần đổ ra nấu trong nồi nhỏ là được.  

"Được, làm phiền cô."

Trịnh Bình nhanh chóng bước vào bếp và bắt đầu bận rộn, Liêu tiên sinh có thể nhìn thấy mọi cử động của bà qua cửa sổ trong suốt.

Khi bà mở nắp nồi và thả mì xuống, hơi nước bốc lên làm khuôn mặt bà mờ đi nhưng lại trùng lặp với người trong ký ức của Liêu tiên sinh nhiều năm trước.

Năm đó, ông và cha bị đưa đến một nông trường ở miền nam An Huy, nơi họ sống trong một chuồng bò đơn sơ, bữa đói bữa no, làm những công việc bẩn thỉu và mệt mỏi nhất, thỉnh thoảng họ sẽ bị lôi ra ngoài để làm nhục. Cha ông không thể chịu đựng được sự tra tấn và đã tự sát, sức khỏe của ông ngày càng trở nên tồi tệ, gần như gầy như que củi. Cho đến một đêm mùa đông lạnh giá, ông lên cơn sốt cao và hoàn toàn mê mang, nghĩ rằng mình sẽ chết, nhưng không nghĩ tới chính là con bò cái mang thai trong chuồng bò sắp đẻ, âm thanh nó phát ra đã thu hút những người trong đội sản xuất, còn có mấy thanh niên trí thức vừa từ thành phố về cũng đi theo để xem cuộc vui..

Một trong những nữ thanh niên trí thức phát hiện ông bị sốt và nhờ đại đội trưởng đưa ông đến bệnh viện. Đại đội trưởng vốn là không muốn quan tâm đến ông, nhưng nữ thanh niên trí thức lại nói, ông có thể là bị cảm lạnh, nếu lây nhiễm cho đàn bò thì sẽ rất tệ. Con bò là tài sản vô cùng quan trọng của đội sản xuất, đại đội trưởng cũng không dám qua loa, lúc này mới để người dùng xe đẩy tay đem ông đưa đi trấn trên, cũng không đến bệnh viện mà chỉ tìm một bác sĩ chân trần đến khám cho ông.

Nữ thanh niên trí thức dùng phiếu đổi với bác sĩ kia một ít lương thực thô, ngồi xổm trong góc nấu một chén cháo khoai lang cho ông uống trong nồi đất nhỏ, sau khi ăn cháo nóng hầm hập xuống bụng, cơ thể lạnh lẽo của ông dần ấm lên, chén cháo khoai lang bình thường đó đối với ông là một món ngon khó quên.

Sau này, trách nhiệm đưa cơm cho chuồng bò bằng cách nào đó lại rơi vào trên người cô. Đội sản xuất chính là ăn cơm tập thể, chờ khi mọi người ăn xong thì phần còn thừa là của ông. Đội sản xuất toàn là nông dân, lao động chân tay nên đương nhiên ăn rất nhiều, thật sự là hận muốn cạo sạch đáy nồi, chỗ nào còn có dư đồ ăn mà đưa cho ông, trước đây, người đưa cơm cho ông luôn mang nước rửa nồi và một hai chiếc bánh bột ngô cũ, cho nên ông mới có thể bị đói đến bệnh đau bao tử.

Nhưng sau khi người đưa cơm cho ông là một nữ thanh niên trí thức, ông có thể ăn ít nhất một bữa nóng mỗi ngày, bao gồm khoai lang nướng, bánh ngô và đôi khi còn có cả cháo.

Ông biết đó là khẩu phần ăn được nữ thanh niên trí thức tiết kiệm.

Nhưng chuồng bò ở ngay cạnh trụ sở đại đội, mỗi lần cô đến đưa cơm, ông đều không dám nói chuyện với cô vì sợ liên lụy cô. Hơn một năm qua, câu ông nói với cô nhiều nhất chỉ là "cảm ơn" thôi.

Nữ thanh niên trí thức có trù nghệ rất tốt, món ăn dù đơn giản đến đâu cô ấy cũng có thể nấu rất ngon, cô ấy cũng nghĩ đến làm một ít đồ chua gì đó, cũng có không ít người trong đội nguyện ý lấy đồ vật trao đổi cùng cô ấy. Ngày Tết, cô ấy đi mua một miếng thịt mỡ về. Thịt nạc cắt thành từng miếng trộn với dưa chua, thịt mỡ được dùng để thắng dầu, Sau đó cô ấy nấu một chén mì dưa chua thịt muối rồi mang đến cho ông, trrên mặt còn có một ít tép mỡ vàng giòn, mùi hương đó là thứ mà đến tận bây giờ ông không thể nào quên được.

Sau này, khi được đưa về thủ đô, ông chưa kịp nói lời từ biệt với nữ thanh niên trí thức đó, ông chỉ biết mọi người gọi cô là A Bình.

Cơ thể của ông đã bị kiệt quệ quá nặng, sau khi trở về thủ đô, ông phải mất một thời gian dài để hồi phục và lo liệu nhiều việc. Chờ đến khi tìm được thời gian để đi đến miền nam An Huy, nữ thanh niên trí thức kia đã trở lại thành phố được hơn ba năm, cảnh còn người mất, đại đội trưởng của thôn đã được đổi người. Câu chuyện về nữ thanh niên trí thức đã bị những người trong đội lãng quên, cuối cùng ông chỉ lấy được tên cô - Trịnh Bình.

Đây là một cái tên rất phổ biến, hầu như không có gì để xác nhận và không có thông tin nào khác. Việc cố gắng tìm ai đó chỉ dựa vào một cái tên như vậy cũng giống như mò kim đáy bể.

Bất tri bất giác đã hơn mười năm trôi qua.

Khi ăn "Vua Đồ Chua" lần đầu tiên, ông dường như cảm nhận được một hương vị quen thuộc nhưng lại không chắc chắn nên khi Tôn Trác đến thăm, ông đã đồng ý cho ông ấy một cơ hội gặp mặt.

Kết quả là, món mì xương, thịt lợn muối chua, cơm chiên mỡ lợn… ngày hôm đó không chỉ làm kích thích vị giác của ông mà còn gợi lại cho ông những hồi ức sâu kín. Sau khi biết chủ cửa tiệm này là người làm đồ chua và tên là Trịnh Bình, ông không thể kiềm chế được suy nghĩ của mình.

Tôn Trác đã kể cho ông nghe rất nhiều điều về Trịnh Bình, điều này càng khiến ông tin chắc Trịnh Bình chính là người mình đang tìm kiếm.

Nhiều năm không thấy, cô ấy dường như đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, Mái tóc ngắn đã chuyển thành tóc dài, làn da trở nên đen hơn và có nhiều nếp nhăn hơn một chút, nhưng vẫn có thể nhìn ra cô ấy lúc còn trẻ có ngoại hình xinh đẹp, suy cho cùng, cô ấy không còn trẻ nữa, thời gian và cuộc đời đã để lại dấu ấn trên người cô ấy.

Con Kien Cang

Nhưng tính cách hiền lành và tốt bụng của cô dường như vẫn không thay đổi.

"Mì của anh đã xong, ăn ngay khi còn nóng đi."

Một tô mì nóng hổi được đặt trước mặt ông, nhìn thoáng qua, có thể nhìn thấy một khúc xương lớn có gân và thịt bên trong, cùng với một quả trứng được chiên vàng hai mặt, nước hầm xương đặc được trang trí với hành lá xắt nhỏ trông đặc biệt ngon miệng.

Liêu tiên sinh cầm đũa lên, chậm rãi từ từ ăn hết sợi mì trong tô, mà ngay cả nước súp cũng uống sạch sẽ.

“Rất ngon, cảm ơn.”

" Anh thích là tốt."

"Bao nhiêu?"

“Hai tệ.” Theo giá hàng tăng lên, giá mì cũng tăng nhẹ.

Liêu tiên sinh gật đầu, lấy tiền trong túi ra đưa cho Trịnh Bình.

"Hoan nghênh lần sau lại đến." Trịnh Bình mỉm cười nói.

Liêu tiên sinh nhưng không có đứng dậy, mà do dự rồi nói: "Tôi có thể hỏi cô một chuyện được không?"

"Có chuyện gì vậy?"

“Nghe nói cô năm đó xuống nông thôn đi phía nam An Huy, cô đã từng tới chuồng bò chưa?”

Khi nghe ông nhắc đến chuồng bò, ký ức chôn sâu trong đầu Trịnh Bình chợt hiện lên, như thể một chiếc bình đã bám bụi nhiều năm được mở ra.

"Đó là anh……?"

"Là tôi." Đôi mắt của Liêu tiên sinh hơi đỏ lên. "Đã nhiều năm rồi, tôi vẫn chưa có cơ hội nói cho cô biết tên của tôi, tôi tên là Liêu Chí Cương, năm đó tôi thực sự cảm ơn cô."