Năm 1960, Ngụy Thanh Phân chào đời.
Cha mẹ cô ta là sinh viên đại học sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, sau khi tốt nghiệp sư phạm đã được phân công về làm giáo viên tại trường trung học số một huyện La. Họ rất vui mừng khi đứa con đầu lòng ra đời.
Nhưng bọn họ không thể ngờ rằng, cô con gái sinh ra trong thời kỳ khó khăn này nhờ vào việc đạo văn của em gái mình mà trở thành một nhà văn tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng khắp Trung Quốc với bút danh Úy Lam, nhưng cuối cùng cô ta lại c.h.ế.t một cách bất ngờ.
Năm 1960 là thời kỳ kinh tế khó khăn, cả nước phải thắt lưng buộc bụng. May mắn thay, cha mẹ của Ngụy Thanh Phân đều có trình độ học vấn, có việc làm ổn định, đủ để duy trì cuộc sống của gia đình ba người, là đứa con duy nhất ở thời điểm đó, Ngụy Thanh Phân được nuông chiều hết mực.
Năm 1966, em gái Ngụy Thanh Phương ra đời.
Cùng năm đó, phong trào đại cách mạng văn hóa bắt đầu.
Thời kỳ này rất hỗn loạn, trí thức bị gọi là hạng thứ chín đáng khinh*, địa vị xã hội còn thấp hơn cả nông dân và công nhân. Trẻ em trong trường học bị cuốn vào những cuộc phê bình chính trị, không còn tâm trí học hành.
*Hạng thứ chín đáng khinh: thuật ngữ miệt thị trí thức trong Cách mạng Văn hóa, nghĩa bóng trí thức bị coi rẻ.
Cha mẹ Ngụy đều xuất thân từ gia đình bần nông, nên không bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, môi trường học đường vốn là nơi yên tĩnh cũng không còn được bình yên. Các lớp học không có học sinh khiến họ cảm thấy thất vọng, ngày ngày thở dài, sự chú ý dành cho cô con gái thứ hai cũng giảm đi đáng kể.
Hai đứa trẻ sinh ra trong hai thời kỳ khác nhau đã thể hiện rõ sự khác biệt trong tính cách.
Chị cả Ngụy Thanh Phân, tính tình táo bạo, tự tin, đôi khi có phần độc đoán, mạnh mẽ. Trái lại, em gái Ngụy Thanh Phương lại nhút nhát, sống nội tâm, chuyện gì cũng giữ kín trong lòng, ít khi dám tâm sự cùng gia đình.
Thời gian trôi qua, hai chị em lớn lên từng ngày.
Ngụy Thanh Phân luôn được cha mẹ nuông chiều, học hành chỉ ở mức trung bình. Sau khi kỳ thi đại học được khôi phục vào năm 1977, năm 1978 cô ta thi trượt. Tốt nghiệp trung học, cô ta thi vào Ngân hàng Kim Tuệ huyện La, trở thành một nhân viên giao dịch bình thường.
Lúc mới đi làm, Ngụy Thanh Phân cảm thấy rất hài lòng, mười chín tuổi tuổi đã có công việc ổn định, có lương Dù công việc nhàm chán nhưng nhờ có thu nhập, cô ta có thể ăn diện. Vốn sở hữu nhan sắc nổi bật, sau khi chăm chút, cô ta càng khiến người khác mê mẩn. Hàng loạt chàng trai theo đuổi, làm cánh cửa nhà họ Ngụy suýt bị đạp nát.
Đến năm 1980, Ngụy Thanh Phân bắt đầu không hài lòng.
Thứ nhất, giai đoạn này đất nước đang cải cách mở cửa, rất nhiều người xuôi tới Nam đi làm ăn. Mỗi ngày làm việc trong ngân hàng, cô ta nhìn thấy những người giàu có đến gửi tiền, mấy nghìn tệ, thậm chí hàng vạn tệ lướt qua tay cô ta, nhưng không có lấy một xu là của mình. Mỗi tháng, lương của cô ta chỉ là hơn ba mươi đồng bạc cứng nhắc. So sánh với người ta, khiến cô ta cảm thấy bất mãn.
Thứ hai, người em gái luôn mờ nhạt trong gia đình giờ đây lại có thành tích xuất sắc thi đỗ vào trường Trung học số Một huyện La. Em gái cô ta không chỉ học giỏi mà còn xinh đẹp, viết văn hay, lại thêm tính cách dịu dàng, ai cũng khen ngợi cô ấy: Đứa nhỏ có tiền đồ, ngoan ngoãn, giỏi hơn chị nó nhiều.
Cha mẹ cũng thay đổi thái độ rõ rệt. Hai người họ coi Ngụy Thanh Phương như báu vật, hết lòng chăm chút, quyết tâm nuôi dạy cô ấy thành một sinh viên đại học. Mỗi ngày đều chăm sóc tận tình, thậm chí còn dạy kèm riêng cho cô ấy.
So với người ngoài, Ngụy Thanh Phân cảm thấy mình nghèo.
So với em gái, Ngụy Thanh Phân cảm thấy mình kém cỏi.
Sự ghen tị dần khiến tâm lý cô ta vặn vẹo.
Vào một đêm mùa hè, Ngụy Thanh Phân âm thầm cầm cây hương muỗi đưa lại gần rèm cửa, nhìn ngọn lửa nhỏ bắt đầu nuốt chửng tấm rèm.
Cô ta giả vờ không ngủ được, lặng lẽ rời khỏi phòng, nhẹ nhàng khép cửa, bỏ lại cha mẹ và em gái đang say ngủ bên trong.
Lửa càng lúc càng lan rộng.
Ngôi nhà hai phòng một phòng khách của gia đình họ Ngụy ở trường Trung học số Một huyện La nhanh chóng bị ngọn lửa bao phủ.
Đới đến lúc cứu hỏa đến, dập tắt ngọn lửa, hai người tử vong, một người bị thương nặng.
Cha mẹ Ngụy thiệt mạng tại chỗ, còn toàn thân Ngụy Thanh Phương bị bỏng nặng. Khi được cứu sống, gương mặt cô ấy đã hoàn toàn biến dạng, cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng, một chân vĩnh viễn tàn phế.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Không ai nghi ngờ Ngụy Thanh Phân, mọi người đều tin rằng là do hương muỗi trong mùa hè đã bén vào rèm cửa.
Ai có thể ngờ rằng, một cô gái hai mươi tuổi lại có thể trở nên biến thái đến mức thiêu c.h.ế.t cha mẹ và khiến em gái mình bị bỏng nặng chỉ vì lòng đố kỵ?
Chương 1201-1202: Phiên Ngoại 4: Uý Lam
Ngụy Thanh Phân có tật giật mình, cô ta luôn sống trong lo lắng và sợ hãi.
Ngụy Thanh Phân vốn chỉ muốn hù dọa gia đình, nào ngờ lửa nước vô tình, không thể kiểm soát được.
Dù sao họ cũng là m.á.u mủ ruột rà, chính tay hại c.h.ế.t cha mẹ trở thành gánh nặng đè nén cô ta, khiến Ngụy Thanh Phân không thể thở nổi.
Cô ta quyết định từ chức, rời khỏi huyện La, mang theo em gái Ngụy Thanh Phương đã phải nghỉ học vì gương mặt bị hủy hoại và cơ thể tàn tật, cùng đến kinh đô phồn hoa náo nhiệt để làm lại cuộc đời.
Nhưng vì làm công kiếm sống chẳng hề dễ dàng, Ngụy Thanh Phân dù có nhan sắc hơn người nhưng cũng vẫn phải chịu đựng không ít cay đắng. Cho đến một ngày, cô ta phát hiện ra tập bản thảo viết tay của em gái mình, trong lòng chợt lóe lên một tia hy vọng.
Sau khi bị thương nặng Ngụy Thanh Phương chỉ có thể ở nhà đọc sách. Với tâm hồn tinh tế, cô ấy dùng văn chương để trút bỏ mọi cảm xúc, sáng tác ra những câu chuyện với cốt truyện tinh tế, nhân vật sống động, ẩn chứa nỗi buồn man mác, dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Đây chính là loại tiểu thuyết rất phù hợp với thị hiếu thời bấy giờ.
Ngụy Thanh Phân mang tập bản thảo của em gái đi khắp nơi để gửi bài.
Ban đầu, do chưa có tiếng tăm mà bản thảo bị từ chối. Nhưng nhờ chất lượng tác phẩm vượt trội, tiểu thuyết dần nhận được sự chú ý và bắt đầu được đăng tải trên các tạp chí.
Bút danh Úy Lam dần dần được nhiều người biết đến.
Sau đó, Ngụy Thanh Phân gặp gỡ giám đốc nhà xuất bản Dụ Huệ Dân. Anh ta say mê nhan sắc trẻ trung Ngụy Thanh Phân và văn tài xuất chúng; còn cô ta thì nhìn thấy ở Dụ Huệ Dân quyền lực và tiền tài, đủ để giúp cô ta tiến xa hơn. Hai người nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết. Từng cuốn tiểu thuyết liên tiếp được xuất bản, và cái tên Úy Lam trở thành một hiện tượng.
Trong khi đó, Ngụy Thanh Phương hoàn toàn không hề hay biết gì.
Cô ấy chỉ biết rằng tiểu thuyết mình viết đã được xuất bản, số tiền kiếm được đủ để chị em sống qua ngày. Còn về việc kiếm được bao nhiêu hay danh tiếng lớn cỡ nào, Ngụy Thanh Phương không quan tâm.
Đối với một người đơn thuần và sống nội tâm như Ngụy Thanh Phương, chỉ cần có độc giả yêu thích tác phẩm của mình, cô ấy đã cảm thấy mình có giá trị. Việc viết lách giúp cô ấy quên đi những bất hạnh do cơ thể tàn tật, khiến cô ấy thấy mình là một người có ích, điều đó còn quý giá hơn cả tiền bạc hay danh vọng.
Với khao khát sáng tác mãnh liệt, Ngụy Thanh Phương dồn hết tâm huyết vào từng con chữ. Những câu chuyện tình yêu cảm động từ ngòi bút của cô ấy đã làm rơi nước mắt không biết bao nhiêu độc giả.
Còn Ngụy Thanh Phân nhờ sự hỗ trợ của Dụ Huệ Dân, đã tận dụng từng cuốn tiểu thuyết để kiếm được khối tài sản kếch xù. Không chỉ vậy, cô ta còn gặt hái vô số giải thưởng, danh vọng, trở thành thành viên của hội nhà văn và một nhà văn nổi tiếng trong nước.
Ngụy Thanh Phương vẫn hoàn toàn không hay biết gì.
Cho đến khi Ngụy Thanh Phân bị Dụ Huệ Dân phái người sát hại. Căn biệt thự mà chị cô ấy đã mua bất ngờ bị cảnh sát đến điều tra. Khi lãnh đạo hội nhà văn liên hệ để xác minh quá trình sáng tác, Ngụy Thanh Phương mới biết sự thật, tác phẩm của xô ấy đã bị chị gái đạo nhái.
Ngụy Thanh Phương vốn sống giản dị, không quan tâm nhiều đến vật chất, cũng không biết đến những góc tối của thế giới. Chính vì vậy, những câu chuyện cô ấy viết luôn thấm đượm tinh thần lý tưởng, vẽ nên một thế giới đẹp đẽ, trong sáng và đầy hy vọng.
Nhưng giờ đây, thế giới của cô ấy hoàn toàn sụp đổ.
Sự thật rằng tác giả thực sự của các tiểu thuyết mang bút danh Úy Lam chính là Ngụy Thanh Phương, chứ không phải Ngụy Thanh Phân, đã khiến cả giới văn học chấn động.
Tác phẩm của Úy Lam cảm động lòng người, dệt nên những giấc mộng tình yêu đẹp đẽ, khiến mọi người trong thế giới phù phiếm, bon chen này tìm thấy một vườn địa đàng tình yêu thuần khiết.
Trước đây, ai ai cũng nghĩ người viết nên những câu chuyện đó là Ngụy Thanh Phân, đã dâng lên nàng mọi lời ca ngợi, mọi vòng nguyệt quế. Dù cô ta là người thứ ba, dù cô ta vì muốn trèo cao mà không ngại phá hoại một gia đình, mọi người vẫn chọn tha thứ, bởi vì họ tin rằng, những tác phẩm đó xuất phát từ tấm lòng chân thành, từ tình yêu cháy bỏng của cô ta.
Thế nhưng giờ đây, chân tướng sự việc được phơi bày, Ngụy Thanh Phân đã lừa dối tất cả mọi người! Một cách trơ trẽn, cô ta đánh cắp tác phẩm của em gái mình. Ngụy Thanh Phương chưa từng dâng hiến một câu văn, tất cả chỉ là một màn kịch để lừa gạt độc giả!
Ngụy Thanh Phân vốn là kẻ tham lam, phàm tục, vì danh lợi mà quên cả liêm sỉ, nhân cách. Một người như thế làm sao có thể viết nên những câu chuyện đầy mộng ảo, tuyệt đẹp?