Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 112: Mượn gió bẻ măng



Dương Quảng nổi giận đùng đùng trở lại ngự thư phòng, vứt mạnh chiếc vương miện Hoàng đế trên đầu xuống đất. Chiếc vương miện bị vỡ thành hai mảnh, mấy viên ngọc trên vương miện văng khắp nơi. Mấy hoạn quan câm như hến, như pho tượng vậy, không dám nhúc nhích.

Dương Quảng xanh mặt ngồi ở trên ghế rồng. Một lúc lâu sau, ông ta đập bàn tức giận:

- Trẫm mới là Hoàng đế, trong mắt bọn họ còn có thiên tử là trẫm hay không?

Ngự thư phòng một không khí yên tĩnh. Không ai dám khuyên can Hoàng đế đang nổi giận. Rất nhiều hoạn quan đã đi theo Dương Quảng nhiều năm. Trong trí nhớ của bọn họ, chưa từng thấy Thánh Thượng tức giận đến vậy. Bọn họ có kinh nghiệm rồi, một lúc sau thì cơn thịnh nộ của Thánh Thượng sẽ tự nhiên mất thôi.

Một lão hoạn quan cầm lấy một cái khay gỗ đỏ thu dọn những miếng vỡ của chiếc mũ và nhặt từng hạt ngọc vào trong khay. Nhìn thấy động tác chậm rãi của lão hoạn quan, cơn tức giận của Dương Quảng cuối cùng cũng bình ổn. Ông ta lập tức chỉ bảo:

- Mau đến triệu Vũ Văn Thuật tới gặp trẫm.

Vũ Văn Thuật liền ở ngoài điện chờ. Y biết Thánh Thượng muốn triệu kiến y thì liền vội vàng đi vào ngự thư phòng kính lễ với Dương Quảng:

- Vi thần Vũ Văn Thuật tham kiến bệ hạ!

Dương Quảng thở dài một hơi:

- Vũ Văn ái khanh, khanh cũng thấy rồi, trẫm muốn làm một chút việc, sao mà khó khăn thế?

- Bệ hạ, thần chỉ cảm thấy điều này rất bình thường, không có ai phản đối mới là chuyện lạ.

-Trẫm cũng có chuẩn bị tâm lý.

Dương Quảng bất đắc dĩ nói:

-Trẫm cũng từng hỏi qua Dương Thái Phó việc này, ông ta đề nghị trẫm, nước gặp đã thì phải chảy vòng quanh, thực sự là lời vàng ngọc. Đáng tiếc là hôm nay ông ta lại không ở đây.

Dương Quảng nhắc tới Dương Tố, khiến Vũ Văn Thuật trong lòng một trận ghen ghét nhưng trên mặt ông ta vẫn không dám biểu lộ ra mà cười nói:

- Nếu Dương Thái Phó có lời vàng ngọc như vậy thì ông ta tất có thượng sách. Chi bằng chờ ông ta quay trở về rồi hãy bàn luận việc này.

Dương Quảng gật đầu. Ông ta thực sự là có ý này. Nếu như Dương Tố ở đây thì với uy vọng của ông ta chưa chắc đã có thể làm kinh sợ quý tộc Quan Lũng. Dương Quảng hôm nay cũng nhìn thấy một chút trò. Tất cả những người phản đối đều là quý tộc Quan Lũng. Còn các sĩ tộc môn phiệt như Nạp Ngôn, Tô Uy, Hộ Bộ Thượng Thư Ngưu Hoằng, Hoàng Môn Thị Lang Bùi Củ, Nội Sử Thị Lang Ngu Thế Cơ v.v. thì về cơ bản đều không tỏ thái độ. Mấu chốt là bọn họ không có một người thủ lĩnh ở đó. Mà người thủ lĩnh này chính là Dương Tố.

- Hôm nay trẫm chỉ là muốn hiểu rõ xem ai là người phản đối. Đợi Dương Thái Phó trở về thì trẫm sẽ lại ung dung sắp xếp.

Dương Quảng liếc mắt một cái với Vũ Văn Thuật. Biểu hiện hôm nay của Vũ Văn Thuật khiến ông ta hơi thất vọng. Tuy nhiên Dương Quảng cũng có thể lý giải, dù sao Vũ Văn Thuật cũng là quý tộc Quan Lũng. Y bị kẹp ở trong đó, khá là khó xử. Chuyện này không để ông ta tham dự vào nữa.

Nghĩ đến đây Dương Quảng bèn chuyển đề tài nói:

- Vũ Văn ái khanh, việc tuyển tướng cử tài, khanh chuẩn bị thế nào rồi?

Tuyển tướng cử tài cũng là một cách thức để lôi kéo võ tướng thiên hạ của Dương Quảng. Lần tạo phản này, có sự giúp đỡ âm thầm của hào kiệt rất nhiều nơi. Điều này khiến cho Dương Quảng ý thức được rằng phụ hoàng cấm thi thổ võ nghệ là khắc nghiệt, đắc tội không ít võ sĩ. Hơn nữa có cấm cũng không cấm nổi, không bằng cứ khai thông, để người luyện võ trong thiên hạ phục vụ cho triều đình, hơn nữa còn có thể mượn cơ hội này để mở rộng tư tưởng tuyển người tài một cách công bằng, trở thành bước đệm để tiến hành khoa cử thủ sĩ tiếp theo.

Công việc cụ thể của tuyển tướng cử tài là để cho Binh bộ tiến hành, do Vũ Văn Thuật phụ trách giám sát. Tuy nhiên Vũ Văn Thuật không phải là rất nhiệt tình với việc này.

Bản thân y xuất thân binh nghiệp, hiểu khá rõ về tâm lý của người luyện võ. Ví dụ như y biết rằng người luyện võ đặc biệt yêu thích xếp hạng. Trước đây trong quân đội đã xếp mình vào bảng cửu đại tướng quân, y liền đề nghị thiết lập nên bảng xếp hạng tam phẩm thập bát tướng. Điều này có sức thu hút còn mạnh hơn cả sức hút của công danh. Nhưng Dương Tố luôn không thể hiện gì với phương án xếp hạng võ tướng này.

Vũ Văn Thuật vội vàng nói:

- Khởi bẩm vệ hạ, theo hiểu biết của thần, văn điệp sau khi gửi đi các châu thì những người luyện võ cũng rất nô nức. Người luyện võ khắp nơi đều nườm nượp vào kinh, tuy nhiên...

- Tuy nhiên cái gì?

Dương Quảng hỏi.

- Tuy nhiên vi thần cảm giác lần tuyển võ lần này, người luyện võ tầng thấp khá là nô nức còn môn phiệt thế gia dường như hơi nhạt nhẽo, cũng có lẽ bọn họ có chút khinh thường không muốn cùng đấu võ trên cùng võ đài với những người luyện võ tầng thấp.

Dương Quảng gật gật đầu. Điều này cũng nằm trong dự liệu của ông ta. Dù sao thì cấp bậc môn phiệt, tư tưởng cửu phẩm công chính vẫn là nhất thời khó có thể dao động được. Mà nếu như việc này môn phiệt thế gia không tham dự thì coi như đã thất bại một nửa. Ông ta muốn đặt việc tuyển võ như một loại chế độ. Lần đầu tiên không thể thất bại được.

Dương Quảng trầm tư giây lát, chỉ đành đưa ra một phương án dự phòng. Kỳ thực cũng là một phương án thỏa hiệp.

- Cũng thôi! Lần tuyển tướng cử tài này sẽ chia ra làm hai bảng Giáp và Ất. Các đệ tử con cháu ngũ phẩm trở lên thì có thể tham gia tuyển tài bảng Giáp, mỗi phủ giới hạn hai người. Bất luận là thắng hay thua thì cũng đều có thể nhập cấm quân, người có võ nghệ cao sẽ làm quan. Dưới ngũ phẩm và bình dân thì tham gia bảng Ất, người võ nghệ cao thì được nhập quân làm quan.

-Vậy thì đề nghị về tam phẩm thập bát tướng của vi thần thì sẽ lựa chọn như thế nào?

Vũ Văn Thuật lại hỏi ngay sau đó.

Thực ra kiểu xếp hạng võ tướng này thông thường chỉ là không chính thức, là một sự xếp hạng có tính giải trí do dân gian tổ chức. Nó thực sự không có ý nghĩa hiện thực gì. Hơn nữa cũng không có tính so bì gì. Do triều đình tổ chức chính thức thì lại trở nên không nghiêm túc lắm, hơn nữa còn dẫn đến những phiền phức không cần thiết.

Cho nên ở thời Tùy Văn Đế, chưa bao giờ có xếp hạng thứ bảng võ lực, chỉ có bảng xếp hạng cửu đại tướng quân trong quân đội sắp xếp cá nhân mà thôi. Vũ Văn Thuật cũng từng đề xuất với Dương Kiên nhưng lại bị Dương Kiên một câu phủ quyết.

Nhưng Dương Quảng và phụ thân Dương Kiên có chút không giống nhau. Trong máu của ông ta có chút khí chất lãng mạn, khá là hứng thú với việc xếp hạng võ lực này. Tuy nhiên Dương Quảng cũng biết, chuyện này mà do triều đình làm thì thực sự không thỏa đáng lắm. Ông ta nghĩ rồi cười nói:

- Cái đó chỉ là để cho vui thôi, không thể coi như là một chế độ được, có thể tổ chức một cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung cửa quân đội, do phía quân đội làm chủ, đồng thời cho phép người luyện võ trong dân gian tham gia. Nếu như ái khanh có hứng thú với chuyện này thì sẽ do ái khanh phụ trách.

Vũ Văn Thuật thể hiện ra vẻ hứng thú với việc này. Y vui vẻ cười nói:

- Bảng Giáp Ất sẽ do Binh bộ làm, thần sẽ phụ trách cuộc thi võ tuyển tam phẩm kỳ bát tướng.

Vũ Văn Thuật cực lực muốn làm cuộc thi võ tuyển tam phẩm kỳ bát tướng là có mục đích của y. Bởi vì y không muốn tham dự vào tuyển tài bảng Giáp, Ất của Binh bộ, mà muốn dùng chuyện này để từ chối chức tổng giám sát của y.

Vũ Văn Thuật trong lòng đều biết, Dương Quảng muốn làm một cuộc đấu võ tuyển tướng công bằng là điều đương nhiên. Từ xưa việc tuyển tướng luôn dựa vào các mối quan hệ nâng đỡ, không hề có mối quan hệ gì với công bằng. Y không muốn làm cái việc đắc tội với người khác này. Tốt nhất là để Binh bộ làm, xếp hạng tam phẩm thập bát tướng vừa thú vị, lại không ảnh hưởng đến toàn cục, y làm cái này thì không sao.

- Thần nhất định sẽ vì bệ hạ tuyển ra mười tám mãnh tướng thiên hạ.

Vương phủ của Tề vương Dương Giản nằm ở phường Đại Ninh, chiếm một trăm năm mươi mẫu đất, hơi thấp thế hơn so với quy cách của phủ thế tử Dương Chiêu. Nhưng Dương Giản càng được Dương Quảng yêu quý hơn. Vì thế nên trừ quy cách không tốt bằng ra thì nhà kho của cải đồ đạc xa hoa, cũng nữ nhiều vô kể, đều vượt xa so với phủ của thế tử Dương Chiêu, có thể nói vô cùng giàu có.

Dương Giản năm nay hai mươi tuổi, tính tình kiêu căng, từ nhỏ đã ngang ngược không kiềm chế được. Tiên đế Dương Kiên cũng không thích y, cho rằng y phẩm hạnh không tốt nhưng Thái Tử Dương Quảng chỉ có hai con trai mà đứa con cả sức khỏe không tốt, không có tướng sống lâu. Hai vợ chồng Dương Quảng yêu quý đứa con thứ hai vô cùng. Dương Kiên cũng không có cách nào, đành phải tùy theo bọn họ.

Sau khi Dương Quảng đăng cơ, nhiệm vụ triều chính nặng nề, không có thời gian hỏi đến chuyện đời tư của Dương Giản. Không có sự trói buộc của phụ hoàng, Dương Giản càng thêm không kiêng nể gì, hoang dâm phóng túng, tiếng ác truyền xa.

Dương Giản tuy tiếng xấu thối tha nhưng dã tâm lại lớn. Y biết huynh trưởng Dương Chiêu cua mình thân thể mập mạp, không được phụ hoàng mẫu hậu yêu quý. Y liền có ý tranh đoạt ngôi Thái tử. Hơn nữa phụ hoàng đã đăng cơ, nhưng Đông cung vẫn chưa xác định, càng khiến cho Dương Giản nhìn thấy hy vọng cướp đoạt đó.

Trong phòng, Dương Giản chắp tay sau lưng đi qua đi lại, vẻ mặt trầm ngâm. Kiều Lệnh Tắc nằm ở trên một cái cáng, khóc lóc kể lại chuyện xảy ra hôm nay. Hôm nay ông ta thật thảm, bị gãy một cái xương sườn.

- Ty chức biết điện hạ thích ngựa tốt. Con ngựa ô truy đó quả là không tồi. Ty chức liền muốn hiến cho Điện hạ. Không ngờ Dương Nguyên Khánh tàn bạo hung ác, cướp đi chiến mã, đả thương ty chức. Việc này nếu như truyền ra ngoài thì người kinh thành ắt sẽ cười Điện hạ vô năng. Ty chức bị thương thì không sao, nhưng là mất mặt Điện hạ. Ty chức không thể nào dễ dàng tha thứ được.

Dương Giản nhướn mày:

- Dương Nguyên Khánh? Chính là quan quân lần trước ở cùng với Dương Chiêu đó hả?

Bên cạnh ông ta còn có một phụ tá khác tên là Trần Trí Vĩ, cũng là một kẻ hỗ trợ làm điều xấu. Nhưng y còn giảo hoạt hơn Kiều Lệnh Tắc vài phần, y vội vàng nói:

- Điện hạ, người này không chỉ có mối quan hệ không tồi với Dương Chiêu mà hơn nữa còn là cháu của Dương Tố.

Dương Giản lập tức cả giận nói:

- Là cháu của Dương Tố thì sao? Là con cháu của Dương Tố thì có thể đả thương người của ta, cướp ngựa của ta sao?

Trần Trí Vĩ thấy Dương Giản không hiểu được mấu chốt của vấn đề liền khuyên nhủ:

- Điện hạ, việc này cần phải bàn bạc kỹ hơn.

Y đánh mắt với Dương Giản một cái lại nhìn thoáng sang Kiều Lệnh Tắc. Dương Giản hiểu ý liền nói ôn hòa với Kiều Lệnh Tắc:

- Ngươi bị thương rồi thì mau trở về an dưỡng đi. Thưởng cho nhà ngươi năm trăm xâu tiền. Chuyện này ta biết rồi, ta sẽ xử lý tốt.

- Đa tạ Điện hạ, ty chức nhất định sẽ tận tâm tận lực làm việc để báo đáp Điện hạ!

Kiều Lệnh Tắc cảm kích vô cùng. Hai gã vệ sĩ đỡ ông ta ra ngoài. Dương Giản lúc này mới hỏi Trần Trí Vĩ:

- Ngươi là có ý gì?

- Điện hạ, nếu là người thường, giết hắn cũng không sao. Nhưng hắn là cháu của Dương Tố, Điện hạ cần lấy đại sự làm trọng.

Một câu nói đã thức tỉnh Dương Giản, bây giờ Thái tử còn chưa định. Y quả thật không thể đắc tội Dương Tố, để tránh Dương Tố sẽ hướng về bên Dương Chiêu kia. Y trầm ngâm một lát rồi hỏi:

- Vậy theo ý của ngươi thì lần này ta phải nhịn sao?

- Cái đó thì không cần. Điện hạ tuy không động thủ nhưng vẫn có thể mượn danh nghĩa kẻ khách để trừng trị Dương Nguyên Khánh.

- Người ngươi nói là ai?

- Hạ Nhược Bật!

Trần Trí Vĩ cười nham hiểm:

- Lẽ nào Điện hạ quên người này rồi sao? Y có mối hận thấu xương với Dương Nguyên Khánh.

Dương Giản bừng tỉnh đại ngộ. Không sai, Hạ Nhược Bật đối nhân xử thế lỗ mãng vả lại có thù tâm rất nặng. Y quả là một lưỡi dao tốt nhất.

- Kế sách này rất cao minh, rất hay!

Dương Giản gật gật đầu khen ngợi. Y rất thích sách lược mượn đao kẻ khác để giết người. Đây mới là thủ đoạn cao minh.

- Chuyện này ta giao cho ngươi. Cần gì thì đến phòng thu chi lãnh, giải quyết thỏa đáng việc này cho ta.

Một chiếc xe ngựa hoa lệ đi vào phường Sùng Nhân, màn xe đã được kéo ra. Một thiếu nữ chừng mười hai mười ba tuổi đang hiếu kỳ đánh giá tình hình bên trong phường. Một cái cây đại thụ gốc thật lớn cành lá tươi tốt, những căn nhà trang hoàng tinh tế, còn cả những người đi bộ trên đường nữa. Bọn họ ăn mặc dường như cũng không giống với người huyện Văn Hỉ, tất cả đều khiến người thiếu nữ này đầy vẻ tò mò.

- Mẫn cô nương, hồi nhỏ là cô lớn lên ở đây. Đến khi bảy tuổi mới rời đi. Cô có còn nhớ không?

Người quản gia trung niên khẽ cười nói.

- Vâng, dường như còn có chút ấn tượng.

Thiếu nữ hé miệng cười, trên gương mặt lộ ra một má lúm đồng tiền nho nhỏ khiến cho khuôn mặt trắng như sữa của cô trông càng thêm xinh đẹp và đáng yêu. Cô có đôi mắt to đen, đôi mắt sáng ngời, một cặp lông mày thanh tú cong cong như liễu, da thịt thì trắng nõn nà.

Tuy rằng đường xóc, đường xá mỏi mệt nhưng sự giáo dưỡng tốt khiến cô từ đầu đến cuối vẫn giữ được sự lịch sự tao nhã. Khuôn mặt mới trút bỏ sự ngây thơ kia lại tràn đầy sự thanh xuân của thiếu nữ. Nụ cười của cô có sức cảm nhiễm tất cả những người tùy tùng.

- Trung thúc, đã bao lâu thúc không đến Kinh thành rồi?

- Chắc tầm hai mươi năm gì đó. Khi đó đại ca của tiểu thư mới ra đời, tôi đã đến Kinh thành để báo hỷ với lão gia. Ôi, thoắt cái đã hai mươi năm rồi!

- Trung thúc, tới rồi!

Một gã tùy tùng kéo xe ngựa lại.

Xe ngựa đứng trước một tòa nhà lớn, chỉ thấy trên cửa chính có một tấm biển viết năm chữ lớn “Văn Hỉ huyện công phủ”.