Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 629: Tên đề bảng vàng (1+2)



Chử Toại Lương liền kể về việc có thể học ở Quốc Tử Học, Chử Lượng nghe xong, thở dài nói:

- Một tháng cấp năm đấu gạo, tám xâu tiền sao? Chà! bắc Tùy quả thực không tiếc vốn bỏ ra!

- Cha, con thấy bắc Tùy không tệ đâu! Ít nhất thì cách họ đối xử với các sĩ tử rất được, còn triều Đường thì đâu làm được chuyện này. Riêng năm đấu gạo, tám xâu tiền cũng có thể nuôi cả gia đình, vì thế mà bây giờ nhiều sĩ tử chỉ cần lo tu chí học hành, không cần lo chuyện làm lụng vất vả, chỉ với điểm này thôi cũng đã đủ để thu phục lòng sĩ tử.

Chử Toại Lương vô cùng phấn khởi, y cảm thấy vấn đề không phải ở chỗ triều đình có giàu mạnh hay không, mà là triều đình có xem trọng lòng người đọc sách hay không. Không có tài lực thì có thể cấp ít một chút, chẳng hạn như một đấu gạo hay hai xâu tiền, đây cũng là một phần tâm ý, trong thiên hạ chỉ bắc Tùy mới có thể làm được điều này.

- Con cảm thấy nếu cứ như vậy, dù có thi đậu vào Quốc Tử Học hay không, thì vẫn có hơn hai mươi ngàn sĩ tử một lòng đi theo bắc Tùy. Còn tấm da dê kia nữa, tuy nhỏ nhưng đối với một người sĩ tử nghèo khó quả là một trợ giúp lớn, sao cha lại không chịu cống hiến cho bắc Tùy?

- Ta đâu nói sẽ không dốc sức cho Bắc Tùy, chỉ là ta đang quan sát, rốt cuộc là triều Đường hay bắc Tùy có thể khiến ta lưu lại.

- Nhưng cha à...

Chử Toại Lương hạ giọng nói:

- Con đã quyết định rồi, con sẽ theo Bắc Tùy, nhưng nếu cha lại chạy tới triều Đường, chẳng phải chúng ta sẽ trở thành kẻ thù sao?

- Cái thằng bé này, quả nhiên là đã kiên quyết ở lại ắc Tùy rồi, được rồi! Để ta suy nghĩ lại.

Lúc đó, có hai tên tiểu nhị bưng đồ ăn và rượu ra, nhanh chóng xếp lên bàn, có hơn mười món ăn, lại thêm một bình rượu nho thượng đẳng. Chử Toại Lương ngây ngẩn cả người, ở Trường An, từng ấy đồ ăn ít nhất phải hết mười xâu tiền, chưa kể tiền rượu, nếu tính tiền rượu thì bình rượu nho này giá đến mười xâu tiền. Một lúc sau, y ngờ vực hỏi tiểu nhị:

- Có thật tất cả chỉ hết ba xâu tiền?

Tiểu nhị nghe tiếng nói biết là người xứ khác, liền cười giải thích:

- Đương nhiên rồi, bất quá thì chúng tôi phải thu tiền mới, còn như loại tiền vải mỏng hơn giấy ở Lạc Dương, chúng tôi không thu.

Chử Lượng tuy đã đến Thái Nguyên mấy ngày, nhưng ông ta chỉ quanh quẩn trong nhà trọ, chuyên dùng bạc, nên khi nghe đến tiền mới, ông tò mò, hỏi:

- Tiền mới là gì vậy?

- Là loại tiền này!

Tiểu nhị rút từ túi bên hông một đồng tiền vàng óng, đặt lên bàn:

- Đây! Cái này là tiền Khai Hoàng Ngũ Chu mới, mặt trái đúc chữ Phong Châu Quan hoặc bắc Tùy Quan, loại tiền này đến chín phần là đồng,. Hiện tại ở Thái Nguyên, các cửa hàng cơ bản chỉ thu loại tiền này, tôi còn nghe nói ở quận Thượng Đảng, Trường Bình và quận Giáng đang bắt đầu chỉ thu loại tiền này thôi, không còn nhận tiền cũ trước kia nữa!

Chử Lượng nhướn mày hỏi:

- Vậy những đồng tiền trước đây giờ phải làm sao?

- Có thể đến cửa hàng Để (nơi cung cấp ký gởi giao dịch, cư trú, chất hàng của thương gia từ thời Đường - BTV) hoán đổi, ngay tại nha huyện cạnh đây, tuy nhiên nếu đổi tiền vải thì có chút thiệt thòi.

Chử Lượng cầm đồng tiền lên, híp mắt nhìn, một lúc sau, ông ta cảm thấy loại tiền này so với tiền cũ thì lớn hơn, dày hơn, chữ viết thì rõ ràng, mà còn nặng hơn nữa, đây đích thị là một đồng tiền tốt. Ở Trường An chuyện tiền tệ vẫn còn nhiều hỗn loạn, trên thị trường loại tiền nào cũng có, tuy vậy ông ta vẫn thắc mắc, lại hỏi tiểu nhị:

- Vậy ngộ nhỡ có người làm giả tiền thì sao? Như lượng đồng chỉ còn 7 phần, nhìn sơ cũng khó nhận ra

được.

- Làm giả ư?

Tiểu nhị nhếch miệng, liền chỉ về hướng nam thành, cười lạnh, nói:

- Cửa thành nam treo hơn năm mươi chiếc đầu người, đều là kết cục của những kẻ làm tiền giả cả, cả nhà già trẻ gái trai đều bị tịch thu tài sản, kẻ phạm tội thì bị giết, đoạn tử tuyệt tôn đó!

Ăn xong cơm chiều, Chử Toại Lương liền đi tìm mấy bạn học khác nói chuyện, Chử Lượng thì mang theo một chiếc hộp trúc đựng đồ ăn thừa. Vốn tính tiết kiệm, mà lại bỏ ba xâu tiền cho một bữa cơm thì đương nhiên ông sẽ đem cơm thừa về.

Ông từ từ đi đến trước cửa nam thành, về phía cửa thành bên trái có một cái cây lớn treo những cái lồng gỗ, trong đó là những cái đầu người, già trẻ gái trai đều có, trên tường dán đầy những tờ cáo thị, cũng đã khoảng mười ngày rồi, nội dung giống như tiểu nhị đã nói, Lạc thị ở quận Ly Thạch, tự đúc tiền giả. Chiếu theo luật Đại Tùy bọn chúng đều bị tịch thu tài sản, xử chém toàn nhà 52 người, lấy đó cảnh tỉnh mọi người.

Chử Lượng gật gật đầu, biết giúp đỡ người nghèo, kẻ yếu, chăm sóc người già, cô đơn là nhu, nghiêm tựa gió cuốn sấm rền, giết một người răn trăm người, quả là biết kết hợp cương nhu. Đây mới là đạo yên ổn lâu dài, một mặt khoan dung chỉ khiến dân tâm càn quấy, quan không uy nghiêm; một mặt nghiêm khắc làm cho dân chúng oán than, quan dân đối lập, đây chính là điểm mạnh của bắc Tùy.

Lúc này, Chử Lượng phát hiện trước cửa thành có một chiếc rương sắt lớn màu đen, cạnh đó có hai tên lính canh gác. Ông ta tò mò bước lại gần xem, hóa ra là một hòm thư khiếu nại, ngay mặt rương đề chữ “Ngự Sử đài quỹ ”(quỹ có nghĩa là hòm - BTV). Ông có chút không hiểu, muốn hỏi hai tên lính, nhưng hai tên này căn bản không thèm đếm xỉa đến ông.

- Cái rương Ngự Sử đài này chính là nơi thu thập dân tình, cũng có thể gọi là hòm cáo quan.

Bỗng sau lưng ông ta vang lên tiếng cười sang sảng.

Chử Lượng quay lại, thì ra là một quan viên trẻ độ hai mươi tuổi, lệnh bài thuộc loại bát phẩm, chắc là phụ trách công việc này.

Chử Lượng đặt hộp đồ ăn xuống, chắp tay hỏi:

- Xin hỏi... Đây có phải là nơi để dân chúng gửi yêu cầu giải oan?

Tên quan kia liền cười hàm ý nói:

- Thật ra không chỉ mình cáo quan của dân chúng thôi đâu, quan lại cũng có...

Chử Lượng sực tỉnh, dân và quan đều có thể cáo quan sao? Kỳ thật, dân cáo quan không phải là chuyện đáng sợ, mà quan cáo quan mới là chuyện đáng lo ngại. Bởi thường thì sự việc phải có chứng cớ xác thực, nội dung tường tận, mỗi lần cáo thì phải chuẩn xác, hơn nữa sẽ không làm mất thể diện, đây quả là một biện pháp tàn nhẫn, còn về việc Ngự Sử đài có vạch tội hay không thì lại là một chuyện khác.

- Ta hiểu rồi, đa tạ!

Chử Lượng gật đầu, quay về quán trọ. Khi ông ta đang đi lên bậc thang thì có một gã quan viên bắt chuyện:

- Có phải tiên sinh đây đã từng làm quan triều Tùy?

Chử Lượng cười khổ, đành nói:

- Ta trước đây từng làm quan triều Trần, triều Tùy, còn cả Tây Tần nữa, hiện tại đang nghĩ có nên đầu quân cho bắc Tùy hay không. Không biết phía bên các vị liệu còn cần một nguyên lão bốn triều như ta?

….

Hiện giờ, tất cả mọi người đang chú tâm tới đợt khoa cử lần này của Bắc Tùy, sau khi kì thi kết thúc, đám sĩ tử hoan hô vui mừng. Mấy ngày kế tiếp, bọn họ tập trung ở gần thành Thái Nguyên du ngoạn sơn thủy, uống rượu hàn huyên tâm sự, lấy văn kết bạn hay cùng đấu thơ, sĩ tử dù trẻ hay già đều cùng tận hưởng kỳ khoa cử khó gặp một lần trong đời.

Trong lúc đó, ở đại sảnh chấm thi được phong tỏa tại Quốc Tử Học, hơn một trăm người theo Bùi Học, Vương Học cùng các Bác sĩ được Quốc Tử Học điều đến đang khẩn trương phê duyệt đống bài thi chất cao như núi.

Quan chủ khảo, Lý Cương, tuổi đã gần bảy mươi, tuy cố chấp không muốn làm quan bắc Tùy, nhưng ông ta vẫn chấp nhận đề nghị của Dương Nguyên Khánh đến làm chủ khảo, đơn giản vì lựa chọn nhân tài, giáo dục hậu bối là ý thích của ông.

Quan chủ khảo thì không tham gia bình luận mà chỉ giám sát quá trình chấm bài, đảm bảo cho nó luôn diễn ra công minh, chọn ra danh sách hai trăm người có tư cách, dĩ nhiên không để những việc gian lận bất minh lẫn vào. Tuy nhiên, cũng có một vài bài thi phải do đích thân quan chủ khảo giải quyết dứt khoát.

Hơn hai mươi ngàn bài thi được chấm qua ba lượt. Đầu tiên họ chấm phần sách luận trước, những bài đạt chỉ tiêu thì được đi tiếp vào vòng trong, chính là phần thơ. Một bài thơ hoàn hảo thì phải đảm bảo cả ba yêu cầu về cách thức, luật thơ, ý thơ, những bài thơ như vậy mới chuyển sang xét phần thiếp kinh. Sau cùng, chọn ra ba nghìn người đủ tư cách, rồi từ đó chọn ra 170 bài xuất sắc nhất.

Chỉ có tổng cộng 170 người lọt vào danh sách trúng tuyển thông qua thi cử công minh, nhưng thực tế, Dương Nguyên Khánh còn có thể chọn 30 người nữa, căn cứ theo yêu cầu mà phân phối đến các quan lớn.

Thế mới nói, trên đời này chẳng có gì là công bằng tuyệt đối cả, đám sĩ tử thì luôn miệng “Không cần thế phiệt, cần công minh”, thậm chí còn tiến hành biểu tình, còn có rất nhiều con cháu quý tộc trong đó, nhưng thực chất Dương Nguyên Khánh không thể đem lại cho họ một sự công bằng chân chính.

Có thể trong tương lai khi đất nước phồn vinh thì chuyện công bằng không khó, nhưng hiện giờ thời thế loạn lạc, hắn không làm được, hắn cần thông qua khoa cử để lôi kéo các đại danh thế gia về mình. Chuyện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhanh chóng ổn định cục diện chính trị sau khi chiếm lĩnh Hà Bắc, thậm chí ngay lúc hắn bắt đầu chiếm lĩnh Hà Bắc thôi cũng có rất nhiều thuận lợi.

Lý Cương hiểu nỗi khổ của Dương Nguyển Khánh nên lão yên lặng làm theo sự sắp xếp của hắn. Thật ra, ông ta biết chứ, nếu Dương Nguyên Khánh chỉ lấy một phần rưỡi trong danh sách thôi cũng đã là nhượng bộ lắm với bọn họ rồi.

- Lý chủ khảo, ngài xem, bài thi này hồ dính bị bóc ra rồi.

Một vị Bác sĩ đứng lên, giơ cao bài thi đó, hỏi Lý Cương:

- Phải xử lý thế nào đây?

Hồ danh chính là phần ghi rõ họ tên, quê quán cùng số báo danh của mỗi thí sinh trước khi thi, sau đó phải dùng một tờ giấy dài dán chồng lên, che toàn bộ nó đi. Nếu cố tình dán sai hoặc không dán thì bài thi bị gạt ngay lập tức, đây là một quy định cực kì nghiêm khắc, nhưng trừ một số trường hợp ngoài ý muốn, chẳng hạn hồ danh bị tróc ra như bài thi trước mắt.

- Đưa cho ta xem!

Lý Cương nhận bài thi từ vị Bác sĩ, nhanh chóng liếc qua phần tên họ, là Vương Tích, người Thái Nguyên, rồi ông ta liếc sang thơ:

Đông cao bạc mộ vọng,

Tỷ ỷ dục hà y.

Thụ Thụ giai thu sắc,

Sơn sơn duy lạc huy.

Thơ viết rất hay, thiếp kinh thì đúng hết, sách luận cũng được xếp loại xuất sắc, nếu cứ theo cái đà này thì Vương Tích chắc chắn nằm trong tốp mười, nhưng hồ danh của y sao lại bị tróc ra chứ, mà y lại là người của Vương thị.

Nếu theo quy định, hồ danh vô cớ bong tróc, hơn nữa còn liên quan đến khảo sinh, bài thi này nhất định không được tính. Lý Cương suy nghĩ hồi lâu, rồi ông ta dùng một tờ giấy trắng dán trùm lên, nhấc bút, tự bình phẩm bài thi này.

….

Ba ngày chấm bài cuối cùng cũng kết thúc. Buổi trưa, Lý Cương tay cầm một chiếc túi da bịt kín, đi tới Tử Vi các, vào Nghị sự đường, trong đó Dương Nguyên Khánh và năm vị tướng quốc đã chờ sẵn.

- Thật thất lễ, ta có chút chậm trễ.

Lý Cương áy náy nói.

- Lý tiên sinh mấy ngày nay đã cực khổ nhiều.

Dương Nguyên Khánh cười cười nói:

- Chúng ta đợi đã lâu, không biết Trạng Thủ năm nay sẽ rơi vào nhà nào?

Theo quy định của Tùy đế Dương Quảng, các sĩ tử tham gia thi tỉnh đều phải trình văn trạng đến bộ Lễ, cho nên người đứng đầu được xưng là Trạng Thủ hay Trạng Nguyên. Dương Nguyên Khánh tuy có thể chọn ra ba mươi người theo ý riêng, nhưng như đã thống nhất, ba mươi người đó chỉ được xếp vào nhị giáp, không được tiến cử lên nhất giáp.

Nhất giáp chính là hai mươi người xếp đầu tiên, được gọi là tiến sĩ, còn 170 người còn lại thuộc nhị giáp, gọi là tòng tiến sĩ.

Lý Cương mở túi ra, đưa danh sách những thí sinh trúng tuyển, còn phía dưới là bài thi của mười người xuất sắc nhất, danh sách chính thức của mười người này phải được các tướng quốc trong Tử Vi các thống nhất quyết định.

Bùi Củ liếc mắt nhìn, xếp thứ hai là con cháu Bùi gia, Bùi Thanh Tùng, trong lòng ông đột nhiên giật thót. Đứng thứ ba là Vương Tích, ông biết người này là tộc đệ của Vương Tự, có chút tiếng tăm ở Hà Đông. Còn người đứng đầu ông chưa từng nghe qua, Chử Toại Lương, họ Chử à, lẽ nào là người Dương Địch, ông biết có một Chử Lượng cùng Ngu Thế Nam nổi tiếng là hai đại văn sĩ nổi danh của triều Nam.

Lý Cương liền giải thích:

- Về phần Chử Toại Lương, bài thi của cậu ta cả về sách luận, thơ hay kinh thiếp đều hoàn hảo, thư pháp cũng tốt, rất có khí chất, ta hổ thẹn không bằng y, tất cả các Bác sĩ đều thống nhất để cậu ta đứng đầu bảng.

Mọi người đều xem bài của Chử Toại Lương, chữ viết quả nhiên rất được, trong trẻo quyến rũ, vừa trầm lại vừa sinh động, tuy còn thoáng chút bồng bột, có thể là do tuổi trẻ. Đợi một thời gian nữa, người này nhất định trong tương lai sẽ là một đại thư pháp nổi tiếng.

Dương Nguyên Khánh nhìn kĩ danh sách trúng tuyển, hắn đã sắp xếp ba mươi người trong đó, con của Thẩm Bách là Thẩm Trạm đứng thứ ba mươi tư, rồi hắn cười hỏi:

- Thế nào, cứ chiếu theo danh sách này mà yết bảng chứ?

Vương Tự cắn môi, gã có chút không vừa lòng khi Bùi Thanh Tùng đứng trước Vương Tích. Nhưng có mặt Bùi Củ ở đây, gã e ngại không tiện nói. Suy cho cùng, sách luận Vương Tích sai một chữ, Bùi Thanh Tùng thì đúng hết, tuy nhiên ở phần thiếp kinh, y có một câu xóa sửa, nói chung là không được hoàn mĩ.

Bùi Củ hiểu được tâm lý của Vương Tự, liền nói:

- Hay là để Bùi Thanh Tùng xếp ở vị trí thứ ba đi! Dù sao Vương Tích vốn là đại văn sĩ nổi danh ở Tấn Trung, để y đứng trước càng làm cho người đời nể phục.

Vương Tự im lặng, gã thực ra cũng bằng lòng với kiến nghị của Bùi Củ. Dương Nguyên Khánh suy nghĩ một chút, lại hỏi Lý Cương:

- Tiên sinh nghĩ thế nào?

Lý Cương cười nói:

- Hai người này không chênh lệch nhau lắm, ta không có ý kiến gì!

Dương Nguyên Khánh gật đầu:

- Vậy danh sách này sẽ điều chỉnh một chút, Vương Tích xếp thứ hai, Bùi Thanh Tùng thì xếp thứ ba.

….

Giữa trưa, hơn hai mươi ngàn sĩ tử từ bốn phương tám hướng chạy tới bắc thành, đi vào bên trong giáo trờng, sĩ tử đứng chen chúc, vân kín một vùng, chỉ thấy toàn đầu người.

Mặc dù sẽ có quan viên đi đến từng quán trọ báo tin, nhưng lại muộn hơn so với lúc dán yết bảng ít nhất một canh giờ, vì thế mà nhiều sĩ tử chọn cách vọt vào trong giáo trường xem bảng.

Bảng vàng được dán lên, đính trên ba mươi bảng gỗ lớn, phía dưới có binh lính bảo hộ, gồm có danh sách hai trăm người trúng tuyển và danh sách hai nghìn người được học tại Quốc Tử Học.

Điều này khiến cho nhiều người có chút an ủi, tuy không đậu tiến sĩ, nhưng ít ra có thể vào đọc sách trong Quốc Tử Học, tương lai sẽ có cơ hội được làm quan.

Có một quan viên cao giọng hét:

- Các vị sĩ tử xin mời về cho, rồi sẽ có người đích thân đến báo tin vui, bảng danh sách này sẽ được giữ lại trong vòng mười ngày, ngày mai, ngày kia cũng có thể đến xem.

Tên quan ấy hét khô cả cổ mà chẳng ai thèm để ý tới lời của gã, bảng danh sách vẫn chật ních người đến xem, thỉnh thoảng có vài tiếng hô to vui mừng.

Có lẽ vì đây là lần khoa cử đầu tiên, nên các quan viên trông coi yết bảng không thể lo nghĩ chu toàn, các sĩ tử không chỉ xem một lần rồi đi, bọn họ xem một lần không thấy tên mình, thì có thể xem lần thử hai, thứ ba, thậm chí là bốn năm lần... Cứ như vậy, người đứng sau không nhìn được bảng danh sách nên mới la to.

Chử Toại Lương tới chậm một bước, trước mặt là cả ngàn người đang chen chúc, nửa ngày rồi mà vẫn không chịu rời đi, y sốt ruột, rốt cuộc bọn họ định xem cho tới bao giờ đây?

Ngay lúc đó, y nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình, Dư Hàng Chử Toại Lương, y liền hét lớn:

- Ta ở đây!

Giáo trường lập tức im lặng lạ lùng, hàng nghìn ánh mắt quay sang nhìn y khiến y chột dạ, không biết đã xảy ra chuyện gi?

- Có chuyện gì vậy?

Y cười khan hỏi mấy người cạnh đó.

Một gã sĩ tử nhìn Chử Toại Lương, chậm rãi gằn từng chữ:

- Dư Hàng Chử Toại Lương, chính là Trạng Nguyên của lần khoa cử này.

Phía nam thành Thái Nguyên, một đội quân Tùy hộ tống mười mấy sứ giả triều Đường đang tiến về cửa thành, đi đầu là một người đàn ông cao to, độ bốn mươi tuổi, mày rậm mắt nhỏ, mũi to như quả cà chua. Ông ta chính là tòng đệ Lý Thần Thông (chỉ quan hệ cùng ông cố khác cha - BTV) của Lý Uyên, phong quan Hoài An Vương, Hữu dực Vệ đại tướng quân.

Lý Thần Thông khởi hành từ Bồ Tân Quan đến Hà Đông, 500 tên lính của ông ta không thể nhẠcảnh, vì thế ông ta được quân Tùy hộ tống đi hướng bắc đến Thái Nguyên trước.

Lần này, ông ta gánh vác trọng trách đến giải hòa với triều Tùy, trong lòng có chút sốt ruột. Từ lúc chiến dịch Thái Nguyên bùng nổ giữa bắc Tùy và triều Đường, Triều Đường luôn ở thế bị động, làm cho các giới Quan Lũng đều bất mãn với triều đình, thêm vào đó là sự kiện Đồng Quan dẫn đến Hoằng Nông thất bại thảm hại, làm cho quý tộc Quan Lũng càng thêm bất mãn với gia tộc Lý thị.

Lý Thần Thông hiểu rất rõ áp lực cực lớn mà huynh trưởng của ông ta phải chịu đựng,, ông ta cũng đồng ý với đề nghị của Lý Kiến Thành, trước mắt hòa giải với bắc Tùy, rồi sau này tìm cách để lập công lớn ở phương diện khác, dần dần khôi phục lòng tin của nhân chúng với triều đình.

Đến chỗ cửa thành có một tên quan viên đứng đợi, thấy Lý Thần Thông, y liền thúc ngựa chạy lại, khom người thi lễ:

- Tôn giá (cách gọi tôn trọng với người đối diện – BTV) đây có phải là sứ giả đến từ triều Đường?

- Tại hạ là Lý Thần Thông, là sứ giả nhà Đường.

- Hạ quan là Nội sử xá nhân Vi Luân, phụng lệnh Tử Vi các đợi ngài ở đây, điện hạ dọc đường vất vả rồi.

Lý Thần Thông thấy người thanh niên này chưa đến hai mươi, có chút trí thức lại thông thạo lễ nghĩa, ứng phó linh hoạt, để lại cho ông ta một ấn tượng khá tốt, liền cười trả lời:

- Đa tạ!

Bỗng ông ta nghe có tiếng chiêng vang lên từ trong thành, thỉnh thoảng lại có tiếng hô từng đợt, không khí có phần náo nhiệt, ông ta ngẩn ra, trong thành có chuyện gì sao?

Vi Luân khẽ cười nói:

- Hôm nay là ngày tân khoa tiến sĩ diễu hành khoe quan, vì thế mà trong thành rất náo nhiệt.

Lý Thần Thông giật mình, có chút tò mò liền hỏi:

- Vậy ta có thể vào đó xem chút được không?

- Đương nhiên có thể, xin mời điện hạ.

Đoàn người Lý Thần Thông đi vào trong thành. Chỉ thấy trên đường lớn Tấn Dương tấp nập người, đến mấy trăm ngànngười chen chúc nhau đứng xem ở hai bên đường, lướt mắt không thấy đâu là giới hạn. Kỵ binh thì cách ba bước lại có một nhóm, năm bước lại có một trạm để duy trì trật tự.

Không khí toàn Thái Nguyên hân hoan như đón tết, tiếng trống, tiếng cheng vang lên tưng bừng, kèn Xô-na thổi những tràng dài rộn rã. Lúc này, một đám sĩ tử trẻ tuổi xuất hiện ở đầu đường, khoảng hai trăm người, trên người đeo một dải lụa đỏ, mặc áo gấm đỏ thắm, đầu đội mũ ô sa hai cánh, trước ngực là một đóa hoa gấm lớn màu đỏ, ai nấy cũng mang vẻ mặt hồng hào, vô cùng vui vẻ.