Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 638: Sứ giả triều Lương đến muộn



Ngoài mấy chục dăm, sau một cồn cát, năm nghìn kỵ binh xếp thành hàng chỉnh tề. Lý Hiếu Cung đầu đội kim khôi, người mặc ngân giáp, tay cầm mã giáo, ánh mắt lạnh lùng nghiêm nghị nhìn về nơi xa. Ở phía sau bọn họ, bộ binh quân Đường đã đi xa, nhưng Lý Hiếu Cung cũng không vội vàng rút lui, y đang chờ đợi sự truy kích của quân Tùy, có lẽ y còn có thể nắm bắt được cơ hội cuối cùng. Quân Tùy chân chính chỉ có ba nghìn quân, còn lại đều là Lương binh của Lý Triệu Cẩm, trong thời gian quá ngắn, chúng chưa đủ thời gian chấn chỉnh lại nên sức chiến đấu chưa mạnh, quân Đường vẫn còn một cơ hội.

Lý Hiếu Cung kiên nhẫn chờ đợi, đến giữa trưa, từ xa xa, một lính trinh sát chạy tới,

- Khởi bẩm Điện hạ, quân Tùy không có bất cứ động tĩnh gì, cửa chính thành Đôn Hoàng đến bây giờ vẫn không mở ra.

Lý Hiếu Cung bất đắc dĩ thở dài một tiếng, y biết kế mai phục của mình đã bị đối phương khám phá, đối phương không chịu cùng mình liều mạng, Tđành phải quay đầu lại ra lệnh:

- Rút quân!

Năm nghìn binh mã quay đầu lại chậm rãi tiến về hướng huyện Thường Nhạc. Quân Đường chứa đầy hy vọng mà đến, nhưng lại rút lui trong thất vọng.



Thành Trường An, cuộc đàm phán giữa Đường và Tùy lâm vào tình thế bế tắc, đôi bên chủ yếu tranh chấp quyền sở hữu quận Đôn Hoàng. Triều Tùy cho rằng quận Đôn Hoàng vẫn là lãnh thổ của Đại Tùy, bị Lý Quỹ cướp, hiện tại đã bị triều Tùy xuất binh đánh đuổi quân đội nước Lương, đoạt lại quận Đôn Hoàng, quận Đôn Hoàng thuộc về triều Tùy là một đạo lý hiển nhiên.

Mà triều Đường lại khăng khăng nói Lý Quỹ đã đầu hàng triều Đường, như vậy tất cả đất đai hiển nhiên thuộc về triều Đường, trong đó, bao gồm cả quận Đôn Hoàng, đó là lí do quận Đôn Hoàng thuộc lãnh thổ của triều Đường. Tuy rằng bị triều Tùy chiếm đoạt, nhưng triều Đường quyết không thừa nhận. Triều Đường cho rằng quận Đôn Hoàng là khu vực gây nhiều tranh cãi, trọng hiệp nghị hòa giải cũng không bao gồm nó và cả quận Y Ngô.

Hai bên không ai nhường ai, hiệp nghị hòa giải coi như không thành công. Tính ra, Đỗ Như Hối ở Trường An đã suốt nửa tháng nhưng đôi bên vẫn chưa có dấu hiệu thỏa hiệp, chỉ còn hai ngày nữa là bắt đầu tháng mười hai rồi.

Sáng sớm hôm nay, Đỗ Như Hối vừa mới rời giường, ngoài cửa truyền đến một tiếng gõ cửa dồn dập, chỉ nghe Ngụy Trưng ở bên ngoài lo lắng nói:

- Đỗ tướng quốc, có tin tức khẩn cấp từ Thái Nguyên!

Đỗ Như Hối mang giày xong liền bước ra mở cửa, thấy vẻ mặt Ngụy Trưng phấn khởi, liền cười hỏi:

- Ngụy thị lang cao hứng như vậy, có tin gì tốt chăng?

- Đúng vậy!

Ngụy Trưng lấy ra một phong thư, nóng lòng nói:

- Nghe người đưa tin nói, quân Đường đã vội vã rút lui khỏi quận Đôn Hoàng, hiện tại quận Đôn Hoàng và quận Y Ngô đã hoàn toàn bị chúng ta khống chế.

Ánh mắt Đỗ Như Hối sáng lên, cất tiếng cười lớn:

- Nếu thật là như vậy, đã đến lúc chúng ta trở về nhà rồi.

Trong ngự thư phòng, Lý Uyên đứng ở trước bản đồ, trầm mặc thật lâu không nói gì. Cùng lúc Đỗ Như Hối nhận được tin tức từ Thái Nguyên, thì Lý Uyên cũng đồng thời nhận được tin của Lý Hiếu Cung do Trương Dịch khẩn cấp đi tám trăm dặm đưa tới. Với binh lực ở Hà Tây thì không thể nắm được quận Đôn Hoàng và quận Y Ngô. Hiện tại trời đông giá rét, quân Tùy ở Đôn Hoàng đã chuẩn bị đầy đủ, vườn không nhà trống. Sĩ khí quân Đường quá thấp, không thể đánh hạ thành Đôn Hoàng trong mùa đông. Để tránh cho quân Đường toàn quân bị diệt ở thành Đôn Hoàng, ông ta quyết định rút quân về Lương Châu.

Ở trong thư Lý Hiếu Cung giải thích kỹ càng tỉ mỉ lý do vì sao ông ta phải rút lui khỏi quận Đôn Hoàng. Ông ta kín đáo nói cho Lý Uyên biết, quân Đường sẽ không chấp nhận nổi việc lại thất bại trước quân Tùy. Quân Tùy đã từng một lần nửa đêm tập kích nhiễu loạn khiến sĩ khí quân Đường gần như sụp đổ. Lòng sợ hãi quân Tùy khiến bọn lính tình nguyện mạo hiểm đi chân trần ngoài giá lạnh trốn ở ngoài lều, cũng không muốn quay về lều lấy khôi giáp và giày.

Lý Hiếu Cung thẳng thắn vạch rõ, ông ta rút quân là vì tương lai của Đại Đường, vì Đại Đường chưa đến mức sụp đổ trước uy áp của Bắc Tùy. Nếu đã không có khả năng đoạt lại quận Đôn Hoàng, vậy nên bảo toàn thực lực, không cùng chiến đấu với quân Tùy chính là lựa chọn tốt nhất.

Ở trong thư tuy rằng lời nói của Lý Hiếu Cung thẳng thắn thành khẩn đến mức chói tai, nhưng Lý Uyên lại biết những lời ông ta nói đều là sự thật. Đại Đường quả thật không chấp nhận nổi nếu lại bị quân Tùy đánh bại một lần nữa. Nếu không ông ta cũng sẽ không cầu hòa với Dương Nguyên Khánh. Chỉ có điều vị trí chiến lược của quận Đôn Hoàng quá quan trọng. Cứ buông tha như vậy, khiến trong lòng Lý Uyên cảm thấy giống như một tảng đá nặng trịch đè ép.

- Phụ hoàng tìm nhi thần sao?

Ngoài cửa truyền đến giọng nói của thái tử Kiến Thành.

Lý Uyên quay đầu lại nhìn anh ta một cái, gật đầu lại hỏi anh ta.

- Hoàng thúc Thần Thông của con đâu? Ông ấy có đến đây không?

- Hoàng huynh, đệ ở đây!

Lý Thần Thông đi từ phía sau Lý Kiến Thành đến, Lý Uyên sai người tuyên hai người bọn họ tiến đến thương nghị đại sự.

- Trước hết, hai người ngồi đi đã!

Lý Uyên cũng trở về ngồi xuống ghế dựa của mình. Tạm thời, ông ta không nói về việc của Lý Hiếu Cung, mà hỏi Lý Thần Thông trước.

- Tình hình đàm phán hôm nay thế nào?

Lý Thần Thông lắc đầu.

- Hôm nay, mọi người đã ngồi một canh giờ. Đại khái đã xong. Chỉ có quận Đôn Hoàng là khác nhau quá lớn, không thể đạt được thỏa hiệp.

- Khác nhau thế nào?

- Khác nhau cũng chỉ là một vấn đề. La Nghệ U Châu, Lương Sư Đô quận Tây Bình, cũng đã thống nhất ý kiến với chúng ta, cũng đã đồng ý xây dựng lại cầu nổi Bồ Tân giữa hai bên. Chúng ta cũng hứa hẹn không đeo đuổi quận Hoằng Nông, để báo đáp lại. Đối phương cũng đồng ý cắt giảm binh lực đóng ở sáu quận phía bắc đến mức thấp nhất. Số quân đóng ở mỗi quận không vượt qua nghìn người. Số quân đóng ở quận Quan Nội chúng ta cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, mậu dịch hai bên cùng với mượn đường của con đường tơ lụa, còn có người thân của quan viên đi lại, những điều này đều đạt được thỏa hiệp. Chỉ có vấn đề của quận Đôn Hoàng, hai bên đều không chịu nhượng bộ, khiến cho hiệp nghị giải hòa cuối cùng không thể đạt được.

Lý Uyên gật đầu. Kỳ thật đối với tiến triển đàm phán ông ta đã rõ như lòng bàn tay. Lúc này, ông ta hỏi lại một lần, cũng là để vào đề cho câu chuyện. Ông ta thấy Lý Kiến Thành muốn nói lại thôi, liền hỏi:

- Hoàng nhi muốn nói gì sao?

Lý Kiến Thành vội vàng cúi thấp người nói:

- Phụ hoàng, con muốn đề nghị, vẫn là muốn đạt được thỏa hiệp với triều Tùy, phân quận Đôn Hoàng và quận Y Ngô thành hai. Triều Tùy muốn quận Đôn Hoàng. Mà chúng ta lấy quận Y Ngô. Hai bên công nhận lẫn nhau. Phụ hoàng có đồng ý với phương án này không?

Lý Uyên cười chua xót nói:

- Đã không có quận Đôn Hoàng, lấy quận Y Ngô thì còn có ý nghĩa gì? Trẫm ở Tây Vực, ngay cả quan viên nhậm chức báo cáo công tác cũng phải mượn đường qua quận Đôn Hoàng. Nếu không có quận Đôn Hoàng, trẫm cũng không muốn quận Y Ngô.

- Phụ hoàng. Ý của Nhi thần là tìm một bậc thang, hai bên đều có thể chấp nhận. Đàm phán đã kéo dài nửa tháng. Nhi thần cho rằng không thể lại kéo dài thêm nữa.

- Không cần tìm bậc thang gì cả!

Lý Uyên quyết đoán lắc đầu.

- Trẫm tìm hai người các ngươi đến, chính là nói rõ các ngươi biết, trẫm đã quyết định buông tha quận Đôn Hoàng và quận Y Ngô. Có thể thừa nhận chúng là lãnh thổ quốc gia của triều Tùy.

Lý Kiến Thành và Lý Thần Thông nhìn nhau. Trong mắt hai người đều lộ ra vẻ kinh ngạc. Bản thân Thánh Thượng vẫn kiên trì không chịu nhượng bộ. Tại sao đột nhiên ông ta lại thay đổi chủ ý. Lý Kiến Thành trầm ngâm một chút hỏi:

- Phụ hoàng, có phải bên Hiếu Cung có tin tức gì bất lợi không?

Lý Uyên chậm rãi gật đầu, đưa lá thư của Lý Hiếu Cung cho anh ta.

- May mắn không có tổn binh hao tướng, cho nên cũng chưa thể nói là bất lợi. Chỉ có điều chúng ta đi chậm một bước, quân Tùy đã chiếm đóng hai quận Đôn Hoàng và Y Ngô.

Lý Kiến Thành xem lá thư xong, lại chuyển lá thư cho hoàng thúc Lý Thần Thông. Rốt cục Lý Kiến Thành đã hiểu được lý do vì sao phụ hoàng cuối cùng đã đồn ý. Tuy rằng phụ hoàng không chịu thừa nhận thất bại, nhưng trên thực tế Lý Hiếu Cung chính là không chiến mà bại. Quận Đôn Hoàng đã không thể đoạt lại được. Hơn nữa trong lòng quân Đường đã sợ Tùy. Chỉ sợ đây mới là nguyên nhân căn bản cuối cùng đã thúc đẩy phụ hoàng bắt buộc phải nhượng bộ.

Lý Thần Thông xem lá thư xong, ông ta khẽ cau mày.

- Nhưng cứ như vậy đồng ý cho triều Tùy, có phải là nhượng bộ quá lớn hay không? Hơn nữa, cũng không có thể diện. Có lẽ chúng ta có thể tranh cãi từ chỗ khác thêm một chút quyền lợi. Ví dụ như bảo vệ tính mạng của La Nghệ và Ôn Ngạn Bác gì đó, Bệ hạ nghĩ sao?

- Điều này có thể. Khanh đi nói chuyện với bọn họ, nhưng có một vài điều phải nói rõ ràng với bọn họ, trẫm cũng không phải bởi vì quận Đôn Hoàng là đất đai của triều Tùy mới đưa lễ cho bọn họ. Quận Đôn Hoàng là địa bàn của Lãnh quốc, bị triều Tùy giành chiếm đóng trước mà thôi. Điểm ấy rất quan trọng. Nếu không tương lai lại nói tiếp. Trường An cũng từng là đất đai của triều Tùy. Vậy sẽ thành phiền phức, không thể chỉ có một quận Đôn Hoàng bắt đầu thuộc về triều Tùy đạt được trong hiệp nghị.

- Thần hiểu, nhất định sẽ lảng tránh điều này. Thần tin tưởng bọn họ cũng có thể hiểu được!

- Được rồi! Cứ như vậy đã.

Lý Uyên đứng lên nói:

- Trẫm hy vọng ngày mai sẽ đạt được hiệp nghị giải hòa. Trẫm cần tập trung binh lực đối phó với Lương Sư Đô, không thể lại kéo dài tiếp.

Dừng một chút, Lý Uyên lại nhìn Lý Kiến Thành nói:

- Để Thái tử thay trẫm ký tên gia ấn trên hiệp nghị. Dù sao Dương Nguyên Khánh chỉ là Sở Vương, không cùng đẳng cấp với trẫm.

- Nhi thần tuân chỉ!

...

Đàm phán giải hòa Tùy Đường kéo dài ước chừng nửa tháng, rốt cục triều Đường cuối cùng đã nhượng bộ đạt được hiệp nghị. Hai bên hứa hẹn bỏ qua thù hận, thừa nhận lãnh thổ quốc gia của nhau. Ít nhất trong một năm, cam đoan chưa được đối phương cho phép, đội quân của mình sẽ không bước vào lãnh địa của đối phương. Ngoài ra, hai bên lại ước định hai mươi mấy điều trói buộc khác. Hiệp nghị được làm thành hai bản, do Thái tử Lý Kiến Thành và Sở Vương Dương Nguyên Khánh là người cao nhất ký tên xác nhận. Mười ngày sau, Dương Nguyên Khánh cũng đặt ấn cùng chữ ký trên hiệp nghị giải hòa.

Từ đó, Tùy Đường hai hướng chính thức giảng hòa. Bọn họ tự điều chỉnh bố trí binh lực. Triều Đường bố trí phòng ngự ở ở Quan Trung, phía Đông của Bắc Tùy. Một trăm nghìn đại quân điều đi Lũng Tây. Mặt khác năm mươi nghìn binh lực quận Hoằng Hóa và quận Thượng cũng rút về Quan Trung.

Mà ba mươi nghìn binh lực triều Tùy đã cho đóng quân ở quận Hà Đông được bố trí đến khe núi quận Thái Nguyên. Đồng thời cắt giảm hai mươi lăm nghìn quân ở quận Linh Võ và sáu quận Quan Bắc xuống còn năm nghìn quân. Còn lại hai mươi nghìn quân được triệu hồi về Thái Nguyên, bố trí gần quận Nhạn Môn và gần khe núi Phi Hổ. Triều Tùy bắt đầu chuẩn bị chiến dịch Hà Bắc.

.....

Đầu tháng mười một, ngay ngày hôm sau khi Tùy đường đạt được hiệp nghị giải hòa, một chiếc xe ngựa chậm rãi từ cửa nam tiến vào thành Thái Nguyên. Hai bên xe ngựa có hơn mười người tùy tùng, đều mặc trang phục màu đen bó sát người, lưng giắt hoành đao, cưỡi ngựa đi theo xe ngựa.

Ở trong thời kỳ chiến loạn, loại tình huống như thế này khá phổ biến. Bình thường gia đình giàu có khi xuất hành đều mang nhiều võ sĩ đi theo. Ở triều Tùy cũ, hoành đao từng là hàng cấm, nghiêm cấm thứ dân bình thường mang theo. Hiện tại, lệnh cấm này đã sớm được phá bỏ. Ở các nơi trong Trung Nguyên, đừng nói là hoành đao, ngay cả quân nỏ cũng được tùy ý xuất hiện trong gia đình bình thường.

Binh lính trấn thủ cửa thành cũng không gặng hỏi quá lâu về vấn đề này, chỉ hỏi một chút về nơi chốn liền cho bọn họ vào thành. Xe ngựa vừa vào thành, liền gặp ngay không khí náo nhiệt phồn hoa. Màn xe được vén lên. Một người đàn ông trung niên quan sát xung quanh nhìn, chỉ thấy trên đường cái người đến người đi. Chỉ hơn một tháng nữa là tới năm mới. Trên đường cái có vẻ náo nhiệt khác thường.

- Khúc Tam Lang, nơi này có thể còn náo nhiệt hơn cả thành Giang Lăng chúng ta.

Người trung niên cười nói. Ông ta nói khẩu âm phía nam.

Có thể vì tính tình của người đàn ông trung niên này rất tốt, các tùy tùng đều hợp ý với ông ta. Một gã tùy tùng trẻ tuổi cười nói:

- Lý Thiếu Khanh có chút trọng bên này kinh bên kia rồi! Ta cảm thấy thành Giang Lăng cũng không thể kém hơn so với nơi này. Chỉ có điều chúng ta đi ở trên đường đã hai mươi ngày. Hơn nữa, cũng sắp đến năm mới, ta chắc lúc này bên trong thành Giang Lăng cũng náo nhiệt như vậy.

Nếu bọn họ nói chuyện bên cạnh cửa thành, bị binh lính thủ vệ nghe thấy, nhất định sẽ liên hệ những manh mối khẩu âm phía nam của bọn họ, Thiếu Khanh, thành Giang Lăng lại, sẽ lập tức đoán ra bọn họ là quan viên đến từ phía nam.

Quả thật như thế. người này chính là Lý Thị Lang Lương triều, Hồng Lư Tự Thiếu Khanh, tên là Lý Kinh. Nếu Dương Nguyên Khánh thấy ông ta cũng sẽ chấn động. Vì Lý Kinh chính là cậu ruột của Dương Nguyên Khánh. Tên ban đầu là Lý Đại Lang. Vì ngại tên này có vẻ quê mùa, sau ra làm quan liền đổi tên là Kinh. Hiện tại gọi là Lý Kinh

Năm đó Dương Nguyên Khánh vì lôi kéo Lý Kinh, đặc biệt phong cậu hắn làm huyện úy huyện Kinh Sơn quận An Lục. Năm thứ chín Đại Nghiệp, Lý Kinh phát hiện Tiêu Tiển muốn tạo phản, phần lớn quan viên quận An Lục đều đã gia nhập Nam Hoa Hội. Trong lòng ông ta liền cảm thấy sợ hãi, vứt bỏ chức quan trốn vào kinh, tìm nơi nương tựa trong nhà Dương Nguyên Khánh. Tuy nhiên, không đến hai tháng, ông ta lại nhớ quê nhà muốn về phía nam. Bùi Mẫn Thu không ngăn được ông ta, liền tặng ông ta một khoản tiền lớn, để ông về quê làm phú ông.

Lý Kinh có hai người con trai. Con trai cả là Lý Quý. Con thứ là Lý Phúc. Thời gian Lý Quý học ở trường tại quận Nam đã gia nhập Nam Hoa Hội, đảm nhiệm Trường Sử quận Giang Hạ Lương triều. Bởi vì Lý Kinh là cậu của Dương Nguyên Khánh, nửa năm trước Tiêu Tiển tự mình tới cửa, mời ông ta đến Giang Lăng, cũng phong ông ta làm Hồng Lư Tự Thiếu Khanh.

Lần này ông ta phụng mệnh đi sứ bắc Tùy, dẫn theo lòng kỳ vọng tràn đầy của Tiêu Tiển. Một mặt là hy vọng bắc Tùy có thể thừa nhận Triều Lương hợp pháp. Về phương diện khác cũng hy vọng Tùy Lương hai triều có thể kết làm đồng minh.

Lý Kinh có chút khẩn trương. Ông ta không biết Dương Nguyên Khánh có thể trách mình về việc lần trước tự chạy về phía nam hay không. Hơn nữa, mình đã thành bầy tôi của triều Lương, có thể khiến Dương Nguyên Khánh tức giận hay không? Trong lòng ông ta thực sự lo lắng bất an không yên.

Xe ngựa chậm rãi đi tới trước cửa vương phủ Dương Nguyên Khánh thì dừng lại. Ông ta thoáng nhìn về phía bảng hiệu trên cửa lớn. 'Sở Vương phủ'. Trong lòng Lý Kinh không khỏi cảm thán thật sâu. Ông ta nhớ tới tình cảnh năm đó, khi Dương Nguyên Khánh mới ba tuổi, mình còn dẫn hắn đi Dương phủ. Ngay lúc đó bảng hiệu Việt Quốc Công phủ làm ông ta sợ hãi không thôi. Mà hiện tại, đứa nhỏ này đã trưởng thành. Nhưng hắn lại trở thành Sở Vương. Hơn nữa, nghe nói tương lai hắn còn có thể trở thành hoàng đế. Không biết mẫu thân hắn dưới suối vàng biết được, sẽ vui sướng và tự hào tới mức nào.

Lý Kinh lau nước mắt đang chảy ra qua khóe mắt già nua, căn dặn tùy tùng một tiếng.

- Đi tới gặp người gác cổng bẩm báo một tiếng, nói có thân thích của Sở Vương điện hạ từ phía nam đến đây.

Một lát sau, những tiếng ngọc bội nhẹ nhàng vang lên, Sở Vương phi vợ của Dương Nguyên Khánh là Bùi Mẫn Thu cùng mấy chục nha hoàn vú già vây quanh đi từ trong phủ ra. Bùi Mẫn Thu đã đoán được là cậu của trượng phu đến đây, nàng không dám chậm trễ, tự mình đi ra nghênh đón.

Lý Kinh cuống quít xuống xe ngựa, tiến lên hai bước khom người thi lễ.

- Tham kiến Sở Vương phi!

- Quả nhiên là cậu đã đến.

Bùi Mẫn Thu cười thi lễ trở lại.

- Hai năm nay không gặp, thoạt nhìn cậu thân thể càng thêm khỏe mạnh, khiến người ta vui mừng.

- Cảm ơn Vương phi quan tâm, Nguyên Khánh có ở trong phủ không?

- Chàng vẫn chưa về. Cháu sẽ lập tức phái người đi thông báo với chàng. Thời tiết rét lạnh, mời cậu vào trong phủ nghỉ ngơi trước. Mấy ngày hôm trước Nguyên Khánh còn rất lo lắng cho tình hình gần đây của cậu.

Bùi Mẫn Thu lại nhìn qua xe ngựa một chút, có chút ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao chỉ có một mình cậu, mợ đâu?

- Ha hả! Bà ấy không đi được, tháng trước vợ của Phúc nhi sinh hạ đứa con thứ tư. Hiện tại bà ấy đang bề bộn nhiều việc.

- Không ngờ Phúc biểu đệ đã có bốn đứa con trai. Vì sao cậu không cho người đến nói một tiếng. Vậy mà chúng ta lại không biết gì.

- Các ngươi ở Phong Châu mà! Quá xa.

Lý Kinh được mời vào vương phủ. Bùi Mẫn Thu lệnh cho quản gia dẫn mười mấy tùy tùng vào trong phủ nghỉ ngơi, lại phái người đi thông báo với Dương Nguyên Khánh. Sau đó, mới dẫn cậu Lý Kinh vào phủ gia.

.....

Trong Tử Vi Các, Dương Nguyên Khánh đang họp hội nghị nội các, thương nghị với năm vị tướng quốc về phương án cụ thể phát động đợt tấn công Hà Bắc.

- Thế cục Hà Bắc khá phức tạp. Hiện tại, Ngụy Đao Nhi, La Nghệ, Cao Khai Đạo cùng với Đậu Kiến Đức đang đứng ở trạng thái giằng co. Bọn họ xem nhau là địch, đồng thời cũng sẽ liên hợp đối phó với bên ngoài. Năm trước Đậu Kiến Đức tấn công U Châu, Cao Khai Đạo liền xuất binh trợ giúp La Nghệ, tập kích quân Đậu Kiến Đức từ phía bên cạnh, khiến Đậu Kiến Đức binh bại phải quay trở về. Hơn nữa, Ngụy Đao Nhi, gã và Đậu Kiến Đức cũng từng cùng đối phó với Tiết Thế Hùng. Cho nên, khi thế lực của chúng ta tiến vào Hà Bắc, rất có thể sẽ khiến bọn họ liên hợp lại. Ta có thể đoán được, dù thế nào, đây cũng là một trận chiến kéo dài.

Dương Nguyên Khánh thoáng nhìn về phía mọi người, lại chậm rãi nói:

- Đối với chúng ta mà nói, khó khăn không chỉ có là phải nắm được Hà Bắc, hơn nữa còn phải đối mặt với sự khốn khổ của người dân Hà Bắc. Trải qua năm sáu năm bị loạn phỉ tàn sát bừa bãi, cuộc sống của người dân Hà Bắc đã sớm trở nên khó khăn. Dân cư giảm mạnh. Nói thẳng thắn một chút, chính là chúng ta phải chuẩn bị trước rất nhiều tiền. Nhất là lương thực. Đây là vàng trong thời loạn thế. Các vị tướng quốc còn lại phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc cướp lấy Hà Bắc. Ở phía sau cần toàn lực trợ giúp cho cuộc chiến Hà Bắc lần này.

Tô Uy đứng lên cười nói:

- Để ta thay mặt các vị trong nội các tỏ thái độ trước! Từ mấy tháng trước Việc cuộc chiến Hà Bắc sắp phát sinh đã nằm trong chương trình nghị sự của Tử Vi Các. Năm nay mấy quận phía nam Hà Đông chúng ta là đã thu hoạch lương thực. Nhưng bốn quận Lâu Phiền, Mã Ấp, Nhạn Môn, Định Tương do bị Lưu Vũ Chu phá hủy, vẫn chưa khôi phục lại.