Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 985: Thuyền lương thực không đến



- Ha ha, Bỉnh Thượng thư đến trong quân làm việc, ta cầu còn không được. Chỉ cần Bỉnh Thượng thư không chê miếu nhỏ, ta không có nói gì. Thượng thư mời.

Bính Nguyên Chân cười tủm tỉm khoát tay chặn lại:

- Trương tướng quân mời!

Bính Nguyên Chân liền theo Trương Đồng Nhân vào quân doanh...

Chạng vạng, Bính Nguyên Chân rời khỏi quân doanh, cưỡi con lừa không chút hoang mang đi về hướng nhà mình. Xuyên qua một con đường vắng vẻ, dừng lại trước một khách điếm có treo đèn lồng, y nhìn nhìn tấm biển khách điếm: “Khách điếm Thuận Lai”, chính là chỗ này rồi.

Bính Nguyên Chân đang lúc đêm chính thức quyết định nhận lệnh đặc xá của Dương Nguyên Khánh, một khi y quyết định trung thành Dương Nguyên Khánh, tâm tư của y càng bắt đầu hưng phấn lên.

Bính Nguyên Chân dù sao cũng là đệ nhất mưu sĩ quân Ngõa Cương, tài hoa hơn người. Tuy làm người hà khắc tham tiền, nhưng y mưu kế rất cao, y nhẫn nại chờ đợi cơ hội, chờ sau khi Lý Mật rời khỏi Giang Đô hai ngày, thay Trương Đồng Nhân xử lý tất cả sự vụ trong quân.

Bính Nguyên Chân quay lừa vào thẳng khách điếm, vừa đúng lúc gặp phải Vương Thuận Nguyên từ trong khách điếm đi ra, hai người ánh mắt chạm nhau, cũng đồng thời mỉm cười, Vương Thuận chắp tay nói:

- Khách ít đến a! Bính thượng thư sao lại đến tiểu điếm?

- Cho ngươi một món đồ

Bính Nguyên Chân đưa một tờ giấy cho Vương Thuận Nguyên, lại quay đầu lừa nghênh ngang đi. Vương Thuận Nguyên nhận được cuộc tờ giấy vội vàng đi về hậu viện, vào phòng, khóa cửa, ở trước bàn từ từ mở cuộn giấy. Không ngờ là một bức bản đồ, rộng một thước, dài hai thước, trên bản đồ viết một hàng chữ “bản đồ phòng ngự thành Giang Đô”, bên cạnh có chi chít chú giải.

Vương Thuận Nguyên mừng rỡ, bây giờ y muốn nhất chính là món đồ này, có bản đồ phòng ngự đô thành Giang Đô, quân Tùy lấy Giang Đô dễ như trở bàn tay...

Quận Lịch Dương nằm ở phía tây của Giang Nam, chính là vùng Mã An đời sau. Nơi này có hệ thống kênh đào chằng chịt, đồi núi chiếm phần lớn địa hình. Sông Trường Giang cũng chảy qua quận này, chia quận Lịch Dương thành hai phần. Đây là nơi có nhiều mỏ sắt thô, đồng thời cũng là vùng đất lành giàu có và đông đúc.

Quận Lịch Dương được coi là căn cơ của Đỗ Phục Uy. Đỗ Phục Uy kinh doanh ở đây được nhiều năm, thậm chí ba thành (3/10) binh lính của y đều là người của quận Lịch Dương.

Nhưng từ khi Lý Mật cứng rắn xâm lấn Giang Nam, đã đuổi Đỗ Phục Uy ra khỏi quận Lịch Dương. Chỉ mới đầu tháng hai này thôi, đã có một trận đại chiến diễn ra ở quận Lịch Dương. Còn hiện tại là trận chiến nắm giữ vận mệnh của toàn bộ Giang Nam. Song phương đối đấu, bất kể là bên nào cũng không thể chịu nổi nếu thua cuộc.

Một bên là liên quân Tiêu Tiển và Đỗ Phục Uy, quân lực lên tới một trăm mười nghìn người. Bên kia là một trăm năm mươi nghìn quân tinh nhuệ của Lý Mật. Đại quân của Lý Mật chia làm hai đường. Một đường do Đơn Hùng Tín thống lĩnh, dẫn theo sáu mươi nghìn quân, chiến đấu với quân của Đỗ Phục Uy. Một đường thì do đại tướng Vương Bá Đương suất lĩnh, cũng là sáu mươi nghìn quân. Phụ trách nghênh chiến quân đội của Tiêu Tiến. Mà Lý Mật thì tự mình dẫn theo ba mươi nghìn quân làm hậu viện, trấn thủ huyện Lịch Dương.

Chiến tuyến kéo dài từ huyện Lịch Dương tới năm mươi dặm phía tây. Nhưng chiến dịch đánh không quá kịch liệt. Liên quân Tiêu Đỗ không ngừng lùi về phía sau, thủy chung không chịu phái trọng binh quyết đấu với Ngụy binh. Dường như bọn đang muốn dụ quân Ngụy tiến về phía tây.

Trên đồi một ngọn núi nhỏ, Đơn Hùng Tín cùng mấy trăm thân binh dừng ngựa đứng đó. Đôi lông mày rậm rạp của y nhíu chặt, ánh mặt lạnh lùng nhìn về phương xa.

Đơn Hùng Tín đã gần bốn mươi tuổi, đã vào tuổi trung niên. Y là tâm phúc được Lý Mật tin cậy nhất. Cũng là nhân vật số hai của quân Ngụy.

Từ còn lúc ở Ngõa Cương, y đã là nhân vật thứ ba của Ngõa Cương. Cũng là do y toàn lực ủng hộ, Lý Mật mới có thể từng bước cướp đi quyền lực trong quân Ngõa Cương, thành công biến quân Ngõa Cương thành quân Ngụy.

Cũng là do Đơn Hùng Tín toàn lực ủng hộ, Lý Mật mới có thể thành công di dời thế lực tới Giang Nam, thành lập Ngụy Quốc. Lý Mật cũng biết có qua có lại mới toại lòng nhau, nên đã phong Đơn Hùng Tín làm Giang Dương Vương, Phiêu Kỵ Đại tướng quân.

Từ lúc quân Ngõa Cương bị phân liệt, Dương Nguyên Khánh đã viết một bức thư gửi cho Đơn Hùng Tín, hy vọng y có thể quy thuận Đại Tùy, cũng hứa hẹn tuyệt đối sẽ không bạc đãi y.

Nhưng trong thư hồi âm của Đơn Hùng Tín chỉ có nói mấy câu:

- Rất nhiều huynh đệ của ta chết vào trong tay của quân Tùy, không có chỗ chôn thân. Hùng Tín thề không làm thần tử của Tùy, chỉ muốn theo Ngụy công cống hiến. Ta là người lấy trung nghĩa làm trọng. Ngày sau nếu có gặp nhau trên chiến trường, ta nguyện chết để báo đáp ân tình của ngươi khi xưa.

- Đại tướng quân!

Một người kỵ binh vội vã chạy tới, ôm quyền bẩm báo:

- Thám tử phát hiện một đội quân địch ở phía tây bắc. Đều là kỵ binh, ước chừng ba nghìn người, cách trấn Phan gia mười dặm. Nhưng không có phát hiện ra quân chủ lực của Đỗ Phục Uy.

Đôi mày rậm của Đơn Hùng Tín nhẹ nhàng nhướn lên. Trong mắt y hiện lên một tia nghi hoặc. Sao chỉ có ba nghìn người? Chủ lực của quân địch đi nơi nào rồi? Hơn nữa, y biết rõ quân của Đỗ Phục Uy không có kỵ binh, làm sao lại xuất hiện ra ba nghìn kỵ binh. Chiến mã của bọn họ là lấy từ đâu?

- Đại tướng quân. Làm sao bây giờ?

Các tướng đều hỏi:

- Chúng ta nên đánh hay là không đánh?

Đơn Hùng Tín trầm tư thật lâu. Rồi mới quay đầu nhìn về phía đại quân của mình. Đại quân hơn sáu mươi nghìn người đang nghỉ ngơi phía sau đồi núi. Binh lính của y đã liên tục hành quân hai ngày rồi, đều có điểm mệt mỏi không chịu nổi.

Đơn Hùng Tín lắc lắc đầu:

- Đội quân này chắc là đang dụ dỗ chúng ta đi về phía tây bắc. Không thể mắc mưu bọn chúng. Hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục nghỉ ngơi, chờ đợi tin tức mới từ thám tử.

Vừa dứt lời, ở phía nam xuất hiện một người kỵ binh chạy vội tới. Đây là kỵ binh thuộc quân của Vương Bá Đương. Người kỵ binh đó chạy tới, lo lắng bẩm báo::

- Khởi bẩm Đại tướng quân, hậu quân của Vương tướng quân rơi vào tập kích của quân đội Đỗ Phục Uy. Tử trận rất nhiều, khẩn cầu Đại tướng quân nhanh chóng cứu viện.

Đơn Hùng Tín liền bừng tỉnh đại ngộ. Hóa ra chủ lực của Đỗ Phục Uy là đi tập kích hậu của Vương Bá Đương Ngay lập tức y ra lệnh:

- Toàn quân đi vòng tây nam, dùng hết tốc độ tới cứu viện!

- Đông! Đông! Đông!

Tiếng trống xuất trận vang lên. Đám binh sĩ đang nghỉ ngơi đều đứng dậy, xếp thành hàng đi về hướng tây nam…

Quân đội của Vương Bá Đương đóng quân ở phía nam gần sông Trường Giang. Y phụ trách nghênh chiến quân đội của Tiêu Tiển. Nhận được tin tức của thám tử, đội tàu của của Tiêu Tiển đã cập bờ ở cảng Thất Tinh, cách đây ba mươi dặm. Quân đội của Tiêu Tiển chính đang xuống thuyền.

Tin tức này khiến Vương Bá Đương rất là mừng rỡ. Y lưu mười nghìn quân ở lại làm hậu quân, bảo vệ lương thảo cùng đồ quân nhu. Y thì dẫn theo năm mươi nghìn kỵ binh nhẹ, ý đồ tập kích bất ngờ quân của Tiêu Tiển.

Nhưng Vương Bá Đương lại không ngờ rằng, đây là kế dụ binh của Tiêu Tiển. Ngay khi quân đội của Vương Bá Đương vừa rời khỏi không lâu, quân đội của Đỗ Phục Uy đã đánh lén phía sau. Tấn công mãnh liệt vào hậu quân của Vương Bá Đương.

Đại chiến diễn ra ở cánh động rộng bát ngát. Ánh đao tiễn ảnh, tiếng kêu rung trời. Mười nghìn quân Ngụy vì bảo vệ đồ quân nhu mà liên tục bắn tên dày đặc về bốn phía. Mà năm mươi nghìn quân đội của Đỗ Phục Uy, thì bao vây quân Ngụy lại. Quân Giang Hoài của Đỗ Phục Uy được trang bị lá chắn và trường đao. Bọn họ xếp thành hàng, vừa đỡ tên bắn tới, vừa thắt chặt đội hình bao vây.

Tướng quân thống lĩnh hậu quân của Vương Bá Đương là Trần Chí. Y cũng là kiêu tướng của quân Ngõa Cương. Y thấy quân địch không ngừng thắt chặt vòng vây, trong lòng nóng như lửa đội. Làm sao mà viện quân của Đơn Hùng Tín còn chưa tới. Nếu còn kéo dài thêm một khắc nữa, vậy thì quân địch sẽ hoàn thành xong vòng vây. Vậy thì kết cục toàn quân bị diệt sẽ diễn ra.

Trên bầu trời, tên bay dày đặc. Đỗ Phục Uy cũng ra lệnh cho tiễn thủ tấn công. Từng nhóm từng nhóm tên dày đặc phóng tới, không ngừng có binh lính của quân Ngụy kêu thảm ngã xuống đất. Bọn lính đều tránh ở phía sau đồ quân nhu, cả trận địa trở nên hỗn loạn.

Lúc này, một người thiên tướng chạy vội tới, la lên:

- Tướng quân, quân địch đã tiếp cận tám mươi bước. Nếu không phá vòng vây, toàn quân sẽ bị tiêu diệt.

Trần Chí còn chưa thấy viện quân của Đơn Hùng Tín tới. Tình thế đã vạn phần nguy cập. Rơi vào đường cùng, y liền cắn rắng hô to một tiếng:

- Truyền mệnh lệnh của ta, toàn quân hướng về phía đông bắc phá vòng vây.

Rốt cuộc quân Ngụy phải buông tha cho trận địa chống cự. Bắt đầu phá vòng vây về phía tây bắc. Đỗ Phục Uy ngồi trên lưng ngựa, dùng chiến đạo chỉ về hướng quân địch, quát lớn:

- Đội cung nỏ bao vây lại.

Tên bay như mưa, từ bốn phương tám hướng bắn về phía quân Ngụy. Từng nhóm lớn quân Ngụy kêu thảm ngã xuống. Số quân Ngụy còn lại thì liều chết phía vòng vây…

Nhưng rất nhanh, quân Ngụy đã rơi vào tuyệt vọng. Quân địch đã hoàn thành thế vây. Không ngừng có quân địch xông tới bổ lấp chỗ trống, hơn nữa lại đúng là nơi chủ soái của quân địch.

Đỗ Phục Uy cười lạnh một tiếng, cao giọng ra lệnh:

- Tiếp tục thu hẹp vòng vậy, kẻ nào không đầu hàng thì bắn chết.

Quân Giang Hoài như che trời phủ đất kéo tới. Tiếng trống hiệu lệnh vang lên như sấm, đem bảy nghìn quân Ngụy còn lại bao vây. Tiếng kêu rên, tiếng la khóc, tiếng cầu xin tha thứ, vang dội khắp chiến trường…

Sau một lúc lâu, khi Đơn Hùng Tín suất quân tới cứu viện, thì chiến dịch đã chấm dứt. Quân đội của Đỗ Phục Uy đã bỏ chạy về phía đông. Trên khắp mặt đất là xác của binh lính, cùng tiếng rên rỉ thống khổ của người chưa chết. Máu tươi nhuộm đỏ cả mảnh đất. Đồ quân nhu cũng đã bị đốt hủy, khỏi đặc cuồn cuộn, ánh lửa hừng hực.

Đơn Hùng Tín hận tới nghiến răng nghiến lợi. Y cắm mặt thanh trường sóc trong tay xuống mặt đắt, nhìn về hướng tây chửi ầm lên:

- Vương Bá Đương, ngươi là kẻ ngu xuẩn!

……………….

Huyện Lịch Dương thuộc quận Lịch Dương, là trung tâm của chiến dịch Giang Nam lần này. Hành dinh nguyên soái của Lý Mật được thiết lập trong huyện. Lúc này, Lý Mật cùng mấy trăm binh lính bảo vệ, đứng ở đầu thành của huyện, nhìn về phía tây xa xa. Trong mắt đầy vẻ lo lắng.

Lúc này đã là thời điểm tác chiến với liên quân Tiêu Đỗ. Y tự phong mình là Chinh Tây Đại Nguyên Soái, ý nghĩa rằng y không chỉ muốn phong ngự, mà còn muốn mở rộng biên cương về phía tây.

Trong lúc quân Tùy toàn diện tấn Đường triều, Lý Mật cũng muốn nhân cơ hội này được ăn cả ngã về không. Nếu như có thể thành công, như vậy y có thể trưng binh tới bốn trăm ngàn. Số binh lực này đủ để cạnh tranh với triều Tùy. Đây là hy vọng cuối cùng của Lý Mật.

Lý Mật từng suy nghĩ tới thế chân vạc thời tam quốc. Nhưng muốn tạo thành thế chân vạc như vậy, thì triều Đường phải tới giúp đỡ mình, chứ không phải là mình viện trợ quân Đường. Y căn bản không có tâm tư đánh tới Trung Nguyên. Bởi vì nếu như trở về Trung Nguyên, vậy thì công sức bao lâu thuyết phục bộ hạ đi Giang Nam phát triển, coi như là công cốc.

Mặt khác, các thế lực cát cứ ở phía nam cũng không ít. Y cần phải bình định toàn bộ. Y cũng phải thuyết phục cảm hóa các sĩ tộc Giang Nam vốn không chịu chấp nhận y. Cho nên, hiện tại y không có tinh lực để xuất binh tới Trung Nguyên, trợ giúp triều Đường giải trừ họa xâm lấn của quân Tùy.

Cho nên, thế chân vạc giống như thời tam quốc đã không phải là thực tế. Lý Mật bắt đầu suy nghĩ tới việc dùng sông Trường Giang làm biên giới, triều Tùy và triều Ngụy tồn tại độc lập. Nếu Tùy Ngụy có thể giằng co vài chục năm, vậy thì y có thể có thêm thời gian thi triển khát vọng, tạo ra một đất nước riêng của mình.

Đây là giấc mộng cả đời của Lý Mật. Nhưng y cũng biết, thời gian và cơ hội thực hiện giấc mộng đó đã không còn nhiều. Nếu chiến dịch lần này thất bại, vậy thì y sẽ rơi vào nguy hiểm rất lớn. Đồng thời giấc mộng của y cũng bị tan biến.

Lúc này, Phòng Huyền Tảo vội vàng đi tới, trong mắt tràn ngập bất an và sầu lo:

- Bệ hạ!

Phòng Huyền Tảo đi nhanh tới trước mặt của Lý Mật nói:

- Tình hình có vẻ không thích hợp!

- Đã xảy ra chuyện gì?

Lý Mật quay đầu nhìn y hỏi.

Phòng Huyền Tảo lo lắng nói:

- Bệ hạ, nhẽ ra buổi trưa hôm nay, thuyền lương thực phải tới nơi rồi. Nhưng hiện tại vẫn chưa thấy có tin tức gì.

Tin này khến Lý Mật giật mình kinh hãi:

- Sao có thể như vậy. Đã phái người tìm hiểu chưa?

- Hồi bẩm bệ hạ, đã phái người đi tìm hiểu, còn chưa thấy trở về.

Trong lòng Lý Mật liền tràn ngập nghi ngờ. Việc vận chuyển quân lương vật tư là việc cực kỳ quan trọng. Không thể để xảy ra bất kỳ sơ xuất nào. Vậy mà đoàn thuyền lại tới trễ. Chẳng lẽ đã xảy ra việc gì?

- Có khả năng là đội thuyền của Tiêu Tiển đi tới hướng đông không?

Trong đầu của Lý Mật bỗng nảy ra suy nghĩ này. Nhưng y liền lập tức bác bỏ. Bọn họ cũng đã bố trí đội tàu trên mặt sông. Nếu đội tàu của Tiêu Tiển đi về hướng đông, bọn họ sẽ nhận được tin tức. Không phải do đội tàu của Tiêu Tiển, vậy thì đã xảy ra chuyện gì?

- Bệ hạ!

Phòng Huyền Tảo ấp a ấp úng nói:

- Ty chức có chút lo lắng. Hình như binh lực của chúng ta ở kho Giang Dương và Giang Đô quá ít một chút.

Binh lực không hề ít. Ở kho Giang Dương có bố trí năm nghìn quân. Ở Giang Đô là mười nghìn quân. Số quân này đủ để phòng thù những tình huống bình thường. Nhưng Lý Mật cảm thấy trong lời nói của Phòng Huyền Tảo có chuyện, liền truy vấn:

- Rốt cuộc ngươi đang lo lắng điều gì?

- Ty chức lo lắng… Lo lắng quân Tùy.

Phòng Huyền Tảo cúi đầu. Y từng nghĩ tới lỗ thủng của phòng ngự. Trong lòng y bắt đầu cảm thấy sợ hãi, nên mới cực lực cổ động Lý Mật đánh về phía tây.

- Quân Tùy?

Lý Mật nhíu mày nói:

- Ở Bành thành chúng ta có bố trí hai mươi nghìn quân đội. Nếu xuất hiện quân Tùy xuôi nam, vậy thì Trần Trí Lược sẽ tiến hành phòng ngự, cũng sẽ thông báo tới chúng ta. Ngươi cảm thấy quân Tùy có thể vô thanh vô tức tấn công sao?

- Bệ hạ, ty chức bỗng nhiên nghĩ tới… Đường biển.

- Đường biển?

Khuôn mặt của Lý Mật trở nên trắng bệch.

Trải qua hành trình mười ba ngày đêm, đội tàu của Đại Tùy từ phương bắc rốt cuộc đã tới mục tiêu, thành Giang Đô. Nhưng để tới thành Giang Đô còn phải qua tòa thành gần với sông Trường Giang nhất là thành Giang Dương, thuộc huyện Giang Dương.

Huyện Giang Dương chỉ là một huyện nhỏ, không có quân đội đóng giữ ở đó. Nhưng nhà kho Giang Dương bên trong huyện lại là trọng địa chiến lược của Ngụy Quốc. Tất cả vật tư quân lương của quân Ngụy đều nằm trong nhà kho Giang Dương.

Nhà kho Giang Dương thực ra là một tòa kho thành. Chu vi chừng hai dặm, tường thành cao lớn chắc chắn. Bên trong thành có phân bố mấy trăm kho hàng. Trong đó có chứa hơn một trăm nghìn thạch lương thực và vô số vũ khí quân giới. Còn có hơn triệu cuộn tơ lụa, vải bố.

Lúc trước, Lý Mật thu được một nghìn chiến thuyền lớn vật tư của Vũ Văn Hóa Cập chuyển tới Giang Đô. Ngoại trừ các đồ vàng bạc châu báu và vật phẩm quan trọng được mang đi, còn lại đều lưu trữ ở trong nhà kho Giang Dương này.

Trước mắt, trong nhà kho Giang Dương có trú binh năm nghìn người. Do một vị đại tướng tâm phúc của Lý Mật là Trương Văn Kỳ thống soái. Trương Văn Kỳ được xưng là thần tiễn đứng thứ hai của Ngụy Quốc. Tài bắn cung của y vô cùng cao minh, chỉ đứng sau Vương Bá Đương.

Y không chỉ có tài bắn cung, hơn nữa làm người rất thận trọng. Lúc gần đi, Lý Mật đã dặn dò Trương Văn Kỳ kỹ càng, không thể để xuất hiện bất kỳ sơ suất nào.

Thành Giang Đô là tòa thành trọng yếu. Đây là nơi mà gia quyến của các tướng sĩ sinh sống. Mà thành Giang Dương trọng yếu, là vì toàn bộ quân nhu lương thảo của Lý Mật đều tồn trữ trong thành.

Vừa mới bắt đầu hành trình, Dương Nguyên Khánh đã sớm vạch ra kế hoạch đánh lén nhà kho Giang Dương. Chiếm nhà kho này được coi là một nhiệm vụ quan trọng của quân Tùy.

Lúc này, đã vào ban đêm, đội tàu của quân Tùy dừng ở bờ sống cách phía đông thành mười lăm dặm. Các binh lính đang lục tục lên bờ. Phía sau là các thuyền chở chiến mã cũng đã thả neo.

Bở vì chiến thuyền của quân Tùy bỏ neo ở sông Trường Gia một ngày, nên binh lính và chiến mã đều được nghỉ ngơi đầy đủ. Thể lực hồi phục, cho nên lúc lên bờ, binh lính đều không cảm thấy quá uể oải.

Dương Nguyên Khánh đứng ở đầu thuyền, đang quan sát tòa kho thành Giang Dương. Bóng đêm thâm trầm, ở chân trời có thể mơ hồ nhìn thấy ánh sáng phản chiếu của mặt trăng từ nước sông. Tuy không nhìn thể nhìn thấy được tòa kho thành, bởi nó bị thành của huyện chặn lại tầm mắt nhưng vẫn có thể nhìn một tòa thành đen nháy của huyện Giang Dương.

Dương Nguyên Khánh tự mình tới Giang Nam cũng không phải là vì công thành cướp trại. Việc công thành tất nhiên là giao cho đại tướng thủ hạ của hắn. Hắn đến đây chỉ là để trấn an các sĩ tộc Giang Nam, đảm bảo việc quân Tùy chiếm lĩnh Giang Nam không gặp quá nhiều trắc trở. Năm đó vương triều Tùy vì trấn an sĩ tộc Giang Nam, Dương Quảng đã phải hao phí thời gian mười năm cho nên mới để xuống một cơ sở kiên cố cho hắn trấn an phía nam hôm nay.

Chủ tướng phụ trách tấn công nhà kho Giang Dương đêm này là tướng quân Vương Quân Khuếch. Y đã suất lĩnh mười nghìn kỵ binh chậm rãi xuất phát tới hướng nhà kho Giang Dương. Mười nghìn kỵ binh đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ cần đợi tin tức từ bên kia nhà kho truyền tới là lúc kỵ binh trực tiến lao tới tấn công nhà kho trong thành…

Thành Giang Dương có hai tòa cửa thành. Một tòa là Lục Thành Môn, một tòa là Thủy Môn. Lưới sắt ở Thủy Môn đã được buông xuống. Mà cầu treo ở Lục Thành Môn cũng đã được kéo lên. Tòa kho thành bên trong thì bảo vệ bởi sông rạch. Trên đầu thành không ngừng có binh lính đi lại tuần tra.

Cách nhà kho chừng trăm bước có một rừng cây. Hơn ba trăm người thám báo Tùy đã lẻn vào trong rừng. Ba trăm người thám báo này là được tuyển từ trong trăm ngàn binh lính Tùy. Mỗi người đều có võ nghệ cao cường, do Tả Kiêu Vệ Tướng Quân Thẩm Quang suất lĩnh.

Thẩm Quan mấy năm nay ít nổi bật. Hoặc là nói cơ hội để y tham gia mấy chiến dịch gần đây là rất ít. Nhưng cái này cũng không đại biểu là y bị Dương Nguyên Khánh vắng vẻ. Trái lại, y đã được thăng là Tả Đồn Vệ tướng quân, không chút nào kém những người khác. Đây chủ yếu là bởi vì Thẩm Quang chuyên phụ trách hậu cần, phụ trách huấn luyện thám báo. Hầu như tất cả thám báo của Đại Tùy đều đã trải qua huấn luyện nghiêm khắc của y.

Lần này tấn công Giang Nam, bởi vì Thẩm Quang là người Giang Nam, lại đã từng sinh sống ở Giang Đ một thời gian ngắn, cho nên lúc này y cũng tự mình mặc giáp ra trận.

Thẩm Quang được xưng là Nhục Phi Tiên. Các kỹ xảo tạp kỹ của y đã tới mức xuất thần nhập hóa. Trong số những tạp kỹ thì việc trèo tường cũng là sở trường của y. Vì vậy Dương Nguyên Khánh mới giao trọng trách tiên phong tập kích cho y.

- Tiếp tục thu hẹp vòng vậy, kẻ nào không đầu hàng thì bắn chết.

Quân Giang Hoài như che trời phủ đất kéo tới. Tiếng trống hiệu lệnh vang lên như sấm, đem bảy nghìn quân Ngụy còn lại bao vây. Tiếng kêu rên, tiếng la khóc, tiếng cầu xin tha thứ, vang dội khắp chiến trường…

Sau một lúc lâu, khi Đơn Hùng Tín suất quân tới cứu viện, thì chiến dịch đã chấm dứt. Quân đội của Đỗ Phục Uy đã bỏ chạy về phía đông. Trên khắp mặt đất là xác của binh lính, cùng tiếng rên rỉ thống khổ của người chưa chết. Máu tươi nhuộm đỏ cả mảnh đất. Đồ quân nhu cũng đã bị đốt hủy, khỏi đặc cuồn cuộn, ánh lửa hừng hực.

Đơn Hùng Tín hận tới nghiến răng nghiến lợi. Y cắm mặt thanh trường sóc trong tay xuống mặt đắt, nhìn về hướng tây chửi ầm lên:

- Vương Bá Đương, ngươi là kẻ ngu xuẩn!

……………….

Huyện Lịch Dương thuộc quận Lịch Dương, là trung tâm của chiến dịch Giang Nam lần này. Hành dinh nguyên soái của Lý Mật được thiết lập trong huyện. Lúc này, Lý Mật cùng mấy trăm binh lính bảo vệ, đứng ở đầu thành của huyện, nhìn về phía tây xa xa. Trong mắt đầy vẻ lo lắng.

Lúc này đã là thời điểm tác chiến với liên quân Tiêu Đỗ. Y tự phong mình là Chinh Tây Đại Nguyên Soái, ý nghĩa rằng y không chỉ muốn phong ngự, mà còn muốn mở rộng biên cương về phía tây.

Trong lúc quân Tùy toàn diện tấn Đường triều, Lý Mật cũng muốn nhân cơ hội này được ăn cả ngã về không. Nếu như có thể thành công, như vậy y có thể trưng binh tới bốn trăm ngàn. Số binh lực này đủ để cạnh tranh với triều Tùy. Đây là hy vọng cuối cùng của Lý Mật.

Lý Mật từng suy nghĩ tới thế chân vạc thời tam quốc. Nhưng muốn tạo thành thế chân vạc như vậy, thì triều Đường phải tới giúp đỡ mình, chứ không phải là mình viện trợ quân Đường. Y căn bản không có tâm tư đánh tới Trung Nguyên. Bởi vì nếu như trở về Trung Nguyên, vậy thì công sức bao lâu thuyết phục bộ hạ đi Giang Nam phát triển, coi như là công cốc.

Mặt khác, các thế lực cát cứ ở phía nam cũng không ít. Y cần phải bình định toàn bộ. Y cũng phải thuyết phục cảm hóa các sĩ tộc Giang Nam vốn không chịu chấp nhận y. Cho nên, hiện tại y không có tinh lực để xuất binh tới Trung Nguyên, trợ giúp triều Đường giải trừ họa xâm lấn của quân Tùy.

Cho nên, thế chân vạc giống như thời tam quốc đã không phải là thực tế. Lý Mật bắt đầu suy nghĩ tới việc dùng sông Trường Giang làm biên giới, triều Tùy và triều Ngụy tồn tại độc lập. Nếu Tùy Ngụy có thể giằng co vài chục năm, vậy thì y có thể có thêm thời gian thi triển khát vọng, tạo ra một đất nước riêng của mình.

Đây là giấc mộng cả đời của Lý Mật. Nhưng y cũng biết, thời gian và cơ hội thực hiện giấc mộng đó đã không còn nhiều. Nếu chiến dịch lần này thất bại, vậy thì y sẽ rơi vào nguy hiểm rất lớn. Đồng thời giấc mộng của y cũng bị tan biến.

Lúc này, Phòng Huyền Tảo vội vàng đi tới, trong mắt tràn ngập bất an và sầu lo:

- Bệ hạ!

Phòng Huyền Tảo đi nhanh tới trước mặt của Lý Mật nói:

- Tình hình có vẻ không thích hợp!

- Đã xảy ra chuyện gì?

Lý Mật quay đầu nhìn y hỏi.

Phòng Huyền Tảo lo lắng nói:

- Bệ hạ, nhẽ ra buổi trưa hôm nay, thuyền lương thực phải tới nơi rồi. Nhưng hiện tại vẫn chưa thấy có tin tức gì.

Tin này khến Lý Mật giật mình kinh hãi:

- Sao có thể như vậy. Đã phái người tìm hiểu chưa?

- Hồi bẩm bệ hạ, đã phái người đi tìm hiểu, còn chưa thấy trở về.

Trong lòng Lý Mật liền tràn ngập nghi ngờ. Việc vận chuyển quân lương vật tư là việc cực kỳ quan trọng. Không thể để xảy ra bất kỳ sơ xuất nào. Vậy mà đoàn thuyền lại tới trễ. Chẳng lẽ đã xảy ra việc gì?

- Có khả năng là đội thuyền của Tiêu Tiển đi tới hướng đông không?

Trong đầu của Lý Mật bỗng nảy ra suy nghĩ này. Nhưng y liền lập tức bác bỏ. Bọn họ cũng đã bố trí đội tàu trên mặt sông. Nếu đội tàu của Tiêu Tiển đi về hướng đông, bọn họ sẽ nhận được tin tức. Không phải do đội tàu của Tiêu Tiển, vậy thì đã xảy ra chuyện gì?

- Bệ hạ!

Phòng Huyền Tảo ấp a ấp úng nói:

- Ty chức có chút lo lắng. Hình như binh lực của chúng ta ở kho Giang Dương và Giang Đô quá ít một chút.

Binh lực không hề ít. Ở kho Giang Dương có bố trí năm nghìn quân. Ở Giang Đô là mười nghìn quân. Số quân này đủ để phòng thù những tình huống bình thường. Nhưng Lý Mật cảm thấy trong lời nói của Phòng Huyền Tảo có chuyện, liền truy vấn:

- Rốt cuộc ngươi đang lo lắng điều gì?

- Ty chức lo lắng… Lo lắng quân Tùy.

Phòng Huyền Tảo cúi đầu. Y từng nghĩ tới lỗ thủng của phòng ngự. Trong lòng y bắt đầu cảm thấy sợ hãi, nên mới cực lực cổ động Lý Mật đánh về phía tây.

- Quân Tùy?

Lý Mật nhíu mày nói:

- Ở Bành thành chúng ta có bố trí hai mươi nghìn quân đội. Nếu xuất hiện quân Tùy xuôi nam, vậy thì Trần Trí Lược sẽ tiến hành phòng ngự, cũng sẽ thông báo tới chúng ta. Ngươi cảm thấy quân Tùy có thể vô thanh vô tức tấn công sao?

- Bệ hạ, ty chức bỗng nhiên nghĩ tới… Đường biển.

- Đường biển?

Khuôn mặt của Lý Mật trở nên trắng bệch.

Trải qua hành trình mười ba ngày đêm, đội tàu của Đại Tùy từ phương bắc rốt cuộc đã tới mục tiêu, thành Giang Đô. Nhưng để tới thành Giang Đô còn phải qua tòa thành gần với sông Trường Giang nhất là thành Giang Dương, thuộc huyện Giang Dương.

Huyện Giang Dương chỉ là một huyện nhỏ, không có quân đội đóng giữ ở đó. Nhưng nhà kho Giang Dương bên trong huyện lại là trọng địa chiến lược của Ngụy Quốc. Tất cả vật tư quân lương của quân Ngụy đều nằm trong nhà kho Giang Dương.

Nhà kho Giang Dương thực ra là một tòa kho thành. Chu vi chừng hai dặm, tường thành cao lớn chắc chắn. Bên trong thành có phân bố mấy trăm kho hàng. Trong đó có chứa hơn một trăm nghìn thạch lương thực và vô số vũ khí quân giới. Còn có hơn triệu cuộn tơ lụa, vải bố.

Lúc trước, Lý Mật thu được một nghìn chiến thuyền lớn vật tư của Vũ Văn Hóa Cập chuyển tới Giang Đô. Ngoại trừ các đồ vàng bạc châu báu và vật phẩm quan trọng được mang đi, còn lại đều lưu trữ ở trong nhà kho Giang Dương này.

Trước mắt, trong nhà kho Giang Dương có trú binh năm nghìn người. Do một vị đại tướng tâm phúc của Lý Mật là Trương Văn Kỳ thống soái. Trương Văn Kỳ được xưng là thần tiễn đứng thứ hai của Ngụy Quốc. Tài bắn cung của y vô cùng cao minh, chỉ đứng sau Vương Bá Đương.

Y không chỉ có tài bắn cung, hơn nữa làm người rất thận trọng. Lúc gần đi, Lý Mật đã dặn dò Trương Văn Kỳ kỹ càng, không thể để xuất hiện bất kỳ sơ suất nào.

Thành Giang Đô là tòa thành trọng yếu. Đây là nơi mà gia quyến của các tướng sĩ sinh sống. Mà thành Giang Dương trọng yếu, là vì toàn bộ quân nhu lương thảo của Lý Mật đều tồn trữ trong thành.

Vừa mới bắt đầu hành trình, Dương Nguyên Khánh đã sớm vạch ra kế hoạch đánh lén nhà kho Giang Dương. Chiếm nhà kho này được coi là một nhiệm vụ quan trọng của quân Tùy.

Lúc này, đã vào ban đêm, đội tàu của quân Tùy dừng ở bờ sống cách phía đông thành mười lăm dặm. Các binh lính đang lục tục lên bờ. Phía sau là các thuyền chở chiến mã cũng đã thả neo.

Bở vì chiến thuyền của quân Tùy bỏ neo ở sông Trường Gia một ngày, nên binh lính và chiến mã đều được nghỉ ngơi đầy đủ. Thể lực hồi phục, cho nên lúc lên bờ, binh lính đều không cảm thấy quá uể oải.

Dương Nguyên Khánh đứng ở đầu thuyền, đang quan sát tòa kho thành Giang Dương. Bóng đêm thâm trầm, ở chân trời có thể mơ hồ nhìn thấy ánh sáng phản chiếu của mặt trăng từ nước sông. Tuy không nhìn thể nhìn thấy được tòa kho thành, bởi nó bị thành của huyện chặn lại tầm mắt nhưng vẫn có thể nhìn một tòa thành đen nháy của huyện Giang Dương.

Dương Nguyên Khánh tự mình tới Giang Nam cũng không phải là vì công thành cướp trại. Việc công thành tất nhiên là giao cho đại tướng thủ hạ của hắn. Hắn đến đây chỉ là để trấn an các sĩ tộc Giang Nam, đảm bảo việc quân Tùy chiếm lĩnh Giang Nam không gặp quá nhiều trắc trở. Năm đó vương triều Tùy vì trấn an sĩ tộc Giang Nam, Dương Quảng đã phải hao phí thời gian mười năm cho nên mới để xuống một cơ sở kiên cố cho hắn trấn an phía nam hôm nay.

Chủ tướng phụ trách tấn công nhà kho Giang Dương đêm này là tướng quân Vương Quân Khuếch. Y đã suất lĩnh mười nghìn kỵ binh chậm rãi xuất phát tới hướng nhà kho Giang Dương. Mười nghìn kỵ binh đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ cần đợi tin tức từ bên kia nhà kho truyền tới là lúc kỵ binh trực tiến lao tới tấn công nhà kho trong thành…

Thành Giang Dương có hai tòa cửa thành. Một tòa là Lục Thành Môn, một tòa là Thủy Môn. Lưới sắt ở Thủy Môn đã được buông xuống. Mà cầu treo ở Lục Thành Môn cũng đã được kéo lên. Tòa kho thành bên trong thì bảo vệ bởi sông rạch. Trên đầu thành không ngừng có binh lính đi lại tuần tra.

Cách nhà kho chừng trăm bước có một rừng cây. Hơn ba trăm người thám báo Tùy đã lẻn vào trong rừng. Ba trăm người thám báo này là được tuyển từ trong trăm ngàn binh lính Tùy. Mỗi người đều có võ nghệ cao cường, do Tả Kiêu Vệ Tướng Quân Thẩm Quang suất lĩnh.

Thẩm Quan mấy năm nay ít nổi bật. Hoặc là nói cơ hội để y tham gia mấy chiến dịch gần đây là rất ít. Nhưng cái này cũng không đại biểu là y bị Dương Nguyên Khánh vắng vẻ. Trái lại, y đã được thăng là Tả Đồn Vệ tướng quân, không chút nào kém những người khác. Đây chủ yếu là bởi vì Thẩm Quang chuyên phụ trách hậu cần, phụ trách huấn luyện thám báo. Hầu như tất cả thám báo của Đại Tùy đều đã trải qua huấn luyện nghiêm khắc của y.

Lần này tấn công Giang Nam, bởi vì Thẩm Quang là người Giang Nam, lại đã từng sinh sống ở Giang Đ một thời gian ngắn, cho nên lúc này y cũng tự mình mặc giáp ra trận.

Thẩm Quang được xưng là Nhục Phi Tiên. Các kỹ xảo tạp kỹ của y đã tới mức xuất thần nhập hóa. Trong số những tạp kỹ thì việc trèo tường cũng là sở trường của y. Vì vậy Dương Nguyên Khánh mới giao trọng trách tiên phong tập kích cho y.