Những người khác trong văn phòng đều không thấy lạ lẫm gì, có lẽ vì thầy Sử đã diễn cảnh này quá nhiều lần.
Tôi cảm thấy chán nản, mở mạng xã hội lên xem, lướt đến được một bức ảnh chế: Bát Giới cố gắng lấy lòng mỹ nhân bằng cách tặng nhân sâm, kết quả "mất cả chì lẫn chài".
Ê, mà nói thật nhé, sao cái tên Bát Giới này càng nhìn càng giống thầy Sử thế nhỉ?
Tôi không nhịn được bật cười.
Thầy Sử có lẽ tưởng tôi đang cười mình, liền trừng mắt nhìn tôi một cái rồi cúp máy.
“Chu Tư Tư à.”
Tôi tắt màn hình, đứng thẳng người ra vẻ ngoan ngoãn.
“Em chào thầy, nghe nói thầy đang tìm em.”
Ông ta có vẻ hài lòng với thái độ lễ phép của tôi, gật đầu rồi dẫn tôi vào một phòng họp trống.
Vừa ngồi xuống, ông ta đã lên tiếng.
“Chu Tư Tư, ba mẹ em đều là công nhân mỏ than, thu nhập hàng năm chỉ có năm vạn thôi đúng chứ?” Ông ta rút tờ thông tin phụ huynh ra, bắt đầu đọc to.
Nếu tôi thực sự là một sinh viên nghèo nhạy cảm, có lẽ giờ này tôi đã muốn chui xuống đất rồi.
Như này còn chưa xong, thầy Sử còn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, hỏi: “Bây giờ vẫn còn gia đình hai người làm mà thu nhập cả năm chỉ có năm vạn thôi sao?”
Đừng hỏi tôi, tôi cũng không biết, là ông chủ mỏ than bảo tôi điền như vậy đấy.
Thấy tôi im lặng, ông ta tự hỏi tự trả lời: “Nếu tình hình đúng như vậy thì em đúng là nên đăng ký trợ cấp sinh viên nghèo. Học bổng một học kỳ thôi, cũng đủ bằng mấy tháng lương của ba mẹ em rồi.”
“Thầy nói thẳng với em nhé, Chu Tư Tư, khoa chúng ta chỉ có mười suất, mà có tới mười sáu người đủ điều kiện. 'Thịt ít người đông', em hiểu ý thầy chứ?”
Tôi chậm rãi đáp: “Vậy thầy dành suất đó cho những bạn thực sự cần đi ạ, em cũng không quá cần lắm.”
Thầy Sử cười đến mức nếp nhăn hiện rõ: “Thầy biết em là người thông minh. Thực ra, chuyện này cũng không chưa chốt hẳn. Trần Thuỵ, em biết không, lúc ứng cử viên số hai khiêm tốn nói ba mẹ làm quản lý, nhưng không phải quản lý bình thường đâu, mà là quản lý có thể quyên tiền lập học bổng cho khoa ta đấy.”
cẻm ơn đã các tình iu đã đọc truyện, iu tui iu truyện thì hãy bình luận đôi câu và ấn theo dõi nhà tui để đọc thêm nhiều truyện hay nhoaaa ❤️🔥❤️🔥❤️🔥
Tôi ngắt lời ông ta: “Cậu ta quyên góp bao nhiêu ạ?”
Thầy Sử nói: “Hai mươi vạn!”
“Hai mươi vạn?” Tôi ngạc nhiên lặp lại.
Đừng hiểu nhầm, chỉ là tôi không ngờ... ở một thành phố hạng nhất này, lại có một chủ nhiệm tầm nhìn hạn hẹp đến mức có thể dùng giọng điệu đắc ý để nói ra câu “quyên góp hai mươi vạn” như vậy.
Tôi buông một câu sặc mùi làm màu: “Năm động đất lớn, ba mẹ em mua đồ cứu trợ thiên tai còn nhiều hơn chỗ này."
Chuyện này có gì đáng để khoe khoang chứ?
Thầy Sử rõ ràng đã hiểu nhầm ý tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt đầy thương hại.
“Đúng vậy, hai mươi vạn, bằng lương bốn, năm năm của ba mẹ em. Chu Tư Tư, Trần Thuỵ có nói với thầy, nếu em tự nguyện rút khỏi cuộc bầu cử, năm nay có thể dành cho em một suất học bổng.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Ồ, lảm nhảm nãy giờ hóa ra là vì chuyện này.
Thật ra tôi không mặn mà gì với chức vụ này, ngay từ đầu cái chức lớp trưởng kia cũng chẳng phải thứ bắt buộc phải có.
Nhưng tự mình không muốn làm và bị ép buộc từ bỏ, hoàn toàn là hai chuyện khác nhau.
Càng ép tôi bỏ cuộc, tôi lại càng không chịu!
Tôi giả vờ ngơ ngác: “Việc đánh giá học bổng không phải là quy trình công khai minh bạch ạ? Hay là thầy Sử muốn cho ai thì cho?”
Thầy Sử khẽ cười khẩy: “Chẳng trách người ta nói xuất thân quyết định tầm nhìn. Thôi được, cũng coi như là có duyên thầy trò, điều mà ba mẹ em không dạy được, để thầy dạy em. Mọi việc đều do con người làm, đã là do người làm thì đều có cách để thương lượng. Khoản tiền này là do phụ huynh Trần Thuỵ quyên góp, người quyên góp đương nhiên có quyền phát ngôn.”
Tôi tỏ ra ngạc nhiên hơn: “Vậy theo ý thầy, ai có tiền thì người đó có quyền ạ?”
Thầy Sử gật đầu như chuyện đương nhiên: “Quy tắc của xã hội này là như vậy.”
Tôi nhất thời nghẹn lời, không dám nhìn thẳng vào thế giới quan méo mó của ông ta.
Loại người thế này lại được làm chủ nhiệm, không biết đã làm hư bao nhiêu sinh viên?
Thấy tôi im lặng, ông ta lại đổi chiến thuật, dùng giọng điệu dỗ dành.
“Chu Tư Tư, em cũng đừng nản lòng. Nếu là thầy, thầy sẽ rút khỏi cuộc bầu cử để đổi lấy học bổng. Như vậy vừa giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ, lại để lại ấn tượng tốt với Trần Thuỵ, có gì đâu mà không làm chứ?”
Tôi cảm thấy vô cùng hoang đường: “Em để lại ấn tượng tốt cho Trần Thụy làm gì ạ?”
Thầy Sử tỏ vẻ bùn nhão không thể trát tường: “Chu Tư Tư, trông em cũng thông minh, sao không nghĩ ra nhỉ? Ba mẹ Trần Thuỵ đều làm việc trong thành phố này, nếu sau khi tốt nghiệp em không tìm được việc, ba mẹ bạn ấy giới thiệu cho em chỗ làm chẳng phải chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay sao?”
Tôi không biết nên nói ông ta ngu ngốc, hay ông ta coi tôi là đồ ngốc.
Chỉ là bạn bè thông thường mà giới thiệu việc làm?
Tôi mỉm cười: "Thầy ơi, em đã nói rồi, em không cần học bổng, cũng sẽ không rút khỏi cuộc bầu cử."
Ông ta nóng mặt: "Sao con nhóc này cứ nói mãi không nghe vậy?"
Tôi đáp: "Với cả thầy Sử ơi, thầy từng nói trong buổi họp toàn khóa là ban cán sự lớp sẽ do khoa chỉ định, nhưng giờ lại khuyên em rút lui. Vậy có phải thầy đã nói dối trong buổi họp đó không?"
Mặt thầy Sử đờ ra.
Nhìn biểu cảm của ông ta, tôi thực sự muốn bật cười.
Có lẽ vì nói dối quá nhiều nên ông ta đã quên mất những gì mình từng phát ngôn.
Thấy tôi không nhịn được cười, thầy Sử tỏ ra khó chịu.
"Cô cười cái gì? Chu Tư Tư, cô chẳng có tí dáng vẻ ngoan hiền của con gái gì cả! Tôi tốt bụng lo lắng cho cô, vậy mà cô lại đối đáp với giáo viên như thế à?!"