Người đàn ông có thể kiếm được một cái tủ lạnh thì quả thật mạnh mẽ và oai phong. Còn Lâm Vũ Phong lại một lần nữa thể hiện sự tài giỏi của mình bằng cách kiếm được hai chiếc cửa sổ cũ miễn phí. Ngô Kiến Quốc biết một chút về nghề mộc. Ba người bố hợp tác dùng gỗ và cửa sổ mất hai ngày làm việc để tạo ra một không gian nhỏ trong phòng phía đông. Không gian ấy vừa vặn đặt được một chiếc giường đơn. Trang Tiểu Đình đã có phòng riêng của mình.
Hai chiếc cửa sổ đã tiết kiệm được khá nhiều gỗ, lại vừa tiện lợi, vừa đẹp mắt. Ánh sáng tự nhiên ban ngày chiếu qua kính cửa sổ từ phòng lớn vào cho trong căn phòng nhỏ có một chút ánh sáng. Buổi tối kéo rèm lại, căn phòng nhỏ lại có tính riêng tư.
Mùa thu năm 1978, Trang Đồ Nam vào học tại trường Trung học số một Tô Châu.
Chiều hôm sau khi tan học, Trang Đồ Nam vừa đẩy cửa sân thì giật mình. Lâm Đống Triết và Trang Tiểu Đình đồng loạt lao ra từ hai phòng nhỏ đồng thanh nói: "Anh Đồ Nam, anh về rồi" "Anh, Anh về rồi ạ"
- Lâm Đống Triết tiến lại gần: "Anh Đồ Nam, trường trung học số một thế nào?"
Sau bữa tối, gia đình nhà họ Trang vừa đặt đũa xuống Tống Oánh và Lâm Đống Triết đã đến chơi. Lâm Vũ Phong cũng đi cùng. Căn phòng phía đông chật kín người, các bậc phụ huynh và hai đứa trẻ cùng nhau vây quanh Trang Đồ Nam hỏi "Trường trung học số một thế nào?"
- Trang Đồ Nam bắt đầu nói về cơ sở vật chất của trường: "Trường có sân vận động chuẩn 400 mét và sân bóng rổ. Còn có phòng thí nghiệm, lớp học âm nhạc… điều kiện tốt hơn cả trường trung học phụ thuộc”
- Trang Đồ Nam rất phấn khích: "Khác hoàn toàn với trường trung học phụ thuộc. Một nửa bạn học là người trong thành phố, nửa còn lại đến từ các huyện và xã. Họ nói tiếng địa phương khác hẳn với tiếng Tô Châu. Nhiều bạn tự giới thiệu mà con không hiểu gì cả, không giống như trường trung học phụ thuộc. Ở đó ai cũng quen."
- Sáng nay, sau khi Trang Siêu Anh đưa con trai đi học, anh đã nhìn một cái từ xa tại cổng trường nên nói thêm: "Có con cái của các cán bộ mặc quân phục, cũng có những bạn học sinh nông thôn mặc áo có vá, gia đình có sự khác biệt lớn về hoàn cảnh.”
Lũ trẻ thì ngơ ngác, nhưng những người lớn đều hiểu rõ ý nghĩa trong lời nói của Trang Siêu Anh.
- Lâm Vũ Phong hỏi: "Vậy chương trình học thế nào? Có gì khác với cấp tiểu học không?"
- Trang Đồ Nam nghĩ một lúc: "Có môn tiếng anh mỗi tuần hai tiết. Hôm nay thì chưa học. Hôm nay học Văn, Chính trị, Toán và Thể dục. Giáo viên Văn yêu cầu chúng con mua một cuốn từ điển thành ngữ, còn yêu cầu chúng con viết hai bài nhật ký mỗi tuần. Yêu cầu chúng con miêu tả cuộc sống bằng cảm xúc chân thật, không sử dụng mẫu sẵn có, không nói những câu sáo rỗng mà phải ghi lại những trải nghiệm và cảm nhận thật sự.”
- Lâm Vũ Phong lập tức nói: "Đồ Nam, nhật ký con viết tốt nhất nên để bố con kiểm tra trước nhé. Đồ Nam, biết là con đã lớn rồi, không có ý thiếu tôn trọng con đâu. Chúng ta... à không, chú và ba mẹ con khi còn trẻ cũng đã viết nhật ký, để chú nói như thế này ..."
Tống Oánh nghe thấy Lâm Vũ Phong nói "chúng ta" rồi lại sửa thành "chú", bỏ mình ra ngoài nhóm viết nhật ký không khỏi liếc nhìn anh một cái nhưng không nói gì.
- Lâm Vũ Phong không biết phải nói sao cho tốt, suy nghĩ một lúc rồi miễn cưỡng giải thích: "Nói như thế này. Chú Lâm không quan tâm đến bài vở của Đống Triết, cũng không quan tâm đến kết quả thi của nó nhưng nếu nó viết nhật ký phải nộp cho giáo viên chấm thì chú nhất định sẽ kiểm tra kỹ một lần"
Trang Siêu Anh và Hoàng Linh cùng im lặng gật đầu.
- Trang Đồ Nam ngờ ngợ "Ừ" một tiếng, rồi tiếp tục nói: "Trường còn có một thư viện, học sinh cấp ba có thể mượn sách còn học sinh cấp hai thì chưa được nhưng có thể xem sách ở thư viện. Sau giờ học, con đã cố tình đi xem. Có 'Mười vạn câu hỏi vì sao', 'Văn học thiếu nhi', còn có 'Thu hoạch', 'Tháng Mười'…"
- Lâm Đống Triết mở to mắt: "Thu hoạch Tháng Mười là gì?"
- Trang Đồ Nam giải thích: "Là hai quyển tạp chí. Một cái gọi là 'Thu hoạch', một cái gọi là 'Tháng Mười'. Giáo viên môn văn đặc biệt giới thiệu hai tạp chí này, bảo bọn anh có thể chưa hiểu hết nhưng trong đó có rất nhiều câu hay, khuyên bọn anh nên chép lại để dùng khi viết văn"
- Người thuê sách kỳ cựu Lâm Đống Triết quan tâm đến vấn đề kinh tế hỏi: "Thư viện xem sách có phải tốn tiền không?"
Trang Đồ Nam cười lắc đầu.
- Lâm Đống Triết chân thành khen ngợi: "Trường trung học số một thật là tốt."
- Trang Siêu Anh cười hỏi: "Đống Triết sau này muốn làm gì? Có muốn thi vào trung học số một không?"
- Lâm Đống Triết tự tin kể về lý tưởng nghề nghiệp của mình: "Con muốn làm nhân viên bán hàng ở cửa hàng thực phẩm phụ. Khi cửa hàng có thịt, tôi sẽ thông báo cho mọi người, anh Đồ Nam , Chị San San và mấy đứa con của Trang Tiểu Đình không phải dậy sớm xếp hàng nữa. Mọi người đến mua thịt con sẽ lén cho thêm một chút."
Hồng hạc làm sao hiểu được ước mơ của chim sẻ. Lý tưởng của Lâm Đống Triết vừa lớn lao lại vừa giản dị. Có kinh tế, có dân sinh, có kế hoạch cho cuộc sống tương lai và đậm đà tình người. Lâm Vũ Phong, một cựu sinh viên tốt nghiệp từ trường danh tiếng và thầy giáo trung học Trang Siêu Anh cùng lúc bị lý tưởng như vậy làm cho choáng váng, ngẩn người không nói nên lời.
Một lúc sau náo nhiệt, Trang Đồ Nam phải ôn bài, vợ chồng nhà họ Lâm quay lại phòng Tây.
- Vừa bước vào, Tống Oánh lập tức véo vào Lâm Vũ Phong một cái giận dỗi vô cùng: "Câu nói 'chúng ta, chú, bố mẹ con khi còn trẻ cũng viết nhật ký' là có ý gì? Ý là em mù chữ, không biết viết nhật ký à?"
- Lâm Vũ Phong vội vàng nở nụ cười gượng gạo, khéo léo xua tay: "Ý anh là, em có xuất thân tốt, lại nói...”
- Tống Oánh cắt lời anh: "Anh xuất thân không tốt? Gia đình anh là nông dân nghèo?"
- Lâm Vũ Phong không nhịn được cười: "Anh đã đọc nhật ký của em rồi. Khi trường đình chỉ học em vui vẻ đi bắt chuồn chuồn, bắt cá. Và còn bày tỏ hy vọng rằng trường học sau này sẽ không còn có lớp học nữa, cái kiểu nhật ký của em...”
- Tống Oánh không thể nhịn được nữa, cười nói: "Lúc đó hầu hết học sinh đều nghĩ vậy mà. Trường không có lên lớp học chẳng phải là ngựa hoang không cương, thả ra rồi chơi sao. Nên sau khi thi lại vào đại học không có ai đỗ cả."
Trang Đồ Nam đã vào Trường Trung học số 1 thành phố. Lâm Đống Triết và Trang Tiểu Tình đã vào lớp 2 của Trường Tiểu học phụ thuộc."
Con gái của Trương A Muội - Trương Mẫn và Ngô San San đều học lớp 5. Cùng một năm học nhưng khác lớp. Tuy nhiên hai chị em họ khác họ không thân thiết, không đi học cùng nhau. Khi gặp nhau ở hành lang trường cũng giả vờ không quen biết.
- Lâm Đống Triết đã mô tả mối quan hệ của hai chị em nhà họ Ngô với Tống Oánh như thế này: "So với con và anh Đồ Nam thì còn xa lạ lắm. Trước đây, mỗi khi con gặp anh Đồ Nam trên đường đi vệ sinh con đều rủ anh ấy cùng đi, vừa ngồi trên bồn cầu vừa trò chuyện."
- Lâm Đống Triết cảm thấy rất buồn: "Con rất nhớ anh Đồ Nam."
Trang Đồ Nam thì không hề muốn có người bạn nhỏ Lâm Đống Triết đi cùng.
Một buổi chiều sau khi tan học về nhà. Trang Đồ Nam nhìn thấy Lâm Đống Triết và Ngô Quân đang ngồi trong sân vẫy chiếc vợt đập ruồi.
Trong sân, ngoài dưa rắn còn trồng một số loại rau khác, cây mướp và phân ủ đều thu hút sâu bọ vì vậy cả hai nhà đều lắp cửa lưới. Lâm Đống Triết ngồi trước cửa lưới nhà mình còn Ngô Quân ngồi trước cửa lưới nhà họ Trang. Cả hai đều cố gắng vẫy chiếc vợt đập ruồi và vừa đập vừa đếm.
Trang Đồ Nam về phòng của mình đặt chiếc túi đeo màu vàng xuống thì nghe thấy Lâm Đống Triết hét lớn một tiếng: "Mười tám."
Trang Tiểu Đình đang làm bài tập trong phòng của anh trai. Vì căn phòng nhỏ của cô bé không đủ chỗ để bàn học nên cô chỉ có thể làm bài trong phòng anh trai. Trang Đồ Nam liếc nhìn em gái một cái như thể hỏi, cô bé trả lời nghi vấn của anh: "Lâm Đống Triết và Ngô Quân đang thi đấu xem ai đập được nhiều ruồi hơn, họ đã thi từ lúc tan học đến giờ"
- Trang Đồ Nam về nhà muộn hơn các em khoảng một giờ đồng hồ, anh ngạc nhiên nói: "Đập lâu thế sao?"
Trang Đồ Nam nhìn ra ngoài cửa sổ. Cậu thấy Lâm Đống Triết đang cười ngớ ngẩn, phấn khích vẫy chiếc vợt đập ruồi.
Trang Đồ Nam lại cảm thấy cậu ta khác biệt hoàn toàn với những đứa trẻ nhỏ này, từ học hành đến tư tưởng đều khác biệt rất lớn.
Cuộc sống yên ả không kéo dài lâu. Hoàng Linh lại rơi vào lo âu lớn: bà nội tạm thời chuyển đến ở cùng, cả gia đình ăn không ngon, ngủ không yên.
Bà nội nhà họ Trang không may bị trật chân. Mặc dù cơ thể không bị tổn thương nghiêm trọng nhưng cần phải nằm nghỉ, không thể làm việc nhà được.
Ông nội thì cơ bản không làm việc nhà, bà nội lại bị trật chân, nên nhà họ Trang tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để bàn về công việc nhà.
Trang Cam Mỹ nói rằng không thể chăm sóc hai ông bà, mong hai gia đình cùng chia sẻ. Ông nội ở nhà, bà nội tạm thời ở nhà Trang Siêu Anh.
Em dâu nói rằng bà nội buổi tối phải dậy giữa đêm cần người chăm sóc, còn cô ấy ban ngày phải làm việc và làm việc nhà, thật sự không đủ sức để thức dậy đêm nữa. Cô ấy cần Trang Siêu Anh hoặc Hoàng Linh đến ở, ngủ cùng ông bà để chăm sóc bà nội vào ban đêm.
Hai phương án thực ra là một ý. gia đình Trang Siêu Anh sẽ chăm sóc bà nội vào ban đêm.
Hai gia đình sống cách nhau rất xa. Trang Siêu Anh năm nay phụ trách lớp tốt nghiệp. Mỗi sáng đều phải lên lớp tự học với học sinh còn Hoàng Linh cũng thường xuyên làm ca sáng. Phương án để bất kỳ ai trong hai người chuyển đến ở đều không thực tế.
- Bà nội đề nghị để Trang Tiểu Đình tạm thời chuyển đến nhà bà: "Mẹ cần uống nước và dùng bô vào ban đêm. Tiểu Đình còn nhỏ, ngủ nhẹ, tiện chăm sóc mẹ hơn."
Ông bà nội rất trọng nam khinh nữ, ngầm đồng ý để Trang Ái Quốc và Trang Ái Hoa bắt nạt Trang Tiểu Đình. Hoàng Linh nhìn Trang Siêu Anh, hy vọng chồng sẽ phản đối.
- Trang Siêu Anh động lòng, bàn với Hoàng Linh: "Tiểu Đình sáng sáng đi xe buýt về xưởng dệt học, ở nhà ăn cơm trưa. Buổi chiều anh tan ca, đạp xe đưa con bé về nhà ông bà nội. Cực khổ thì có cực khổ một chút nhưng chỉ là tạm thời, một hai tháng trôi qua rất nhanh"
- Lời nói và hành động của ông nội luôn thể hiện phong thái người đứng đầu gia đình: "Ông bà sức khỏe không tốt tạm thời. Các con là thế hệ sau, lúc này nên tập trung lại và chăm sóc ông bà, người lớn tuổi thật tốt"
- Bà nội một cách tự nhiên thể hiện sự coi thường đối với Trang Tiểu Đình: "Tiểu Đình đến đây còn có thể giúp dì làm một số việc nhà."
Dạ dày của Hoàng Linh lại co thắt từng cơn, cô ấy biết rằng trong lòng mình lại dâng lên cảm giác căm ghét đối với bố mẹ chồng.
Hoàng Linh chưa bao giờ cãi lại cha mẹ chồng trực tiếp. Khi mới cưới, cô lo lắng Trang Siêu Anh sẽ khó xử giữa mẹ chồng và con dâu vì vậy đã tự nguyện nuốt hết tất cả ấm ức vào trong. Khi hai đứa trẻ ra đời, những ấm ức ngày càng nhiều. Cô bắt đầu than vãn và cãi vã với chồng. Tuy trong lòng đầy sự oán giận và chán ghét nhưng cô luôn kìm nén cảm xúc của mình. Chưa bao giờ để lộ cảm xúc thật trước mặt cha mẹ chồng, cũng chưa từng cãi nhau với Trang Siêu Anh trước mặt họ.
Giờ đây, trước mặt cha mẹ chồng và em trai cùng em dâu. Hoàng Linh càng không thể nhảy lên cãi nhau với chồng. Cô không muốn gia đình xấu hổ, không để Trang Cam Mỹ và em dâu thấy mình là trò cười.
- Trong lúc cấp bách, Hoàng Linh bỗng nhớ lại lời Lâm Vũ Phong đã nói khi anh ta chặn đường ống nước gây ngập cả hai sân. "Nếu ngập thì cùng ngập, họ đã khoét lỗ trên tường thì phải cùng chịu trách nhiệm"
- Hoàng Linh suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nói: "Trời lạnh như thế này, hai nhà lại cách xa nhau, Tiểu Đình đi lại học hành rất vất vả, lại không an toàn."
- Hoàng Linh nhanh chóng quyết định: "Chấn thương xương cốt phải mất cả trăm ngày, chạy qua chạy lại như vậy không ổn đâu. Thế này nhé, chúng con đón mẹ về, mẹ sẽ ngủ trong phòng nhỏ của Tiểu Đình. Tiểu Đình sẽ ngủ cùng chúng con trên giường lớn, cả nhà cùng chăm sóc mẹ."
Trang Siêu Anh mượn một chiếc xe ba bánh, quấn bà nội thật chặt đưa bà về nhà. Sau đó theo sắp xếp của Hoàng Linh, để bà nội ở trong phòng nhỏ của Tiểu Đình.
Chưa đầy hai ngày sau khi bà nội chuyển đến. Trang Siêu Anh đã nhận ra công việc này không hề dễ dàng. Nấu ăn, giặt giũ, giúp bà nội vệ sinh, đi vệ sinh, đổ chậu đờm... những công việc nhà này thì cũng thôi, nhưng ngoài ra, cả gia đình ăn không ngon, ngủ không yên.