Chu Phỉ cảm nhận rõ rệt về làn da của bà cụ, nhăn nheo, mềm mại.
Đến cái tuổi này Trần Đại Thanh vẫn thích chưng diện như cũ, trên mười ngón tay tô sơn móng tay màu hồng phấn, làn da của bà trắng ngần, đôi tay nhìn qua vẫn còn rất trẻ.
Bà nội đối xử tốt với Chu Phỉ thật lòng, Chu Phỉ có thể cảm nhận được điểm này.
Bà nắm tay cô rất lâu chưa buông, ánh mắt lúc nói chuyện nhìn vào mặt cô, biểu cảm cưng chiều.
Chu Phỉ cũng là lần đầu tiên cảm nhận được mình có thể được một một trưởng bối đối xử "khác biệt" như thế này, giống như cô là vật báu của đối phương, nâng ở trên tay sợ rơi.
Bà nội nói bà nằm mộng cũng muốn có một đứa con gái, tiếc rằng sinh ba đứa, tính cả người con đầu đã chết yểu, cả ba đều là con trai.
Bà trông cậy vào con trai có thể sinh một đứa cháu gái cho bà, nhưng hai đứa con trai đều sinh cháu trai.
Không phải trọng nữ khinh nam, cũng không phải trọng nam khinh nữ, nếu là có con trai có con gái có thể ghép thành một chữ tốt thì cũng coi như viên mãn*.
*Trong tiếng Trung chữ tốt (好)được ghép từ chữ nữ (女) và chữ tử - con trai (子).
Cuộc nói chuyện này cũng không tẻ nhạt.
Bà nội kể cho Chu Phỉ nghe rất nhiều chuyện liên quan tới Tạ Yển Xuyên, nói thuở nhỏ anh nghịch ngợm, tính cách ngang bướng, trêu ong chọc bướm.
Chu Phỉ phụ trách nghe, còn phụ trách ăn các loại đồ ăn vặt bà nội đưa qua.
Tạ Yển Xuyên đứng bên đài dảo rốt cuộc không nghe nổi nữa, đáp một câu: "Bà nội, bà không thể nói vài điều tốt về cháu ạ?" Anh đang làm sò huyết trần nước sôi, rửa sạch sò huyết bỏ vào nước sôi trần mấy giây sau đó vớt ra ngay lập tức, bảo trì cảm giác tươi ngon nhất.
Đây cũng là một món ăn cuối cùng, làm xong, Tạ Yển Xuyên gọi mọi người ăn cơm.
Bữa tối Tạ Yển Xuyên làm bốn món ăn một món canh, vậy mà lại đều là món Chu Phỉ thích ăn.
Đặc biệt nhất là món sò huyết cuối cùng kia.
Bà nội rốt cục nói một câu lời hay về Tạ Yển Xuyên, vẫn nắm tay Chu Phỉ như cũ, vừa dẫn cô đi phòng ăn vừa nói: "Mới sáng sớm A Xuyên đã đi chợ mua thức ăn, nói là tối nay cháu muốn tới, làm bà sướng phát điên lên ấy.
Thật ra mà nói thì trong chuyện đối nhân xử thế thì nó không có điểm nào để chê, cũng hiếu thuận." Tạ Yển Xuyên lại lại có ý kiến: "Bà nội, bà không thể bớt nói vài câu sao." Bà cụ không vui: "Nói cháu tốt cũng không được? Bà thấy cháu đúng là thợ rèn đi làm, không đập không được*." *Chơi chữ, thợ rèn đi làm thì thì phải đập sắt, còn Tạ Yển Xuyên thì phải ăn đập mới chịu.
Tạ Yển Xuyên tri kỷ kéo ghế ra đỡ bà cụ ngồi xuống, lời nói ra vừa nghe lại đã biết là qua loa: "Được được được, nhưng hiện tại bà phải ăn cơm trước đã." Anh cũng chưa nắm tay Chu Phỉ, bảo cô ngồi xuống chỗ bên cạnh mình.
Tạ Yển Xuyên giơ tay quệt mũi Chu Phỉ một cái, ý cười đầy mặt: "Cười ngây ngô gì thế? Không phải nói đói bụng rồi à?" Nếu không phải lúc ở trên lầu Chu Phỉ nói mình đói thì lúc này bọn họ có lẽ vẫn chưa xong chuyện đâu.
Chu Phỉ ngồi bên cạnh cười híp mắt nhìn cặp bà cháu này đấu võ mồm, loại chuyên này tuyệt đối không có khả năng xuất hiện ở nhà cô.
Ở chung không đến một giờ, tự nhiên Chu Phỉ cũng phát hiện bà cụ càng thú vị hơn so với tưởng tượng của cô.
Chu Phỉ quả thực rất đói, nhất là nhìn đồ ăn trước mặt, cực kỳ thèm ăn.
Nếu không phải vừa rồi tận mắt nhìn thấy Tạ Yển Xuyên bận rộn một phen, cô rất nghi ngờ một bàn đồ ăn này đều là gọi từ ngoài ship tới trực tiếp bày lên bàn.
Sắc hương vị đều đủ, hoàn toàn không kém so với trình độ nhà hàng cao cấp.
Tạ Yển Xuyên cũng không sốt ruột ăn, anh cầm một công cụ, bắt đầu bắt tay bóc sò huyết.
Sò huyết là một loại món ngon đặc sản tương đối đặc biệt của vùng duyên hải phía nam, cũng gọi là "sò"*, mỗi địa phương có cách gọi khác nhau.
Lột ra vỏ sò màu trắng, bên trong sẽ hiện ra một loại nước có màu như máu tiết ra.
Mới nhìn sẽ hơi khiếp người, hương vị lại cực kỳ ngon.
Chẳng qua có lẽ rất nhiều người trong lục địa ăn không quen, thậm chí người dân vùng duyên hải cũng không thích ăn.
*Nguyên văn 蛳蚶, là cách gọi của người vùng Quảng Đông, Quảng Tây.
Ngoài ra đoạn trên còn nhắc tới "lục địa", chỉ toàn bộ phần lãnh thổ Trung Quốc chịu sự quản lý của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, không tính Hồng Kông và Macao.
Tựa như món "ướp sống"* đặc sản vùng duyên hải, có một số người yêu đến chết đi sống lại, có một số người lại khó lòng lý giải.
*Ướp hải sản sống bằng một số loại gia vị rồi ăn mà không nấu chín.
Sò huyết ngoại trừ cách trần nước sôi thì cũng có thể chế biến bằng cách ướp sống.
Rốt cuộc Tạ Yển Xuyên cũng chẳng mấy tiếp thu được món ướp sống, như món sò huyết trần nước sôi này cũng thuộc về loại nửa chín, người dạ dày không tốt cũng không kiến nghị ăn nhiều.
Chu Phỉ lại cực thích món này.
Bỏ qua loại nước chấm thần thánh của riêng sò huyết, mùi vị chấm phong phú, bao gồm năm loại vị giác "Chua cay mặn ngọt đắng".
Loại gia vị đơn giản nhất chính là tỏi giã kèm thêm dấm, thậm chí căn bản không cần nước chấm.
Tạ Yển Xuyên bảo Chu Phỉ không cần động tay: "Anh bóc là được, đỡ phải làm bẩn tay em." Bà nội ngồi một bên cũng mở miệng nói: "Phỉ Nhi, chuyện bỏ sức cứ để cánh đàn ông con trai làm, cháu mau tới nếm thử xem đồ ăn A Xuyên làm có hợp khẩu vị của cháu không?" Bốn món ăn một món canh, ngoại trừ sò huyết, còn có sườn xào chua ngọt, cá vược hấp, rau cải xào, cộng thêm món canh trứng cà chua.
Bà nội múc cho Chu Phỉ một bát canh, để cô khai vị trước.
Chu Phỉ đâu chịu nổi loại đãi ngộ này, vội vàng cung kính nói cảm ơn.
Một bàn đồ ăn này, không nói phét tý nào, để là món Chu Phỉ thích nhất.
Cứ ăn uống kiểu này cô ngờ rằng ăn hai ngày là mình có thể mọc thêm không ít thịt.
Trên bàn cơm ở nhà họ Chu coi trọng việc lúc ăn không nói chuyện, khi còn bé Chu Phỉ đã nói một câu trên bàn ăn, bà nội trực tiếp dùng đũa đánh vào miệng cô, nói con gái con đứa ăn cơm không được nói chuyện.
Nhưng ở trong nhà Tạ Yển Xuyên không có quy củ này, bà nội Tạ Yển Xuyên thậm chí có một đống lời nói không xong.
Tạ Yển Xuyên nói với, thật vất vả trong nhà mới có khách, bà nội có thể nói đến tai người ta chai cả ra.
Nhưng giữa người và người ở chung với nhau chính là coi trọng chuyện hợp ý, bà nội thích nói, Chu Phỉ cũng thích nghe.
Chu Phỉ cảm thấy vô cùng tò mò đối với những chuyện xảy ra với bà nội, bà nội cũng dương dương đắc ý, nói những năm này số cầu mình đi qua còn nhiều hơn số con đường Tạ Yển Xuyên đi.
Cơm tối ăn từ hơn sáu giờ tới hơn tám giờ.
Nửa phần sau đồ ăn đã lạnh, cũng không ăn hết được.
Tạ Yển Xuyên chủ động đi thu dọn bát đũa, không quấy rầy bà nội và Chu Phỉ nói chuyện phiếm.
Chu Phỉ thấy Tạ Yển Xuyên dọn dẹp thì cũng theo phản xạ đứng dậy.
Bởi vì ở nhà họ Chu thì chuyện con gái rửa bát là việc hiển nhiên, con trai mới được ngồi trên bàn ăn uống rượu tán phét.
Tay Chu Phỉ vừa đụng tới bát đã bị Tạ Yển Xuyên vỗ nhẹ một cái: "Để anh."
Bà nội ở bên cạnh cũng kéo Chu Phỉ ngồi xuống: "Cháu để A Xuyên bận rộn là được, đàn ông con trai không làm việc nhiều hơn tý thì về sau không kiếm được vợ đâu." Tạ Yển Xuyên cũng không phản bác, ngược lại nói với Chu Phỉ: "Mấy việc này không thể để cho vợ làm được, em phụ trách nói chuyện phiếm với bà nội là được." Chu Phỉ cũng không muốn nghĩ nhiều đâu, nhưng mà lời Tạ Yển Xuyên nói mập mờ như vậy.
Nếu như cô thành vợ anh thật thì có phải cũng có thể chiếm lấy sự yêu chiều của bà nội không? Lần trước Tạ Yển Xuyên kể chuyện xưa mới kể tới một nửa, vào tối nay, Chu Phỉ rốt cuộc có thể nghe xong câu chuyện mới nghe được một nửa trước đó, còn may mắn là nghe từ chính nhân vật chính trong câu chuyện kể rõ.
Năm đó ở Hồng Kông, sau khi Trần Đại Thanh sinh con ra không lâu đã gặp được người nhà họ Tạ.
Có thể là ông trời có sắp xếp, lúc ấy người nhà họ Tạ đang đắm chìm trong nỗi đau mất con còn chưa đi ra được, ngoài ý muốn biết được Tạ Chi Húc có con, người một nhà mừng khôn kể xiết.
Tất cả mọi người ngầm hiểu mà không nói ra, kia có lẽ là ông trời lại cho nhà họ Tạ một cơ hội bù đắp.
Cho nên nhà họ Tạ lập tức đón Trần Đại Thanh về nhà, dốc lòng chăm sóc hai mẹ con bà.
Vào thời đại đó, Trần Đại Thanh rõ ràng cảm nhận được thế nào là mẫu bằng tử quý*.
Có thể nói là bà một bước lên trời, vừa tròn mười tám tuổi đã trở thành mợ chủ nhà họ Tạ được người người kính ngưỡng, từ đây không lo ăn mặc, cũng có hộ tịch Hồng Kông.
*Nguyên văn 母亲子贵 (mẫu thân tử quý), tác giả gõ sai, câu chuẩn là 母凭子贵 (mẫu bằng tử quý), nghĩa là địa vị của người mẹ trở nên cao quý nhờ con trai mình.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó, vận mệnh lại lần nữa mở một trò đùa với Trần Đại Thanh.
Sau khi Tạ Niệm Sinh con trai của bà sinh ra không lâu lại bị kiểm tra ra có bệnh tim bẩm sinh, cần phải trị liệu ngay.
Đoạn thời gian đó nhà họ Tạ tìm bác sĩ khắp nơi, thậm chí không tiếc cầu thần bái phật, nhưng vẫn không thể cứu vãn.
Tạ Niệm Sinh chỉ sống trên thế giới này một năm lẻ tám tháng đã rời khỏi nhân thế.
Đúng lúc gặp phải khủng hoảng tài chính, người cầm quyền nhà họ Tạ cũng từ đó bệnh không dậy nổi.
Một nhà họ Tạ to như vậy từ trên xuống dưới loạn thành một bầy.
Trần Đại Thanh vừa tròn hai mươi tuổi cũng không ngồi yên được nữa, bà nhịn xuống nỗi đau mất con, mang theo cha chồng tìm thầy xem bệnh, cũng đồng thời bắt đầu làm quen với chuyện làm ăn của nhà họ Tạ.
Khi đó, anh họ của Tạ Chi Húc biết được cảnh ngộ của nhà họ Tạ, vội vàng về nước thăm viếng.
Không ngờ rằng, lần đầu tiên Trần Đại Thanh nhìn thấy Tạ Minh lại khóc lóc thảm thiết.
Tạ Minh và Tạ Chi Húc chênh lệch bảy tuổi, thậm chí còn là quan hệ anh em họ, nhưng hai người kia lại có khuôn mặt cực kỳ tương tự.
Thời gian đã qua đi suốt bốn năm, khi Trần Đại Thanh lại nhìn thấy "Tạ Chi Húc" lần nữa, bà khóc đến nước mắt đầy mặt, cũng mất hết quy củ lễ nghi, dùng sức ôm "Tạ Chi Húc" trước mặt rất lâu không buông tay.
Được người bên cạnh nhắc nhở, Trần Đại Thanh mới biết được mình nhận lầm người, vội vàng nói xin lỗi.
Tạ Minh biểu hiện ra hào phóng và giáo dưỡng, cũng không ngại mình bị mình bị xem như "người thay thế".
Thậm chí.
Lần đầu tiên ông nhìn thấy Trần Đại Thanh đã biểu hiện ra sự kiên nhẫn và tính tình tốt, khác biệt với khi đối xử với người khác.
Sau đó, Tạ Minh ở lại Hồng Kông.
Ông không chỉ chủ động hỗ trợ chăm sóc hai cụ nhà họ Tạ, đồng thời cùng quản lý chuyện buôn bán của nhà họ Tạ với Trần Đại Thanh.
Thường xuyên qua lại, Trần Đại Thanh và Tạ Minh không chỉ thành đồng bạn tốt trong công tác, Tạ Minh cũng thành trụ cột trong sinh hoạt của Trần Đại Thanh.
Nếu như nói Tạ Chi Húc là ánh trăng sáng trong lòng Trần Đại Thanh, vậy Tạ Minh chính là thầy dạy trong cuộc sống, dẫn Trần Đại Thanh cùng nhau trưởng thành.
Thuở nhỏ Tạ Minh lớn lên ở nước ngoài, tư tưởng và kiến thức hơn xa tất cả mọi người Trần Đại Thanh nhận biết.
Mỗi lần Trần Đại Thanh nhìn khuôn mặt tương tự Tạ Chi Húc của Tạ Minh thì kiểu gì cũng sẽ nhớ tới Tạ Chi Húc.
Nghĩ đến Tạ Chi Húc cũng từng dạy bà học chữ, nói cho bà nghe thế giới bên ngoài có bao nhiêu khác biệt, nói cho bà tư tưởng không nên bị giam cầm...! Hai người Tạ Minh và Tạ Chi Húc quá nhiều điểm tương tự, cũng thường xuyên khiến Trần Đại Thanh lẫn lộn, rốt cuộc người trước mắt có phải người trong trí nhờ của bà hay không.
Tạ Minh đã đến tuổi tự lập lại chưa từng lập gia đình, nhà họ Tạ bèn thúc đẩy cuộc hôn nhân của ông và Trần Đại Thanh.
Nói bằng lời của Trần Đại Thanh thì, bà hoàn toàn là mơ mơ hồ hồ kết hôn với Tạ Minh, đời này cũng trôi qua mơ mơ hồ hồ.
Bởi vì bà không biết mình rốt cuộc là vẫn yêu Tạ Chi Húc, hay là yêu Tạ Minh giống với Tạ Chi Húc.
Xưa nay Tạ Minh cũng không hỏi Trần Đại Thanh có yêu ông hay không.
Trên dưới người nhà họ Tạ đều biết Tạ Minh kiêu ngạo ngông nghênh, đã từng tuyên bố đời này cũng sẽ không bước vào thế tục vùi vào hôn nhân.
Nhưng Tạ Minh đối xử với Trần Đại Thanh tốt như vậy, thậm chí căn bản không sợ ánh mắt thế tục mà kết hôn với bà, cho bà một trong những hôn lễ xa hoa nhất khi đó.
Sau khi cưới, trong sinh hoạt Tạ Minh ngoan ngoãn phục tùng Trần Đại Thanh, trong công việc tận tâm dẫn dắt bà.
Đời này hai người chưa bao giờ xảy ra tranh cãi, mãi cho đến khi Tạ Minh mất, có một ngày ông ngồi trên xe lăn nhìn lá phong ở Canada, hỏi Trần Đại Thanh: "Trong lòng bà còn nhớ Chi Húc không?" Trần Đại Thanh bỗng nhiên khóc không thành tiếng.
Tạ Minh chỉ vỗ nhẹ lên tay Trần Đại Thanh, bảo bà cúi người, như vậy ông có thể ôm lấy bà.
Ông cũng không ngại có phải mình bị xem như một người thay thế không, cho dù là người thay thế, giữa bọn họ cũng có tình yêu.
Tạ Minh cao tuổi tật bệnh quấn thân, chỉ sợ không thể lại làm bạn Trần Đại Thanh đi tiếp đoạn đường này...! Chẳng biết lúc nào Chu Phỉ đã ngồi xuống thảm bên cạnh ghế sô pha, ngửa đầu nghe bà nội kể chuyện xưa, hốc mắt đỏ bừng.
Cô nghe từng chuyện xảy ra trong cuộc đời bà, giống như đang xem một bộ điện ảnh bom tấn cấp sử thi, bùi ngùi không thôi..