Tống Y

Chương 443: Đối chọi gay gắt



Đám quan văn đều buồn bực. Mới rồi còn đang tranh cãi tưng bừng về đãi ngộ, đề cao địa vị của các võ tướng. Tại sao bây giờ Thái Hoàng Thái Hậu lại đổ ngột chuyển đề tài, lại muốn phong quan cho Đỗ Văn Hạo sao? Hơn nữa Đỗ Văn Hạo đã là Trấn Quốc công địa vị cao quý, phong nữa thì lên Vương gia sao? Vì sao lại phong hắn?

Chỉ có Tư Mã Quang, Thái Xác và mấy lão cựu thần đa mưu túc trí mới âm thầm cảm thấy có gì bất ổn. Thái Hoàng Thái Hậu tuyệt đối không vô duyên vô cớ dùng tới thủ đoạn này. Nhất định là Thái Hoàng Thái Hậu có mục đích của mình.

Không để mấy người đó kịp trấn tĩnh lại, Đỗ Văn Hạo đã bước ra khỏi hàng, quỳ rạp xuống đất.

Cao Thao Thao cao giọng nói: "Bạch Y Xã mưu đồ phản nghịch. Tây Hạ cũng liên tục phái gian tế vào Đại Tống chúng ta thu thập tin tức tình báo, lôi kéo làm sa ngã quan lại chúng ta, âm mưu tiến hành phản loạn, xúi giục các hành động phá hoại. Những loạn thần tặc tử mang trong lòng kế hoạch nham hiểm cũng rục rịch ngóc đầu dậy. Để đảm bảo giang sơn Đại Tống chúng ta trường tồn, Ai gia quyết định thành lập cục an toàn quốc gia, phong khanh làm Đề cử cục an toàn quốc gia".

Đỗ Văn Hạo vội vàng dập đầu tạ ơn. Lần này Cao Thao Thao xử dụng từ ngữ hiện đại là do Đỗ Văn Hạo dạy nàng khi trước. Trí nhớ của Cao Thao Thao rất tốt nên nàng nói không sai từ nào.

Văn thần võ tướng trên đại điện không biết cục an toàn quốc gia này là gì, càng không hiểu Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao tuyên bố thành lập một đơn vị như vậy là có mục đích gì nên chăm chú nhìn nàng.

Cao Thao Thao nói tiếp: "Cục an toàn của các ngươi phụ trách truy bắt phạm nhân phạm mười trọng tội, mưu thoán nghịch đại bất kính, tiết lộ bí mật đất nước, phạm tội tư thông với kẻ thù làm tổn hại giang sơn xã tắc, tiến hành truy bắt, thẩm vẫn gián điệp Tây Hạ và Đại Liêu phái vào nước ta. Tóm lại phàm những việc gì ảnh hưởng tới sự an nguy của đất nước đều là những vụ việc nằm trong sự quản lý của các ngươi, do các ngươi phụ trách. Bất kỳ kẻ nào phạm tội gây nguy hại tới an toàn đất nước, tham ô, không làm tròn chức trách, những vụ án này các ngươi có thể độc lập điều tra, bắt giữ, thẩm vấn cùng xét xử cũng như thực hiện. Bộ Hình, Đại Lý Tự và Ngự Sử đài không có quyền quản lý những vụ án này, không được cản trở các ngươi".

Ngay khi Cao Thao Thao nói xong, tất cả quần thần chấn động. Khắp đại điện vang lên tiếng bàn tán to nhỏ.

Cao Thao Thao thành lập cục an toàn quốc gia này không chỉ có phụ trách những vụ án mưu phản, thoán nghịch mà còn cả những vụ án bình thường, thậm chí còn trao quyền là chỉ cần đó là một vụ án thì cục an toàn quốc gia cũng có quyền nhúng tay vào. Cục an toàn quốc gia không chỉ có quyền điều tra độc lập, truy bắt, thẩm vấn mà còn trực tiếp xét xử. Quyền lực này lớn tới mức làm kẻ khác phải kinh sợ.

Người đầu tiên biến sắc là Ngự Sử trung thừa Lý Thường. Ông ta bước ra khỏi hàng, lạnh lùng nói: "Thái Hoàng Thái Hậu, tuyệt đối không thể được. Nếu như trao cho cục mới này quyền lực lớn lao như vậy thì chỉ e sẽ hoàn toàn lấn át tam tỉnh lục bộ. Thậm chí quyền lực còn vượt qua Tể Chấp, gây nguy hiểm cho Hoàng quyền".

Các đại thần đều gật đầu. Mấy đại thần đang định bước ra khỏi hàng khuyên nhủ Cao Thao Thao, không ngờ Cao Thao Thao đã lạnh lùng nói tiếp: "Đỗ ái khanh. Ai gia ban thưởng cho ngươi Thượng Phương bảo kiếm. Khi chấp hành nhiệm vụ , kẻ nào dám dựa vào thế lực chống lại, chém. Đối với quan lại từ tam phẩm trở xuống sau khi kiểm tra chứng thực phạm tội thì có thể tiền trảm hậu tấu. Quan lại từ nhị phẩm trở lên tới trọng thần và Vương công sau khi điều tra rõ tội trạng hãy bẩm báo cho Ai gia định đoạt".

"Thần tuân chỉ!".

Tiêu công công ở bên cạnh cầm một thanh bảo kiếm đi xuống đưa cho Đỗ Văn Hạo.Sau khi Đỗ Văn Hạo dập đầu, hai tay hắn cung kính nhận bảo kiếm.

Cao Thao Thao lại nói: "Mặt khác, Ai gia uỷ quyền cho khanh thành lập một đội quân đặc chủng phản ứng nhanh, đảm nhiệm nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, đồng thời phụ trách giải quyết những sự vụ phát sinh ở kinh thành. Khanh đảm nhiệm Đô Chỉ Huy Sứ của đội quân đặc chủng này".

"Vi thần tuân chỉ" Đỗ Văn Hạo cao giọng nói.

"Bình thân".

"Tạ ơn Thái Hoàng Thái Hậu!".

Đỗ Văn Hạo đứng dậy, cầm bảo kiếm trước ngực, quay trở lại hàng võ tướng.

Tiếng bàn tán của quần thần càng lúc càng to, bùng nổ như tiếng nổ của chiếc nồi hơi vậy.

Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao vẫn im lặng lắng nghe.

Khi tiếng bàn tán quá to, Cao Thao Thao đưa mắt nhìn Tiêu công công ở bên cạnh. Tiêu công công hiểu ý, ông ta đi ra trước điện, cất giọng the thé, lạnh lùng: "Chư vị đại nhân. Có chuyện gì thì từng người một nói. Đây là triều đình chứ không phải cái chợ".

Thời Tống việc thảo luận rất dân chủ. Hoàng thượng và các đại thần thường xuyên đấu võ mồm, tranh cãi với nhau. Những trận tranh cãi tưng bừng, long trời lở đất không phải là hiếm nhưng chẳng qua là chuyện này cũng nên từng người một nói nên các quần thần đều im lặng.

Ngự Sử trung thừa Lý Thường cao giọng nói: "Vi thần thấy Thái Hoàng Thái Hậu khăng khăng cố chấp, kiên trì áp đặt. Cách làm này bỏ qua tất cả các nha môn. Vi thần có cảm giác rất đau lòng. Cung thỉnh Thái Hoàng Thái Hậu thu hồi thánh mệnh. Nếu không vi thần xin cáo lão hồi hương. Xin Thái Hoàng Thái Hậu ân chuẩn".

Lý Thường là nguyên lão tam triều. Bây giờ ông ta dùng tới biện pháp cáo quan để khuyên can thì lập tức khiến không khí trong đại điện như đông cứng lại. Hai bên đã rút đao sáng loáng. Các quần thần yên lặng nhìn xem bên nào sẽ nhượng bộ.

Hữu Tể tướng Thái Xác liếc mắt nhìn tả Tể tướng Vương Giai bên cạnh. Ông ta thấy hai mắt Vương Giai nhắm lại, hay tay cầm hốt, chắp lại giống như một lão tăng đang tham thiền nhập định ( Cái hốt, ngày xưa vua quan ra chầu đều cầm cái hốt, hoặc làm bằng ngọc, hoặc làm bằng tre, ngà, có việc gì định nói thì viết lên giấy để phòng cho khỏi quên. Ðời sau hay làm bằng ngà voi mà chỉ các quan cầm thôi ). Trong lòng Thái Xác đã sớm tính toán rất nhiều lần. Ngay từ khi Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao bộ lộ thái độ kiên quyết của mình, ông ta đã linh cảm có chuyện. Ông ta biết quyết định này của Thái Hoàng Thái Hậu không phải chỉ là hứng lên lúc nhất thời. Lựa chọn tuyên bố lúc các đại thần đang yêu cầu huỷ bỏ đề cao địa vị và đãi ngộ với binh lính cũng tuyệt đối không phải sự trùng hợp mà là cố ý với mục đích riêng.

Bây giờ Thái Hoàng Thái Hậu thành lập một nha môn khác độc lập quyền tư pháp, hành pháp, cũng trao nha môn có quyền lực rất lớn này cho đại thần thân tín nhất là Đỗ Văn Hạo. Con người này từ quan tứ phẩm thăng tiến thẳng lên tới Trấn Quốc công, tam nha Đô Điểm Kiểm, bây giờ lại còn được giao phụ trách thành lập một đội quân đặc chủng. Mục đích hiển nhiên là Thái Hoàng Thái Hậu muốn trợ giúp cho việc cải cách quân đội.Dưới tình huống kiểu này, nhất định không thể ngang ngạnh đấu với Thái Hoàng Thái Hậu vì vậy Thái Xác quyết định toạ sơn quan hổ đấu, lấy bất biến ứng vạn biến. Lúc này điều quan trọng nhất là bảo vệ được vị trí Tể Chấp nên Thái Xác cũng học Vương Giai, tay cầm hốt, chắp lại giống như một lão tăng nhập định.

Tư Mã Quan lại không phải là con người chỉ biết bo bo giữ mình. Ông ta luôn tuân thủ đạo lý thấy bất bình ra tay. Đặc biệt ông ta rất bất bình với việc Thái Hoàng Thái Hậu thành lập một nha môn có quyền hành áp đảo tất cả các nha môn khác, lại còn thành lập một đội quân đặc chẳng mạng mẽ làm hậu thuẫn. Đối với triều đình đây không phải là điều tốt khi thành lập một nha môn có quyền lực quá lớn.

Bây giờ nguyên lão tam triều Lý Thường dùng cách cáo quan can gián, Tư Mã Quang cảm thấy trong lòng chấn động, nhiệt huyết lên cao. Ông ta ho khan một tiếng, đang định bước ra khỏi hàng khuyên can thì nghe thấy Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao khẽ hỏi: "Lý ái khanh, Ai gia hỏi khanh, khanh quả thực muốn từ quan sao?"

Lý Thường thầm hạ quyết tâm, ông ta trầm giọng nói: "Dạ! Xin Thái Hoàng Thái Hậu ân chuẩn".

"Được. Ai gia ân chuẩn cho khanh cáo lão hồi hương. Lập tức có hiệu lực. Hôm nay hoàn thành việc bàn giao công việc".

Triều Tống cực kỳ chú trọng lễ nghi. Việc tiếp nhận sắc phong cùng cáo lão hồi hương đều thực hiện theo quy trình ba thỉnh, ba giữ. Khi triều đình sắc phong một viên quan đảm nhiệm chức vụ gì cũng phải ba mời. Viên quan đó phải dâng biểu từ chối hai lần. Khi triều đình yêu cầu lần thứ ba mới miễn cưỡng đồng ý. Đây chính là hình thức đã được ước định như vậy để chứng tỏ sự khiêm nhường của viên quan đó. Đối với quan lại cáo lão hồi hương, triều đình cũng giữ lại hai lần. Khi viên quan dâng biểu thỉnh cầu lần thứ ba mới miễn cưỡng đồng ý để tỏ vẻ triều đình coi trọng người cáo lão.

Chính vì nguyên nhân có quy củ này nên Lý Thường mới dám thẳng thừng thỉnh cầu như vậy. Ông ta vốn nghĩ rằng Thái Hoàng Thái Hậu sẽ tuân theo tam lưu, không ngờ mới chỉ lần đầu đã ân chuẩn. Hơn nữa Thái Hoàng Thái Hậu còn bắt ông ta lập tức từ quan nên lập tức choáng váng, hoa mắt.

Văn võ bá quan trong triều sợ tới ngây cả người. Tất cả ai cũng đều biết Lý Thường chỉ là cậy già lên mặt, dùng cách từ quan để bức Thái Hoàng Thái Hậu thu hồi thánh mệnh đã ban nhưng không ai ngờ Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao không để ý gì tới tục lệ cũ, ân chuẩn ngay lập tức cho Lý Thường cáo lão hồi hương.

Lý Thường thoáng run rẩy người. Thực lòng ông ta cũng không muốn ẩn cư. Dù ông ta là nguyên lão tam triều nhưng tuổi còn ít hơn cả Vương Giai mấy tuổi. Sức khoẻ ông ta cũng không có vấn đề gì, làm gì có chuyện muốn ẩn cư. Ông ta chỉ dùng nó gây sức ép mà thôi. Khi Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao nói xong ông ta bước lên hai bước, khom người nói: "Thái Hoàng Thái Hậu, ý của lão thần…".

Cao Thao Thao không để ý tới Thái Xác, nàng lạnh lùng nói: "Tư Mã ái khanh tiến lên nghe phong".

Tư Mã Quang thoáng sửng sốt. ông ta không ngơg Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao lại sắc phong cho mình. Bản thân ông ta cũng không biết mình sẽ được phong chức quan nào.

Sau khi Vương An Thạch thi hành biến pháp. Tư Mã Quang là nhân vật tiêu biểu của phe bảo thủ. Vì nguyên nhân phản đối biến pháp nên ông ta bị biếm quan chỉ còn lưu lại chức vị Tư Chính điện học sĩ. Ông ta cũng biết Thái Hoàng Thái Hậu là thủ lĩnh của phe bảo thủ phản đối biến pháp, một khi nắm quyền trong tay nhất định sẽ trọng dụng những người của phái bảo thủ nhưng ông ta thực sự không biết Thái Hoàng Thái Hậu sử dụng mình thế nào. Bây giờ nghe Thái Hoàng Thái Hậu muốn phong cho mình, ông ta vừa mừng vừa sợ, lập tức vứt bỏ chuyện muốn hát phụ hoạ với Lý Thường sang một bên. Tư Mã Quang bước ra khỏi hàng, quỳ xuống dập đầu.

Cao Thao Thao không trực tiếp tuyên bố bổ nhiệm ngay. Nàng lại cao giọng nói: "Thái Xác, Thái ái khanh tiến lên nghe phong".

Nghe vậy, lòng Thái Xác rét run. Ông ta đã là hữu Tể tướng, chức quan chỉ còn thấy hơn tả Tể tướng Vương Giai. Lúc này Vương Giai vẫn chưa bị bãi miễn nên không thể có chuyện cướp đoạt quyền. Khi ông ta nghe Thái Hoàng Thái Hậu nói bản thân mình tiến lên nghe phong, ông ta liền hiểu lần này chỉ có xuống chứ không có lên. Thời cổ đại cho dù bị bãi quan cũng phải tiến lên nghe phong, thậm chí còn phải dập đầu tạ ơn.

Thái Xác buồn rầu bước ra khỏi hàng, quỳ xuống.

Cao Thao Thao nói: "Ngự Sử trung thừa Lý Thường cáo lão hồi hương. Thái ái khanh là người trung hậu, bênh vực lẽ phải, có thể đảm nhận chức vị này. Nay khanh thay thế Lý Thường, Lý ái khanh, nhậm chức Ngự Sử trung thừa".

Mặc dù chức quan Ngự Sử trung thừa cũng alf trọng thần trong triều nhưng không thuộc nhóm Tể Chấp. Thái Xác là hữu Thừa tướng nay điều sang nhậm chức Ngự Sử trung thừa nên đương nhiên bị hạ chức.

Trong lòng Thái Xác quả thực không có cảm xúc nào. Ông ta biết bản thân mình ủng hộ biến pháp cảu Vương An Thạch. Sau khi Thái Hoàng Thái Hậu bước lên vũ đài chính trị đã huỷ bỏ toàn bộ biến pháp. Ông ta đã biết bản thân mình sẽ có ngày này nhưng ông ta không ngờ nó lại tới một cách cay đắng như vậy. Trong lòng dù đang rất chua xót nhưng vẫn còn phải dập đầu tạ ơn.

Cao Thao Thao lại nói: "Tư Mã ái khanh. Nay Ai gia phong khanh làm hữu Thừa tướng kiêm Hoàng thượng thị độc ( người hầu cận )".

Văn võ bá quan lắp bắp kinh hãi. không ai ngờ Ngự Sử trung thừa Lý Thường không đồng ý với biến pháp của Thái Hoàng Thái Hậu dùng cách từ quan ép buộc, Thái Hoàng Thái Hậu lại lập tức đồng ý rồi ngay lập tức tiến hành thay đổi chức quan. Một chiêu giết gà doạ khỉ, gõ sơn chấn hổ này đã chế ngự được tất cả văn võ bá quan dưới điện.