Triêu Tần Mộ Sở

Chương 10



Ngày thứ hai dù chưa đến phiên hưu mộc*, Sở Du cũng vẫn xin nghỉ ngơi. Trần ngự y hôm qua sau khi xem bệnh, từng cho người lưu lại căn dặn, chỉ nói Sở Du năm đó thời điểm sinh Chân Nhi không khỏi tổn hại tới căn cơ thân thể, thai nhi trước mắt này hai tháng đầu chưa từng chăm sóc chu đáo, muốn thuận lợi sinh sản sợ là phải dưỡng thai không ngừng.

*Hưu mộc: Lệ ngày xưa làm quan cứ mười ngày được nghỉ một lần để tắm gội. 

Đêm đến, Sở Du uống thuốc an thần dưỡng thai, hiếm khi nào lại ngủ sâu như vậy, đợi hôm sau tỉnh lại, ngoài cửa sổ trời đã sáng choang. Lúc này mới vén rèm, gọi người đến hầu hạ rửa mặt.

Đại nha hoàn Thu Nguyệt sai một nha đầu trong phòng bưng nước tiến đến, thấy Sở Du muốn đứng dậy, không khỏi khuyên nhủ: “Nhị gia sao không nghỉ ngơi tiếp, hôm qua Trần ngự y nói rồi, trước mắt thân thể ngài phải tĩnh dưỡng mới được.”

Sở Du khoát tay áo: “Tĩnh dưỡng cũng không phải cứ nằm mới được, Chân Nhi đâu?”

Thu Nguyệt nói: “Cô nương tới Tiểu Nam Hiên*.”

*Hiên: Phòng đọc sách.

Tiểu Nam Hiên là thư phòng Sở Du cố ý an bài cho Chân Nhi, nơi đó bên ngoài là rừng trúc, bên trong hướng về mặt trời, thích hợp nhất cho việc đọc sách viết chữ. Thường ngày kể cả lúc hưu mộc, Sở Du cũng sẽ đích thân dạy Chân Nhi đọc sách.

Sở gia mấy đời trâm anh, là gia đình vương giả trăm năm xa hoa, có điều những năm này nhân khẩu ít dần, cũng  chỉ đành than thở hưng vong có mệnh. Dù là như thế, tổ tiên Sở gia đã dưỡng ra ba vị đế sư, bốn vị các tướng, những gia tộc có học nhiều đời như thế này trong những thế gia vọng tộc tại thượng kinh không phải hàng đầu thì cũng là hàng thứ hai.

Chân Nhi tuổi nhỏ, Sở Du chuẩn bị đợi nàng sau bảy tuổi sẽ đưa đi học chữ cùng các gia tộc khác, trước mắt hắn cho mời tây tịch* dạy bảo nàng tại nhà. Tây tịch tiên sinh là môn sinh của Sở Mính Đại học sĩ, bây giờ đang nhậm chức tại Quốc Tử Giám. Sở Du đề cử vị tây tịch này với huynh trưởng, tất nhiên không chút nghi ngờ, vị tây tịch này vô luận là phẩm hạnh hay là học thức, đều thuộc hàng đầu. Có điều mấy ngày nay tiên sinh trong nhà có chuyện phải trở về quê, việc học của Chân Nhi cũng tạm thời gác lại.

*Tây tịch (ghế tây, ghế khách): tên gọi khách hoặc gia sư, thời xưa chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây – QT.

Sở Du rửa mặt xong, liền đi tới Tiểu Nam Hiên tìm Chân Nhi. Cách thật xa, liền nghe thấy giọng trẻ con non nớt, ra vẻ đang học thuộc lòng: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng Hoang. Nhật nguyệt doanh trắc, thần túc liệt trương. Hàn lai thử vãng, thu thu đông tàng…”

*Câu này nằm trong “Thiên Tự Văn”.

Bình giải (tạm dịch – link bản gốc bên dưới):

Trời thì đen, đất thì vàng, con người thì ở giữa trời đất. Từ lúc khai thiên lập địa, đất trời rất rộng lớn còn con người lại thưa thớt. 

Nhật và nguyệt là hai hành tinh lớn nhất trên trời, mỗi ngày lên xuống có thứ tự, tháng cũng dư hoặc thiếu cố định. Sao trời phân bố làm 12 cung. 

Ánh sáng mặt trời dài ngắn biến động hình thành nên nóng lạnh, con người căn cứ vào đó mà có bốn mùa chuyển dịch, sắp xếp các hoạt động nông nghiệp. Thu thì thu hoạch, đông thì tàng trữ lương thực.

Nóng lạnh một lần là coi như một năm, trăng tròn trăng khuyết là coi như một tháng, một năm bằng mười hai tháng dư, tích lũy dần thành tháng nhuận.

Những quy tắc khác biệt này có thể trắc địa tiết khí, điều tiết âm dương. Nguồn: link 

Ánh mắt Sở Du trở nên nhu hòa, đưa tay đẩy cửa đi vào.

Tiểu Nam Hiên bày biện có chút đơn giản, nhưng nếu nhìn thật kỹ, sẽ nhìn thấy huyền cơ bên trong. Bàn đọc sách kia là làm từ gỗ tử đàn*, giá đỡ phía dưới bàn là gỗ mun trạm trổ theo lối bác cổ**, mỗi một kiện đồ sứ bày biện bên trên đều có giá trị liên thành, trên trác án(bàn dài) là đồ rửa bút khắc hoa làm từ phỉ thúy, chặn giấy mã não mạ vàng, thủ lô(đồ để sưởi tay) cẩm thạch tráng men, bút lông tử hào*** làm bằng thanh trúc, không có cái nào là không thuộc hàng tinh xảo.

*Bản gốc là dùng cả cụm “tiểu diệp tử đàn mộc”, mình đoán bàn đọc sách đó là họ cắt ngang thân cây ra, chứ không phải là gỗ theo từng thớ từng lát.

**Bác cổ: lối vẽ bác cổ là cách vẽ lấy đồ cổ làm đề tài.

***Bút lông tử hào: loại bút lông nhỏ.

Trước trác án, hai cái đầu một lớn một nhỏ đang túm tụm một chỗ. Cái đầu nhỏ kia là của Chân nhi, một tay cầm sách, một tay chấp bút, nghiêng mái đầu nhìn người bên cạnh. Cái đầu lớn kia là của Tần Tranh, mái tóc dài vốn quen tán loạn lần đầu tiên được vấn lên hoàn toàn, lộ ra một khuôn mặt tuấn tú sáng láng, quần áo trên người cũng được ăn mặc tử tế, không còn ỡm à ỡm ờ dựng ở đầu vai.

Tần Tranh đang cầm trên tay bút lông tử hào, rủ mắt viết gì đó, nghe thấy động tĩnh liền ngẩng đầu lên, lập tức nhìn thấy Sở Du đang từ bên ngoài tiến vào.

Sở Du hiện tại đang mặc trường bào gấm xanh thẫm, cả người như tùng như trúc, thẳng tắp lại thanh tú. Trước kia hắn thường mặc màu đậm bên trong, là bởi vì hắn tuổi còn rất trẻ, địa vị lại cao, khó tránh khỏi bị người khinh thị. Dùng những màu sắc trầm có thể lấp đi mấy phần mỹ lệ, lộ ra thêm chút ổn trọng. Thế nhưng ở trong nhà, đương nhiên không cần để ý quá nhiều, quần áo trên người càng tùy ý hơn. Cứ như vậy mà nói, ngược lại khí thế áp đảo không bằng trước kia, khiến người ta sinh thêm mấy phần phần thân cận.

“Cha!” Chân Nhi nhìn thấy Sở Du, vui vẻ kêu thành tiếng.

Sở Du mím chặt môi, khóe môi khẽ mỉm, tiến lên ngồi quỳ chân đối diện hai người, mắt nhìn xuống bàn: “Chân Nhi đang làm gì vậy?”

Chân Nhi hôm nay tâm tình nhìn vô cùng tốt, đôi mắt cong thành một vành trăng khuyết: “Cha lớn đang dạy con tập viết.”

Sở Du nghe vậy liền nhìn về phía Tần Tranh bên cạnh, vừa đúng lúc gặp Tần Tranh vừa mới viết xong một phần bút thiếp, dương dương đắc ý gác lại bút.

“Cha lớn viết xong rồi ạ?” Chân Nhi vui mừng tiếp nhận, định nâng bút viết phỏng theo.

Sở Du đưa tay đoạt đi chỗ bút thiếp từ chỗ Chân Nhi, cúi đầu nhìn thoáng qua. Thật thà mà nói, chữ Tần Tranh vô cùng đẹp, chữ viết mạnh mẽ, nét chữ cứng cáp, mỗi một nét bút đều là thiết họa ngân câu*, tựa như ẩn chứa thiên quân vạn mã, thanh thế khiếp người. Xem chữ phẩm người, có thể thấy được Tần Tranh vốn nên có tâm tính thế nào, chỉ tiếc…

*Thiết họa ngân câu: tranh làm bằng sắt. Ý nói nét chữ dứt khoát.

“Không được.” Sở Du trở tay cầm bút thiếp của Tần Tranh vỗ lên bàn, nói: “Chân Nhi không thích hợp với nét chữ này.”

Tần Tranh trừng mắt lạnh lùng nhìn hắn, có chút không phục nói: “Không thích hợp ở chỗ nào?”

Sở Du cầm tập bút thiếp trước kia Chân Nhi luyện, mở ra trước mặt Tần Tranh, nói: “Nét chữ của Chân Nhi là do huynh trưởng ta đích thân dạy, nét chữ của huynh trưởng từng được đánh giá là cốt cách sáng láng, nét nghiêng đẹp đẽ, tàng ẩn hàm súc, sáng sủa mạch lạc, khí vận sinh động, tác phong tiêu sái. Danh sĩ* Giang Nam, Trịnh Hạo** từng đề một câu: Nét chữ như thần châu thất truyền, sớm chiều thưởng ngoạn vẫn như tiên. Ta nguyện làm chó săn cửu tuyền, thay phiên học đạo ba nhà đó.” ***

*Danh sĩ: thời xưa chỉ những người rất có danh vọng nhưng không làm quan.

**Trịnh Hạo: ông này tên là thế này này “郑牅”, là một từ không thông dụng ngay cả với tiếng Trung cổ. Thực tế thì tôi cũng không tra được cái từ thứ hai là từ gì nữa. Bạn nào phiên âm được thì bảo tôi nhé.  

***Câu đầu tiên bỏ qua vì nghĩa của nó khá rõ ràng rồi. Còn câu sau nguyên văn thế này: “Ngã nguyện cửu tuyền vi tẩu cẩu, tam gia môn hạ chuyển luân lai.” (我愿九泉为走狗, 三家门下转轮来)

Đây vốn là câu của do nhà thư họa gia nổi tiếng hiện đại Trung Quốc là Tề Bạch Thạch viết trong “Lão Bình thi thảo”. Ông tự xưng mình muốn là “tẩu cẩu” (chó săn) cho ba vị đại sư mà ông vô cùng kính phục là Từ Vị, Chu Đáp, Ngô Xương Hạc. Từ đó mới có câu sau là nhắc đến “tam gia” (ba nhà). Ngày nay từ “chó săn” là để chỉ nghĩa tiêu cực, tuy nhiên ở thời cổ thì người xưa rất thích dùng từ này để tự nói về mình. Ý là một lòng theo thầy, kiên định học tập. Nguồn: link 

Nói đến đây, Sở Du liền vung tay ném tập bút thiếp của Tần Tranh vào ngực y, cong môi lạnh lùng nói: “Ngay cả danh sĩ thiên hạ đều cam tâm chỉ vì một chữ mà muốn làm môn hạ chó săn của huynh trưởng ta, xin hỏi Hầu gia ngươi lấy đâu ra tự tin, để cho Chân Nhi phải vứt bỏ sách vở của huynh trưởng, luyện tập theo chữ của ngươi.”

Tần Tranh bị Sở Du chặn họng, á khẩu không trả lời được, chút đắc ý vừa rồi trong nháy mắt liền tan thành tro bụi. Sở Du luôn luôn như vậy, y hận mà không chỗ ẩn núp, chỉ có thể nuốt xuống khẩu khí, sau đó thì khuôn mặt Sở Du vốn nên là cảnh đẹp ý vui trong mắt y cũng theo đó mà lộ vẻ đáng giận đến cực điểm.

Tần Tranh vốn muốn mở miệng nói mấy câu oán hận, bỗng nhiên nghĩ đến Sở Du hiện tại không thể so với thường ngày được, người mang thai tính tình nóng nảy một chút cũng không sao, đành phải khẽ cắn môi nuốt trở vào.

Thôi thì uống chén uất ức này, đời sau thề không cưới người Sở gia.

Tần Tranh mắt nhìn sản phẩm của Sở Mính, tất nhiên là nét chữ thuộc hàng tinh hoa, trong lòng vẫn là có chút không thuận, tiện tay từ phía sau trên giá sách cầm lấy tập thủ trát* mà Sở Du thường ngày vẫn lật giở, nói: “Nhị gia nói đạo lý đâu ra đấy như vậy, chắc hẳn nét chữ của Nhị gia cũng đẹp lắm đấy nhỉ?”

*Thủ trát: miếng gỗ nhỏ và mỏng dùng để viết chữ thời xưa. 

“Không cho phép nhúc nhích, đưa ta!” Sở Du từ trước đến nay chuyên trị các loại không phục bỗng dưng đột nhiên đứng dậy, làm bộ đưa tay muốn đoạt thủ trát trong tay Tần Tranh.

Tần Tranh vô thức một tay giữ lấy cổ tay Sở Du, lúc này mới phát hiện khuôn mặt Sở Du lại là trắng bệch, trong mắt tràn đầy kinh sợ cùng bất an, bị Tần Tranh chặn lại như vậy, thân hình Sở Du mất thăng bằng, cả người chúi xuống bàn.

Tần Tranh trong lòng cả kinh, cuốn sổ trong tay theo đó mà rơi xuống, vòng tay y đặt trên eo Sở Du vững vàng ôm hắn vào lòng.

Gió thổi qua cửa sổ, hoa hòe li ti cùng gió mát lặng yên quét qua chiếc bàn gỗ tử đàn, rơi trúng lên cuốn sổ vừa bị hất ra kia. Giữa những cánh hoa hòe nhỏ vụn như tuyết, thấy rõ đề một hàng chữ: “Năm tháng vụt qua hoa xác xơ, ngày vàng nay đã khuất xa mờ. Tìm đâu cho được người tri kỉ, ngắt cỏ đồng tâm kết vu vơ.”*

*Đây là những câu thơ của nhà thơ thời Đường tên Tiết Đào trong bài “Vọng xuân từ kỳ 3”.

Nguyên tác: “Phong hoa nhật tương lão, giai kỳ do miểu miểu. Bất kết đồng tâm nhân, không kết đồng tâm thảo.”

Dịch nghĩa: “Ngày tháng qua, gió thổi khiến hoa tàn tạ, Thời kỳ tươi đẹp xa xôi mịt mù. Không có người để kết tình, Vu vơ kết cỏ đồng tâm.”

Bản dịch thơ mình dùng là của Nguyễn Tâm Hàn.

Nguồn: link

Thư phòng tĩnh lặng đến mức dường như có thể nghe rõ cả âm thanh gió thổi hoa rơi, đầu óc Tần Tranh có chút trống rỗng, đáy mắt của y soi rõ nét chữ do chính tay Sở Du viết.

Từng chữ từng từ đều cứng cáp, thiết họa ngân câu.

Trên đời này liệu có nét chữ nào hoàn toàn giống hệt nhau hay không? Đương nhiên là có… Chỉ cần chịu dụng tâm,  ngày ngày viết, đêm đêm luyện, là có thể viết ra nét chữ thật giả khó phân. Thủ trát kia có chút ố vàng, có thể thấy rằng thời gian đã qua lâu.

Sở Du hắn… Từ trước đây rất lâu, đã học theo nét chữ của Tần Tranh.

Lâu đến mức ngay cả Tần Tranh cũng không cách nào tưởng tượng, trải dài từ những năm tháng tóc còn để chỏm, đến tận hôm nay khi đã nhược quán.

Hoàn chương 10