Viễn Cổ Hành

Chương 69: Bát cháo thử căn?



Edit: Dao Dao
Beta: Tiểu Tuyền

Mùa xuân lặng lẽ ra đi, bộ lạc Mông Tạp chào đón mùa hè đến, họ gọi mùa hè là “mùa nóng”, Lam Nguyệt cảm thấy mùa hè ở viễn cổ cũng không nóng lắm, mùa hè ở hiện đại vì hiệu ứng nhà kính nên nóng muốn chết, cả mùa hè Lam Nguyệt với Tiểu Tử đều ở lì dưới điều hòa, một khi ra ngoài chơi trong chốc lát, cả người liền ướt như dầm mưa vậy, ở thời viễn cổ này thì ngược lại không nóng đến thế, tuy vẫn rất nóng nhưng không đến tình trạng mồ hôi như mưa, Lam Nguyệt nghĩ nếu đến đại thử thời tiết cũng chỉ nóng thế này cũng tốt.

*đại thử: một trong hai mươi tư tiết của Trung Quốc, lúc tiết trời nóng nhất trong năm. Xem thêm:https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_th%E1%BB%AD

Mục vẫn mang theo Thanh Mộc ra, hướng về phía bên kia rừng Lạc Vụ mà đi tìm, Lam Nguyệt không ngăn cản họ, để họ đi cũng là khiến họ an lòng, dù sao trước kia Lợi Á cũng ở lại theo họ, Lam Nguyệt chỉ bảo Tô chuẩn bị cho họ thịt nướng với muối ăn, lại bảo Thạch cho họ bột thuốc cầm máu, dặn họ cẩn thận rồi tiễn họ rời bộ lạc.

Việc trồng trọt chăn nuôi trong bộ lạc đã đi vào quỹ đạo, Lam Nguyệt xem xét kê và khoai, chuẩn bị thu một đợt lương thực, tuy rằng không nhiều lắm, nhưng cũng tìm được phương pháp rồi, đợi thu hoạch xong lại gieo trồng trở lại, cuối thu còn có thể thu hoạch lần nữa, đến lúc đó cũng có hạt giống, có thể trồng trên diện tích rộng, Lam Nguyệt cũng nghiên cứu Thử căn, phát hiện ra rằng cũng có thể trữ lại, chỉ là thời tiết hiện nay mà đào ra ngoài thì mấy ngày là sẽ hỏng, mùa đông nhiệt độ hạ xuống thấp thì khoai mới khó hỏng, mới có thể dự trữ lại được.

Toàn bộ người trong bộ lạc chuyển vào ở trong nhà, mấy tòa nhà cho những người đàn ông độc thân cũng được xây xong, toàn bộ nhà gỗ được xây dựng tại bãi đất trống bên dòng nước, giờ ở bộ lạc trừ nhà Lam Nguyệt và Tô ở sát cạnh dòng nước, mấy nhà khác đều ở bãi đất đối diện, nhà của Thạch là gần nhất, Thạch thích nghiên cứu thảo dược, nên thường xuyên bắt động vật tới cho chúng ăn những thứ cỏ lạ, cho nên hắn ưa những khu vực yên tĩnh.

Già Lưu thường phàn nàn rằng đi tìm già Sơn để đánh cờ cũng phải đi thật xa, Thạch không thèm ngó tới ông luôn. Bộ lạc cũng dựa theo thiết kế của Lam Nguyệt trải hai đường đá, đất trồng cũng được trải đá toàn bộ, cho dù mưa xuống cũng sẽ không bị vừa bước ra khỏi cửa đã dính bùn đầy chân, hai già với bọn trẻ đều rất thích.

Tiểu Mãnh lớn cực nhanh, tới mùa hạ đã cao hơn Lam Nguyệt nhiều, hình thể cũng lớn lên nhiều lắm, đến mùa hè ngày ngày cứ trong chốc lát Tiểu Mãnh lại chạy ra sông hút nước phun lên thân, vì Tiểu Mãnh mà người trong bộ lạc mỗi ngày qua đó là bị phun nước một lần, nhưng quá nửa thơi gian Tiểu Mãnh vẫn ngâm mình trong sông, đặc biệt là vào buổi trưa, chắc chắn là ở trong sông, Lam Nguyệt lại bảo Trát Nhĩ nới rộng lán cho nó ở.

Tiểu Mãnh vẫn như xưa, chỉ thân thiết với Lam Nguyệt, chơi với Thạch, Trát Nhĩ hét một tiếng thì xìu xuống, vươn vòi làm nũng với Lam Nguyệt, Lam Nguyệt sẽ ngăn Trát Nhĩ đừng quát nó nữa, những người khác không tiếp cận nó, nó sẽ không quan tâm, cơ bản coi người khác là không khí, một khi lại gần nó, lập tức dựng lông, gầm lên tuu tuuu uy hiếp, nhưng không dám tấn công vì sợ Trát Nhĩ, Lam Nguyệt thường xuyên buồn cười hỏi Trát Nhĩ sao Tiểu Mãnh lại sợ hắn, Trát Nhĩ trả lời thẳng: không biết.

Sáng sớm hôm nay Lam Nguyệt dẫn mọi người đi thu hoạch lương thực, một nhóm đi đào khoai, nàng dạy họ thu hoạch kê, bên chỗ đào khoai do đám đàn ông cầm cuốc đào, nhóm phụ nữ phủi sạch đất bỏ vào trong giỏ trúc, giỏ trúc đầy thì mấy người đàn ông khiêng về đặt vào trong động đất mà Lam Nguyệt mới cho đào, được đào ngay tại chân núi Thạch Đầu, thật ra đó là cái hầm, khoai bỏ vào trong hầm dễ dự trữ, hầm râm mát, nhiệt độ không cao, Ô Lệ đứng ở cửa hầm lấy dây thừng thắt lại ghi xem có bao nhiêu giỏ, bây giờ nhóc thể giúp Lam Nguyệt rất nhiều chuyện rồi, Lam Nguyệt cũng cho bé làm một ít việc để rèn luyện, từ đầu nàng đã nói với Tô là dạy cô bé thành trí giả.

Lam Nguyệt chỉ huy mọi người dùng liềm xương cắt cán kê, liềm xương do Hoắc Lý làm, được Lam Nguyệt chỉ đạo, dùng mảnh xương thú cong đánh bóng thành, không giống lưỡi liềm hiện đại, mà lại giống lưỡi hái của thần chết, chỉ không to như thế mà thôi, lúc làm ra cái đầu tiên Lam Nguyệt còn kinh ngạc cả buổi, Hoắc Lý nói chỉ tìm được xương có góc vuông như thế thôi, không có loại uốn cong, Lam Nguyệt thử xong, thấy không khác lắm liền bảo hắn làm tiếp.

Thân kê rất cao, đoạn gốc rất cứng, Lam Nguyệt bảo mọi người cắt ngang nữa thân, cắt xong bỏ vào giỏ trúc khiêng về, kê không nhiều nên nhanh chóng thu xong, Lam Nguyệt nhìn đám thân kê còn lại, nghĩ cho mồi lửa đốt là xong, Hoắc Lý vội vã lao tới, nói lấy làm đồ gia cố nóc nhà, Lam Nguyệt đành bảo họ nhổ cả gốc, cột lại mang về bộ lạc.

Kê được mang về xong, Lam Nguyệt mang chiếu trúc nàng đan hồi đầu hè ra, chiếu trúc làm từ những nan trúc đan chữ thập, chỗ rìa thì bẻ cong nan trúc luồn xuống dưới, Lam Nguyệt không đan được những cái đẹp đẽ tinh xảo như của hiện đại, nhưng mà vẫn dùng được.

Đặc biệt là Tiểu Mãnh, khi trải chiếu trúc lên ổ nó xong thì cả đêm vui sướng lăn lộn trong ổ, đợi khi Trát Nhĩ quát lên mới im xuống ngủ, bởi vì nó đã lăn lại còn kêu nhao nhao ảnh hưởng ai đó làm việc, trừ chiếu ngủ, Lam Nguyệt đem những chiếc mới đan khác mang ra, các nhà khác cũng bày ra trên đất đổ kê ra phơi.

Đến khi sắp hoàng hôn, nhóm đào thử căn cũng về rồi, thử căn rất nhiều, còn phải đào thêm ngày nữa, Lam Nguyệt chỉ huy đám đàn ông dùng cây gỗ đập hạt kê, sau đó cho toàn bộ vào túi da thú lớn, kê không nhiều, tổng cộng được ba túi, Lam Nguyệt để lại túi hạt trông có vẻ to làm giống, hai túi khác thì chuẩn bị làm cho mọi người ăn nếm vị tươi.

Bộ lạc có hơn 400 miệng ăn, chỉ có thể nấu cháo kê thôi, Lam Nguyệt kêu người kê hai tảng đá to đặt nồi lớn lên, lấy thử căn gọt vỏ cắt miếng, kê vo sạch, bỏ hai thứ vào nồi nấu, phụ nữ đi nướng thịt, thịt nướng chín đặt trên bàn đá của bộ lạc, không đủ chỗ thì đặt xuống đất nhưng dùng lá cây đệm lên.

Cháo nấu tới tối khi trăng lên mới xong, tất cả mọi người đã đói bụng, nhưng đều đang chờ cháo khoai mà trí giả nói, đợi đến khi Lam Nguyệt dập lửa nói được rồi, toàn bộ liền vây lên lấy chén chờ phụ nữ múc, bưng chén lên, cầm miếng thịt nướng hoặc bánh trứng tìm chỗ ngồi xuống ăn, Lam Nguyệt ngồi trên ghế đẩu, trước mặt là bàn đá mà Trát Nhĩ khiêng từ nhà ra, Trát Nhĩ bưng cơm của nhà họ tới thì Tô cũng bưng phần của cô và Ô Lệ tới, Khôn với Tô và mấy người đàn ông khác cũng cùng ngồi đó ăn.

“Đợi chút, ta đi lấy đồ rồi lại ăn” Lam Nguyệt quay người chạy về nhà, vào phòng bếp cầm hai bát đá ra, tới phòng bếp lấy trứng muối và trứng bắc thảo ra, lấy đầy hai tô lớn,  Trát Nhĩ thấy nàng đi lấy trứng, tới bưng ra bàn, lần trước Lam Nguyệt dạy mọi người, mọi người cũng không làm, vẫn lấy trứng luộc hoặc chiên, Lam Nguyệt đập trứng vào bát của Tô bảo cô thử xem, nhà Lam Nguyệt ăn trứng muối mấy ngày rồi, Trát Nhĩ với Sơn tự làm cho mình ăn được rồi.

“Ồ, Lam, trứng này làm thế này ăn ngon thật, là kiểu cô làm lần trước à?” Tô ăn xong hỏi Lam Nguyệt.

“Mẹ, con nói nhiều lần, bảo người làm rồi, ông nội cũng thường ăn” mặt Ô Lệ đã không tròn trĩnh như trước, cơ thể vẫn đầy thịt, phồng má phàn nàn với Tô, bé vẫn lấy trứng chỗ ông nội ăn, vì mẹ vẫn không chịu làm.

“Về bảo mẹ làm cho cháu, muốn ăn thì tìm ông nội, ông nội lấy cho cháu” Già Sơn rất thương cháu gái, Tô cũng gật đầu bảo về sẽ muối một ít.

Nhóm phụ nữ cũng vây lại, Lam Nguyệt không còn cách nào, chỉ có thể bảo Trát Nhĩ mang hết bình đá đựng trứng ra, chỉ chừa bình trứng muối mà già Sơn thích, những cái khác thì chia hết cho mấy phụ nữ, phụ nữ uống cháo ăn trứng muối và trứng bắc thảo đều thấy ngon, nhao nhao nói xong phải về làm một ít, bọn nhỏ thì vui vẻ nhà chúng cũng sắp có trứng muối rồi.

“Trí giả, kê này thật ngon, lại đi tìm thêm về trồng sao?”Hoắc Lý tới lấy cái trứng muối đưa cho Nhã, hỏi Lam Nguyệt, mọi người trong bộ lạc cũng nhao nhao gật đầu nhìn Lam Nguyệt.

“Có hạt giống rồi, trở về ta sẽ dạy trọng” Lam Nguyệt tiếp tục ngắn gọn, kê không ngon bằng gạo, rất thô, nhưng tốt xấu gì cũng coi như ăn được, Lam Nguyệt cười vui vẻ uống cháo.