Hai người đi theo cùa thang xuống dưới, có lẽ là đã đến mặt đất.
Đến lúc tới nơi thấp nhất thì mới biết là một con đường hầm.
Bên trong có bảy tám hướng đen xì, không thấy đầu không thấy đuôi, có trời mới biết là nó sẽ đến chỗ nào.
Có thể thấy vết máu trên mặt đất, đương nhiên là của lão pháp sư.
Hai người không dám lơ là, một người đi trước mò đường, một người đi sau phòng ngự.
“Đây là đường vào mộ mà!” Ngưu Oanh cầm kiếm, vừa đi vừa lấy kiếm gõ vào tường.
Tường này dùng một loại đá đặc thù tạo thành, bên trên còn vẽ những bức hình cổ xưa, không biết là triều đại nào.
“Đúng là đường vào mộ rồi”.
Ngưu Oanh nhìn ra thì Triệu Bân cũng vậy.
Âm khí ở nơi này rất nặng.
Cho nên chắc chắn đây là một tòa mộ, hơn nữa còn là một ngôi thật to.
Chưa nói đến cái khác, chỉ nguyên con đường này cũng đủ để tiêu tốn bao nhiêu tiền của và nhân lực rồi.
Chỉ mình tên pháp sư và ba đạo đồng không đủ để làm ra được.
Nếu Triệu Bân đoán không nhầm thì đây chính là “tu hú chiếm tổ chim khách”.
Lão pháp sư kia tìm thấy tòa mộ cổ này rồi lại xây một đạo quán nhỏ ở bên trên.
“Nhà Âm Dương?”, Triệu Bân lẩm bẩm.
Tòa mộ cổ là nhà âm, đạo quán là nhà dương, nhà âm cho dương dùng, nhà dương cho âm dùng, kết hợp làm một, cả hai có thể mượn khí của nhau để biến thành một loại khí vận huyền bí.
Cách này thật sự rất tà ác.
Nhưng trong Huyền Môn Thiên Thư có giới thiệu về cái này.
Nhưng Triệu Bân không hiểu, một tòa mộ lớn thế này tại sao phải xây ở nơi cực âm? Để nuôi xác sao? Hay là nói, qua thời gian thì địa thế nơi này thay đổi, vốn là nơi phong thủy lại biến thành nơi đại hung? “Nào chỉ có trộm thi thể, còn cả đào mộ của nhà người ta nữa chứ!”, Ngưu Oanh than thở.
Thuật cản thi này lão pháp sư làm khá tốt, nghề đào mộ lão ta cũng giỏi, ngoài việc không giỏi chiến đấu ra thì gì lão ta cũng làm được.
So về độ tổn hại âm đức thì không ai sánh bằng lão ta được.