Xuân Lan

Chương 3



Ta chợt hiểu vì sao ngày xưa ngồi kiệu hay xe ngựa lại là đặc ân của giới quý tộc, đơn giản là vì đường xá thời đó quá dơ bẩn.

 

Hết cách, ta đành quay về phủ thay một bộ quần áo ngắn rồi mới dám ra ngoài. Đến cái chợ vùng ngoại ô gần nhất xem sao, nhưng chán quá, chẳng có gì hay ho như mình nghĩ.

 

Mà thôi, cũng tại ta mắc quá...

 

Nghe đâu cái xí công cộng ở tận đẩu tận đâu cuối chợ, ta thì không thể chờ được, đành phải ghé vào nhà dân gần đó xin xí nhờ.

 

Thấy ta ăn vận cũng ra gì, chủ nhà liền mời ta vào. Và rồi, ta được chiêm ngưỡng cái gọi là "hố xí nghìn năm"!

 

Cái thứ này thì ta cũng từng nghe loáng thoáng, chứ chưa bao giờ được thấy tận mắt, đã thế bên cạnh còn nuôi cả một "ẻm" heo nữa chứ, thúi um lên.

 

Đương nhiên là chẳng có giấy vệ sinh, chỉ có mấy cái que tre, nghe đâu xài xong còn phải để đó rửa ráy rồi xài tiếp...

 

Cái hố xí này, không phải kiểu nhà xí khô ở quê bây giờ đâu, mà là kiểu "hoang dã" và "nguyên thủy" hơn nhiều.

 

Ta liếc nhìn con heo ủn ỉn kia, cái hố xí kinh tởm kia, cùng với mấy que tre đã qua sử dụng cắm lung tung bên cạnh, liền co cẳng chạy thẳng, dõng dạc tuyên bố một câu: "Xuân Lan, về nhà! Lẹ lên!"

 

Ta đường đường là đích tiểu thư, có hẳn phòng xí riêng cơ mà. Lúc mới xuyên không tới, ta còn chê cái kiểu nhà xí này, cứ tưởng ai cũng dùng kiểu này, giờ mới hay, cái xí mà ta chê ỏng chê eo đã là "hàng hiệu" của giới quý tộc rồi.

 

Vừa lên xe ngựa, Mã Phu đã quất roi. Ngựa phi như điên, hiên ngang xông thẳng một mạch về tới phủ.

 

Thế là xong, "tour du lịch" đầu tiên sau khi xuyên không của tôi kết thúc chóng vánh.

 

Về đến nơi, ta mới bắt đầu ngẫm nghĩ, chả là không biết mấy cô cậu nam nữ chính trong phim cổ trang kia "giải quyết nỗi buồn" kiểu gì nhỉ? Sao chẳng thấy ai đi xí gì ráo...

 

Kể từ hôm đó, ta cũng chẳng buồn đi nghêu ngao làm gì. Một thời gian sau, ta phát hiện ra trong thành có một cái chợ cũng tàm tạm, xem ra cũng "ra gì và này nọ" hơn so với mấy cảnh trong phim. Nhưng hóa ra, cái chợ này không phải ngày nào cũng họp.

 

Đến lúc này ta mới biết, người xưa có cái gọi là "chợ phiên". Tháng nào cũng có vài ngày cố định để người mua kẻ bán tụ tập trao đổi hàng hóa.

 

Tục lệ này vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay, nhiều vùng thôn quê hẻo lánh vẫn còn giữ thói quen đi chợ phiên.

 

Xuân Lan nói: "Tiểu thư, nếu người muốn xem phố xá phồn hoa tráng lệ, thì phải xuôi nam đến Tần Châu, nơi đó có sông Lưu Sa, nghe nói vô cùng náo nhiệt."

 

Nghe nàng ấy nói vậy, ta lại nổi hứng. Nhưng khi biết được phải ngồi xe ngựa đi, hơn nữa còn mất cả tháng trời, chút hứng thú của ta lập tức tan biến.

 

Đường xá thời xưa và đường xá hiện đại hoàn toàn khác nhau, toàn bộ đều lát bằng đá, lồi lõm gập ghềnh, ngồi xe ngựa xóc nảy đến muốn vỡ cả mông.