Quan Hạ Nhi xót tiền hỏi: "Vậy thì tốn nhiều mỡ lợn lắm?"
Advertisement
"Yên tâm đi, chỗ dầu mỡ này đủ mà".
Advertisement
Kim Phi nói: "Sau này ta sẽ bán xà phòng, người trong làng ta dùng rồi, vừa hay có thể cho ý kiến, coi như là điều tra thị trường".
Quan Hạ Nhi nghe không hiểu điều tra thị trường là gì, có điều lời Kim Phi nói thì cô luôn cho là đúng.
Kim Phi ôm hũ dầu đi vào lò rèn, Mãn Thương đã chuẩn bị xong một cái nồi nhỏ, bếp và đủ loại công cụ.
Sau hai tiếng, Kim Phi đổ dung dịch xà phòng vào trong cái khuôn chuẩn bị trước, công việc chế tạo xà phòng mới được coi là kết thúc, tiếp theo chỉ có thể chờ đợi.
Đợi xà phòng hóa xong, dung dịch sẽ đông cứng lại, xà phòng sẽ được hoàn thành.
Nhìn thấy ba khay xà phòng đầy ắp, Kim Phi vô cùng mong chờ.
Ngành dệt mặc dù có thể kiếm ra tiền, nhưng tốc độ kiếm tiền quá chậm.
Hơn nữa trứng gà không thể bỏ hết vào một rổ.
Thị trường đồ dùng hằng ngày vẫn còn nhiều khoảng trống, đặc biệt trong tình huống không có sự cạnh tranh.
Đầu tóc bết sẽ khiến người Đại Khang khó chịu, nếu như làm đúng, một bánh xà phòng nhỏ sẽ kiếm tiền nhanh hơn sản nghiệp dệt.
Đương nhiên cũng không thể bỏ xưởng dệt.
Dù sao trong các nhu cầu cơ bản của con người, quần áo cũng xếp đầu.
Người dân có thể nấu cơm, tự xây nhà ở, nhưng ít ai tự dệt vải may đồ được.
Mọi người có thể không gội đầu, nhưng không thể không mặc đồ.
Vậy nên ngành dệt vẫn rất có tương lai, chỉ là cạnh tranh khá cao thôi.
Kim Phi và Mãn Thương cùng chuyển xà phòng ra chỗ thông gió, Trương Lương và chiến hữu Hắc Đại Cá cũng về.
Đi theo hai người họ, còn có hai người đàn ông áo quần tả tơi, cơ thể gầy guộc.