Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược

Chương 92






Editor: Gà
Cố Diệu bèn nói: “Chuyện trong mơ sao có thể xem là thật, con còn nhỏ lắm nên chàng đừng để ý quá nhiều, chính sự chưa đủ khiến chàng bận rộn ư?”
Nàng cảm thấy Từ Yến Chu nằm mơ có lẽ vì ban ngày suy nghĩ nhiều, nếu chàng quan tâm chính sự nhiều hơn nhất định sẽ không mơ thấy trẻ con nữa.
Từ Yến Chu lại nói: “Chính sự cũng bận nhưng đã có các đại thần phân ưu, chuyện quan trọng bây giờ là đứa nhỏ tìm nàng nói những gì?”
Cố Diệu cười cười: “Nói thích phụ thân.”
Từ Yến Chu ngẩn người.
Cố Diệu tiếp tục: “Không thì gì, chàng là phụ thân tất nhiên bé con phải thích chàng, xấu hổ không dám nói cho chàng biết nên chạy đến tâm tình cùng ta.”
Môi Từ Yến Chu mím lại, sau đó bật thốt: “Tiểu thử thối…”
Cố Diệu giữ chặt tay chàng: “Được rồi, ngày mai ta cần xuất cung một chuyến, e rằng sẽ về trễ, nếu chàng không bận việc gì thì đến Vương phủ đón ta nhé.”
Lúa mạch phải phơi khô, riêng đậu phộng còn có thể luộc lên ăn luôn, nấu canh hay kho thịt hương vị đều rất ngon.
Lúc này không còn đậu phộng tươi nữa.
Lều ấm trong Vương phủ chia làm bốn phần đất, hai phần đậu hai phần lúa mạch.

Để so sánh hai phần ruộng nên chia thành một bên bón phân và một bên chăm sóc thông thường, thu hoạch cũng khác nhau.

Những cây được bón phân sẽ phát triển tốt hơn và sản lượng cũng cao hơn cây bình thường.
Đậu phộng thu hoạch rất khá, hầu hết các củ đậu đều có hai hoặc ba hạt, hạt nào hạt nấy đầy đặn tròn mẩy.
Phần đất bón phân thu được hơn năm mươi cân đậu phộng tươi, sau khi phơi khô vẫn được hơn bốn mươi cân, chỗ ruộng không bón phân thu được gần hai mươi cân.
Quản sự Vương phủ thường xuyên đến thôn trang Từ gia theo dõi, có điều bên đó không thu hoạch được nhiều thế này.
Một phần đất hơn bốn mươi cân, như vậy một mẫu đất sẽ được hơn 400 cân, chia ra thu hoạch quả nhiên không tồi.
Những hạt đậu phộng ngon giữ lại cho vào nồi luộc, ninh trong vòng một tiếng hạt đậu sẽ mềm nhừ và xốp bùi.


Lại để dành một phần hạt sống cho vào cối xay thành sữa đậu, quấy thêm một thìa mật ong vào uống càng ngon hơn.
Từ Ấu Vi ngửi thấy mùi thơm, hai con mắt dán vào những hạt đậu to tròn phơi trong sân, nàng muốn ăn nó.
Từ Yến Nam giúp đỡ phơi đậu phộng, tiên sinh đã dạy không nên chỉ đọc sách mà phải năng thực hành, làm việc nhiều hơn để hiểu rằng lương thực làm ra không dễ dàng.

Cho nên cậu chưa từng lãng phí thức ăn, cơm canh đều trôi vào bụng không chừa một hạt.
Từ Yến Nam cảm thán: “Đậu phộng này thật là to.”
“Đúng vậy, to vì được chăm sóc tốt.” Từ Ấu Vi ngửi mùi thơm mà chợt nuốt nước miếng, đậu phộng luộc rất mới lạ, “A Nam, đệ thấy đấy, đến khi mỗi nhà đều thu hoạch được nhiều đậu thế này, bá tánh sẽ không cần lo lắng chuyện ăn uống nữa.”
Vân Châu vẫn ăn nhiều mỡ heo hơn dầu hạt cải và dầu đậu phộng.

Mỡ heo thơm còn dầu hạt cải vừa hiếm vừa quý, điều quan trọng phải có nhiều lương thực mới tốt.
Gây giống không phải chuyện trong một sớm một chiều là xong, sản lượng cao mới thấy phân bón hữu dụng, Vân Châu rộng lớn, đất nhiều người đông, ít nhất phải sang năm sau người dân mới được sử dụng giống mới.
Giống này trước hết nên trồng ở thôn trang, với năm mươi cân hạt giống có thể trồng được hai mẫu đất*, sau đó lại tạo ra các loại mới và cố gắng tạo ra nhiều loại giống mới hơn.
(*) Một mẫu đất chắc bằng 1 hecta hiện đại nhỉ?
Sau đó là toàn bộ Yến Kinh, Ninh Châu, Lĩnh Nam và cả Vân Thành.
Đã có kế hoạch sẵn nên Cố Diệu cũng yên tâm hơn, nhưng nay nàng đang mang thai, rất nhiều việc sẽ bị trì hoãn.
Gieo trồng mùa xuân, thu hoạch vụ thu, đến tháng chín vẫn đang ở cữ không thể ra ngoài.

Cố Diệu thầm thở dài trong lòng, khom lưng đổ đậu phộng ra, vỏ đậu luộc chín ngả sang màu nâu, tiếp theo là đậu hầm thịt heo, đậu kho…và chờ Từ Yến Chu đến.
Nàng nói: “Nếu ca ca của hai đứa không đến ta sẽ mang một ít trở về.”
Từ Yến Nam: “Ca ca nhất định sẽ đến.”
Tẩu tử ở đâu ca ca sẽ ở đó, đây là việc vĩnh viễn không thể nghi ngờ, cũng không thay đổi.

“Nói không chừng đêm nay còn ngủ lại đây, nên cho người đốt chậu than trước.” Từ Yến Nam rất có khí khái của một Vương gia, “Mau mau, đốt than lên.”
Từ Ấu Vi: “…”
Từ Yến Nam nói quả không sai, gần trưa Từ Yến Chu đã đến, chàng kéo Cố Diệu qua một bên hỏi nàng buổi sáng có mệt mỏi quá hay không, sau đó lại hỏi đến bài học của Từ Yến nam.
Cho đến hiện tại Từ Yến Nam xem như đã đọc nhiều sách hơn huynh trưởng nhà mình, bất kể Từ Yến Chu ra câu hỏi nào cậu đều đáp lại hoàn chỉnh.
Hỏi thăm tiểu đệ xong chàng lại quay sang quan tâm thân muội gần đây thế nào, Từ Ấu Vi đáp: “Trời lạnh, ở trong nhà làm nữ hồng.”
Từ Yến Chu khẽ gật đầu: “Phủ công chúa sẽ hoàn thành vào cuối tháng Giêng, xem kỹ một chút, quan trọng là phải vừa ý muội.”
Sau khi hai người thành thân sẽ ở trong phủ công chúa, cách hoàng cung rất gần.
“Thường xuyên tiến cung nói chuyện.”
Qua mùng năm Từ Yến Chu lại bắt đầu bận rộn, ban ngày xử lý công văn, có Từ Ấu Vi ở đó chàng cũng yên tâm phần nào.
Từ Ấu Vi nhủ bụng, rốt cuộc huynh trưởng cũng nói được vài câu xuôi tai.
“Cho dù gả cho ai thì muội vẫn là người Từ gia, đương nhiên phải thường xuyên tiến cung.”
Cả nhà nói chuyện một lát, thị nữ mang cơm tiến vào, bốn món một canh, đậu phộng luộc và sữa đậu.

Đậu phộng luộc gửi một phần đến phủ thượng thư, đám người Lưu Vĩ Trạm làm mồi nhắm với rượu trắng thật thống khoái.
Trời đang dần ấm hơn, sang tháng hai cỏ non trên mặt đất đã mọc đầy như nêm, một mảnh xuân ý nồng đậm tươi đẹp.
Cất quần áo mùa đông đổi sang y phục mùa xuân, Cố Diệu đã hơi lộ bụng, nhìn vào gương mới thấy thắt lưng dần thô, tuy vậy những nơi khác vẫn hoàn hảo.
Từ Yến Chu lấy thêm hai bộ quần áo, một bộ màu hồng, một bộ màu vàng, “A Diệu, mặc thử hai bộ này đi, cũng đẹp lắm.”
Cố Diệu muốn tham dự hỉ yến, nàng là trưởng tẩu lại là Hoàng hậu nên phải mặc màu nào trang trọng trưởng thành một chút, màu hồng và màu vàng đều dành cho các tiểu cô nương, hơn nữa nàng đang mang thai không thể mặc màu này.
Cố Diệu: “Cái váy này quá trẻ, mặc màu lan tử la (hoa lan tím) này đi.”
Hoa văn trên vải trông khá đẹp.
Từ Yến Chu: “Nàng còn trẻ lắm.”

Cố Diệu bây giờ mới mười chín tuổi đã làm vợ, làm mẹ, mười chín tuổi cớ gì không được mặc màu hồng?
“Từ lúc mang thai nàng ngày càng tươi tắn hơn, mặc màu hồng rất thích hợp.” Từ Yến Chu ăn ngay nói thật “Ban ngày nàng không muốn mặc vậy đợi trời tối mặc cho ta xem.”
Thái y nói sau ba tháng có thể sinh hoạt phòng the, Từ Yến Chu sợ không an toàn đành kiên trì đợi thêm mười ngày.

Hơn ba tháng lại vừa mới tân hôn, quả thực chàng phải chịu đựng rất nhiều.
Cố Diệu nguýt chàng một cái: “Buổi tối gì chứ, không mặc.”
Từ Yến Chu vẫn nằng nặc đòi nàng phải mặc, tự tay giúp nàng kéo vạt áo: “Buổi tối nàng mặc đi, cho ta…ngắm một chút, màu hồng phấn rất đẹp, màu vàng cũng thế.”
Cố Diệu gạt màu hồng ra, trải bộ màu vàng xuống tháp dựa nói: “Vậy mặc màu vàng.”
Qua một mùa đông lại có linh tuyền dưỡng thân nên Cố Diệu trắng ra rất nhiều, mặc màu vàng nhạt không biết sẽ xinh đẹp đến nhường nào.
Từ Yến Chu mím môi cười: “Hôn kỳ của Ấu Vi là ngày mười ba tháng hai, chỉ còn bốn ngày nữa.”
“A Diệu, trước thành thân ba ngày bọn họ không thể gặp nhau”, Từ Yến Chu hơi phấn khích, vì ba ngày đó chàng đã phải chịu bao nhiêu vất vả, muốn thành thân nhất định phải trải qua việc này.
Tình cảm bền lâu không nhờ vào chuyện sớm tối kề bên.
Cố Diệu: “Muội ấy sắp thành thân, ba ngày tới ta muốn ở cùng Ấu Vi, nương cũng sẽ đến Vương phủ, buổi tối chàng về Vương phủ nhé.”
Cố Diệu ở đâu Từ Yến Chu sẽ ở đó.
Chàng đồng ý: “Ta xem tấu chương xong sẽ về Vương phủ, vậy…y phục này có mang theo không?”
Cố Diệu gật đầu.
Vương phủ và phủ công chúa đều được quét tước sạch sẽ, khắp nơi dán chữ hỷ đỏ thắm và treo cẩm tú cầu, không khí vui mừng tràn ra mọi nơi.
Từ Ấu Vi ngắm nhìn hỷ phục trên giường, vỗ nhẹ lên má một cái, tư sắc của nàng tựa phù dung, ánh mắt thẹn thùng mang theo chút mong đợi, sàng sắp gả cho Sở Hoài.
Ướm thử hỷ phục mà nàng tự tay thêu, rất đẹp rất vừa vặn, bên cạnh là phát quan (mũ phượng), khăn trùm đầu, ngoài cửa đã xếp đầy của hồi môn cùng sinh lễ, đến lúc đó sẽ đi quanh Trường An một vòng, nàng ngồi ở trong kiệu hoa còn Sở Hoài cưỡi ngựa đi phía trước.
Lại vỗ lên hai má mình, mấy ngày này nàng luôn mơ đến việc thành thân, thật sự không biết xấu hổ.
Cửa bị gõ vang, thị nữ ngoài cửa thông báo: “Công chúa, Phò mã mang tới đây một thứ.”
Sở Hoài tính tình ngay thẳng, khi hắn đã muốn đặc biệt đối tốt với một người, thì dù sính lễ hay tiểu lễ đều không thể thiếu.
Quà tặng không quá quý trọng nhưng rất hợp tâm ý của Từ Ấu Vi, đôi khi sẽ là vài món điểm tâm trên phố hoặc một cây trâm cài tinh xảo, đôi khi là mứt quả, lần này đổi thành pho tượng nhỏ bằng đất.
Từ Ấu Vi lấy tượng đất ra khỏi tráp, hai nhân vật bằng đất, một cái là nàng một cái khác là Sở Hoài, nữ tử khuôn trăng xinh xắn còn nam tử ánh mắt mềm mại.
Nàng đặt bức tượng xuống, lật đi lật lại mấy lần vẫn không nhìn thấy dòng chữ nào, trong lòng có chút thất vọng, có điều vẫn rất vui khi nhận được lễ vật.

Hai người thường xuyên gặp nhau nên không trao đổi thư từ, dẫu có cũng là nàng viết nhiều mà Sở Hoài chỉ hồi âm được vài dòng.
Vốn dĩ Sở Hoài xuất thân võ tướng lại ít đọc sách, có thể đọc thơ cho nàng nghe nhưng phần lớn đều mờ mịt không hiểu, viết thư…ngồi nửa ngày vẫn chẳng nặn ra được mấy chữ.
Nàng cũng không quá bận tâm về vấn đề này, bởi vì hai người thành thân sống bên nhau không nhất thiết phải dựa vào mấy chuyện phong hoa tuyết nguyệt, hơn nữa bây giờ nàng vừa đọc sách, vẽ tranh, nấu ăn và trồng trọt.
Cuộc sống đã đủ thú vị.
Nàng đặt hai tượng đất lên đầu giường, ba ngày không gặp thì thay bằng nhìn tượng đất vậy.
Có điều tối nay vẫn có thể gặp mặt, chẳng biết Sở Hoài có đến hay không.
Sở Hoài vẫn còn trên đường, hai bên đường người bán hàng rong rất nhiều, thấy bán mứt quả hắn mua một ít, thấy đồ chơi làm bằng đường cũng mua một cái, tới cửa hiệu trang sức lại mua một cây trâm cài bằng vàng rất đẹp.
Rời khỏi cửa hiệu trang sức, Sở Hoài nhìn thấy sạp điểm tâm mới ra lò, điểm tâm ở đây rất ngon.

Hắn muốn mua cho Từ Ấu Vi một ít, cất đồ đi sau đó lấy túi tiền ra, trong túi tiền chỉ còn vài đồng bạc vụn.
Chuẩn bị sính lễ và mua lễ vật thường xuyên, trên người Sở Hoài không còn lại bao nhiêu, toàn bộ tiền của hắn đều đưa hết cho Từ Ấu Vi giữ.
Hắn không hề do dự lấy hết số tiền còn lại mua điểm tâm.
Ôm đồ đạc trở về nhà, đợi đến tối sẽ mang mấy thứ này đến Yến Vương phủ.
Nửa đêm, trên bầu trời đã xuất hiện ánh sao, thi thoảng lại nhấp nháy chớp động.

Từ Ấu Vi đứng bên song cửa sổ ngắm cảnh một hồi rồi đóng lại, đã muộn như vậy rồi, Sở Hoài, chắc hắn sẽ không đến.
Ngày trước Sở Hoài thường đến đây vào ban đêm, chỉ đứng bên ngoài cửa sổ nói vài câu, tặng đồ xong đã rời đi.

Lúc đó trời lạnh, nàng bảo Sở Hoài vào trong hắn cũng không vào, thở ra một luồng khí trắng, Từ Ấu Vi nhìn thêm một lần nữa rồi bước đi.
Nàng thay quần áo chuẩn bị lên giường đi ngủ, đột nhiên, cửa sổ có tiếng động.
Sững lại một lúc, tiếp đó nàng bước đến gần cửa sổ: “Sở Hoài?”
Bên kia cánh cửa, nàng nghe thấy một tiếng ừ khẽ.
Mở cửa sổ ra, đêm đầu xuân se lạnh khiến nàng chợt rùng mình.
Sở Hoài nhìn thoáng qua rồi vội vàng chuyển tầm mắt: “Ấu Vi…nàng…mặc quần áo vào trước đã.”