Bọn họ đến nhà của bà tổ vào buổi xế chiều, lúc này mưa đã tạnh.
Khi nhìn thấy Phong Ánh Nguyệt, bà tổ cười híp mắt kéo tay của cô nói: "Con gái ngoan, sống cho thật tốt, Văn Sinh cũng là thằng bé ngoan, sẽ không ức h.i.ế.p con."
Đường Văn Sinh liền đứng ở bên cạnh.
"Con biết ạ, bà tổ."
Phong Ánh Nguyệt mỉm cười gật đầu.
Bà tổ nói chuyện rất dịu dàng, ánh mắt hiền từ, lúc còn trẻ bà còn là người làm việc thực tế trong đội, làm việc công bằng chính trực, đối xử ôn hòa với mọi người mà lại không trọng nam khinh nữ, rất nhiều người của đội sản xuất đều rất kính trọng bà.
Tiệc mừng thọ tổ chức rất náo nhiệt, Phong Ánh Nguyệt và chị dâu hai Đường còn có Nguyên Đản cùng nhau ngồi dùng bữa, ăn cơm xong, lại ngồi trong sân, nghe người trong đội nói vài chuyện linh tinh.
Thấy trời không còn sớm nữa, Đường Văn Sinh cũng vội vàng hoàn thành, mọi người đi chào tạm biệt bà tổ.
Bà tổ kéo Đường Văn Sinh và Phong Ánh Nguyệt lại nói chuyện một hồi, sau đó mới thả cho hai người đi.
"Bà tổ rất thích anh."
Trên đường, hai người đi ở cuối cùng, Phong Ánh Nguyệt thấp giọng nói.
"Ừm, năm đó ngoại trừ anh ra, được bà nuôi dưỡng còn có hai người anh, nhưng họ không thể sống qua mười tuổi."
Đường Văn Sinh nói lại chuyện cũ.
Hai người anh kia nói là đưa đến nhà của bà tổ, chứ thật ra là bị người nhà bỏ rơi, anh còn nhớ rõ họ gầy đến mức trơ xương, cho dù như thế thì bà tổ vẫn thu nhận và giúp đỡ.
Nhưng họ đã mang bệnh là từ trong bụng mẹ, cho dù bà tổ có chăm sóc cẩn thận thì vẫn không thể nào lớn được.
"Lúc đó còn cảm thấy người già chăm sóc đứa trẻ càng lâu thì đứa trẻ sẽ càng cường tráng, ngoại trừ ba người bọn anh, sau này bà tổ còn nuôi mấy đứa em gái, chính là người vừa nãy ngồi tại trên bàn ở đối diện em, tất cả đều là do bà nuôi lớn."
Sau khi đứa trẻ khỏe mạnh, cha mẹ sẽ đến đưa đi, bà tổ cũng không cần thứ gì khác, chỉ hi vọng bọn họ nuôi đứa trẻ thật tốt.
"Anh đã ở chỗ của bà tổ bao lâu rồi?"
"Hai năm, nhưng anh là người trong thôn, ban ngày anh thường chạy về nhà, chị cả và anh hai cũng thích đến nhà của bà tổ đưa anh đi chơi."
Cho nên so với đứa nhỏ từ ngoài thôn đưa tới thì xem như anh đã rất hạnh phúc. Nguyên Đản thấy họ đi chậm như vậy, thế là lập tức dừng bước, chờ họ tiến lên.
Phong Ánh Nguyệt nắm tay phải của nó, Đường Văn Sinh thấy vậy, liền nắm tay trái của Nguyên Đản.
Tay trái tay phải đều được nắm, Nguyên Đản liền dùng sức nắm lại họ, sau đó làm ra động tác "cùng hướng về phía trước", cứ như vậy chơi suốt một đường, về đến nhà lại bị Đường Văn Sinh đưa đi tắm rửa.
Phong Ánh Nguyệt thì ngồi trong sân nói chuyện với nhóm Đường Văn Tuệ một lúc lâu rồi mới đi tắm rửa.
Sau đó lại đến nhà của chú ba Đường ngồi một hồi.
Trên người chú ba Đường nồng nặc mùi rượu, bị thím ba Đường ghét bỏ nói: "Cả người toàn mùi rượu, còn không mau đi tắm đi!"
"Lập tức đi ngay." Chú ba Đường cười ha ha trả lời: "Đừng nóng nảy như thế mà, nói chuyện cùng với cháu trai cháu dâu đi."
Nói xong, liền nhắc đến chị cả của Đường Văn Sinh - Đường Văn Phân.
Theo lý thì sinh nhật của bà tổ, Đường Văn Phân cũng sẽ về, nhưng mà lần này lại không.
Đường Văn Sinh cũng nghi ngờ, rồi thấy thím ba Đường che miệng cười một tiếng: "Thằng bé ngốc, chị cả của cháu lại có tin vui rồi!"
"Vẫn chưa nói với bọn nó đâu, mới vừa phát hiện mà, phải qua ba tháng mới dễ nói." Mẹ Đường cũng cười.
Phong Ánh Nguyệt cũng chỉ từng gặp Đường Văn Phân vào ngày kết hôn, lúc đi ngủ, Phong Ánh Nguyệt liền hỏi: "Muốn đi thăm chị cả một chút không?"
"Được, ngày mai đi, buổi chiều về lại huyện."
Đường Văn Sinh gật đầu.
Đường Văn Phân gả đến nhà họ Vương trên thị trấn bên cạnh, có một cháu gái nhỏ lớn hơn Nguyên Đản một tuổi, bây giờ đã năm tuổi, tên là Vương Đình Đình.
Đạp xe đạp từ nhà họ Đường đến nhà họ Vương, đại khái phải mất hơn hai tiếng.
Nguyên Đản cũng đi theo họ.
Vương Kiến Quốc là đầu bếp tiệm cơm quốc doanh trên thị trấn của họ, sáng sớm đã phải đến làm màn thầu bánh bao rồi cháo gì đó, giữa trưa có người đến ăn cơm liền làm đồ ăn, ba giờ chiều dọn dẹp một chút liền về nhà.
Một tháng hai mươi đồng, tóm lại là công việc nhẹ nhàng, còn có chút béo bở.
Mà mẹ anh ấy đi làm ở Cung tiêu xã trên thị trấn, một tháng cũng có hơn hai mươi đồng, cha anh ấy là bác sĩ ở trạm xá trên thị trấn, hơn ba mươi đồng một tháng, còn có phụ cấp, cho nên cuộc sống trong gia đình rất tốt.
Sau khi Đường Văn Phân gả đến, cha mẹ chồng đều đối xử với cô ấy rất tốt, có con rồi, liền ở nhà chăm sóc cô ấy.