Xuyên Thành Mẹ Kế Ác Độc, Trả Thù Nam Chính

Chương 146



Nước chảy thành sông 2

Khoảng hơn ba giờ chiều trời đổ mưa lớn.

Mưa rất to.

Phong Ánh Nguyệt lấy bát đũa và cả bếp lò, nồi mang vào trong nhà, vì gió lớn nên mưa hắt hết lên hành lang.

Còn rơm củi đã được chất thành đống ở phía dưới giá gỗ sau khi vào thu.

Khi Đường Văn Sinh trở về, ống quần của anh đã được kéo lên, nhưng dù như thế thì phần thân trên vẫn bị ướt một chút.

Anh cầm theo sáu miếng đậu phụ.

“Nhà của một người công nhân cắt đậu phụ, hôm qua anh ấy đã hỏi giúp, anh và Triệu Thiên cũng nhớ tên nên lúc chiều người nhà anh ấy mang đậu phụ đến cửa của nhà máy sản xuất giấy.”

Đúng là lâu lắm rồi Phong Ánh Nguyệt chưa ăn đậu phụ.

“Một bát canh rau cải xanh cộng thêm đậu phụ Ma Bà, được không?”

Đường Văn Sinh lấy khăn mặt lau tóc vừa cười vừa hỏi.

“Anh nấu?”

“Ừ, anh nấu.” Đường Văn Sinh gật đầu: "Anh thấy anh nấu món đậu phụ Ma Bà khá ngon, ăn thử chút nhé.”

“Vậy em làm phụ bếp cho anh”, Phong Ánh Nguyệt nhớ tới những thứ mình viết, nên đọc lại một lượt cho anh nghe: "Anh thấy em viết như thế có được không? Có thể gửi đến bưu điện không?”

“Gửi được, đề tài rất mới mẻ.” Đường Văn Sinh khen ngợi nói: "Bình thường thì truyện cho trẻ con sẽ ít khi xuất hiện những thứ tối nghĩa, yên tâm.”

“Anh nói như thế thì em cũng yên tâm hơn, vậy sáng mai em sẽ đến bưu điện ký gửi, nhà mình còn tem không anh?”

“Còn đấy, để hết ở trong ngăn tủ đầu tiên ấy, anh dùng vải bố cuộn nó lại đấy.”

Đường Văn Sinh vừa thái đậu vừa quay sang.

Còn Triệu Thiên đang ôm bé Niếp Niếp đau lòng không thôi, chị dâu Triệu vẫn đang tự trách mình: “Cũng không hoàn toàn là lỗi của em, anh thấy con bé chỉ ho mấy tiếng, vẫn ăn được ngủ được, chỉ thấy con bé cảm lạnh một chút, lần sau chúng ta để ý hơn là được.”

Chị dâu Triệu nức nở: “Ừm.”

Điều cô ấy hối hận không chỉ là ở việc mình không để ý đến biểu hiện khác lạ của con cái, mà còn là phản ứng của Niếp Niếp, cô bé không được khỏe cũng không biết đường nói với cha mẹ, không lẽ lúc trước ở dưới quê cũng như thế này?

Hoặc là ông bà bắt con bé phải chịu?

Chị dâu Triệu không dám nghĩ đến, quay sang nói: “Buổi tối em ăn cháo với Niếp Niếp, anh ăn màn thầu đi.”

“Ăn cùng anh đi.”

Nấu thức ăn xong, bên ngoài vẫn mưa to như thế, Phong Ánh Nguyệt đóng cửa lại rồi ăn cơm. Như Đường Văn Sinh đã nói, đậu phụ Ma Bà anh làm rất ngon và vị rất vừa vặn.

Ăn xong, Đường Văn Sinh ra ao múc một thau nước về rửa mặt, sau đó ngâm chân trong nước nóng, rồi tắt đèn đi ngủ.

Mưa to quá nên chẳng muốn đi đâu.

Nghe tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ gỗ, Phong Ánh Nguyệt chui đầu vào vai của Đường Văn Sinh, Đường Văn Sinh nhẹ nhàng vuốt mái tóc dài của cô, hai người không nói gì.

Có lẽ là rảnh rỗi quá nên không ngủ được, hoặc có lẽ là do sống chung mấy tháng nên bây giờ trong lòng đã có đáp án, nên Đường Văn Sinh nắm lấy tay của cô, thì thầm vào tai cô, Phong Ánh Nguyệt đỏ mặt, khẽ gật đầu.

Tất cả những âm thanh trong phòng đều bị tiếng mưa che giấu, cho đến gần sáng hôm sau, Phong Ánh Nguyệt mới mơ mơ màng màng đi ngủ.

Hôm nay Đường Văn Sinh không đến nhà máy sản xuất giấy, anh nhờ Triệu Thiên xin nghỉ giúp mình.

Sáng sớm anh đun nước nóng để Phong Ánh Nguyệt lau người, cô rất buồn ngủ, đẩy anh hai cái rồi lại ngủ tiếp.

Việc nên làm cũng làm rồi, cô ngại ngùng cũng không chống cự lại được cơn buồn ngủ.

Đường Văn Sinh cứ giữ lấy cô như thế, đến hơn mười một giờ, anh mới đi mua thức ăn, về nhà nấu một ít cháo rau cải thìa và luộc thêm sáu quả trứng, gọi Phong Ánh Nguyệt dậy ăn.

Phong Ánh Nguyệt ngáp ngủ rồi đi rửa mặt, ăn một bát cháo, hai quả trứng rồi lại lên giường nằm tiếp.

“Anh xoa bóp cho em nhé.”

Đường Văn Sinh xoa bóp toàn thân cho cô.

Phong Ánh Nguyệt lầm bầm một lúc rồi lại ngủ.

Đường Văn Sinh mỉm cười, ôm cô ngủ một lát và thức dậy lúc năm giờ hơn để hấp bánh bao trắng và làm hai món xào.

Phong Ánh Nguyệt cảm thấy mình như con sâu gạo: “Em chưa đi gửi thư.”

“Sáng nay anh gửi rồi, anh mang đến địa chỉ em ghi ở trong quyển sổ ấy.”

Phong Ánh Nguyệt hừ một tiếng: “Nếu không phải tại anh thì em cũng đi gửi được rồi.”

“Anh xin lỗi.” Đường Văn Sinh gượng gạo hôn lên má cô một cái: "Tha lỗi cho anh nhé.”

“Mặt dày.”

Phong Ánh Nguyệt đẩy đầu anh ra, ngâm chân rửa tay, vừa định về nhà thì lại nghe thấy tiếng mưa rơi.

“Lại mưa rồi, quần áo giặt còn chưa khô.” Thím Điền đứng trước cửa nhà phàn nàn.

“Đúng rồi đấy.” Thím Vương cũng gật đầu đồng tình: "Tôi đành phải dùng giá sấy bằng tre gác bếp để hong đồ.”

Nhà của Đường Văn Sinh bọn họ cũng có giá sấy bằng tre, là thứ được đan bằng tre giống một cái lồng, đặt một cái lò ở trong, phần trên đỉnh có thể để quần áo lên hoặc đặt thứ gì đó.

Nhưng phải giữ, hoặc phải kê cao hơn một chút, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn.