Xuyên Thành Mẹ Kế Ác Độc, Trả Thù Nam Chính

Chương 217



Thím năm bị ném xuống sông 5

Buổi tối, Chương Nam Tuyền tan làm thì đến tìm Đường Văn Tuệ, Đường Văn Tuệ đỏ mặt chạy ra ngoài.

“Anh tìm em có chuyện gì?”

“Xem em có bị doạ sợ không?” Chương Nam tuyền nhìn khuôn mặt hồng hào của cô ấy, thở phào nhẹ nhõm: “Cho em này.”

Vừa nói, cậu ấy vừa lấy ra một nắm cỏ đuôi chó đã đan thành hình một con ch.ó đưa cho cô ấy: “Đừng sợ.”

Sau khi Đường Văn Tuệ hừ nhẹ một tiếng, cô ấy nhận lấy nó trên khuôn mặt nở nụ cười: “Nó đẹp lắm.”

Chương Nam Tuyền đưa tay sờ lên đầu cô ấy: “Thím năm sau khi tỉnh dậy vẫn còn làm loạn, bị chú năm trói tay chân lại, mượn xe bò của đội trưởng đưa bà ta về nhà mẹ đẻ, anh thấy lần này chú năm làm thật rồi.”

Đường Văn Tuệ về nhà với nắm cỏ đuôi chó, đặt đồ đạc trong phòng mình trước, sau đó vào nhà bếp nói chuyện này với mẹ Đường và những người khác.

Lúc này, những người Đường Văn Sinh cũng trở về.

Chị dâu hai Đường chạy vào bếp lớn tiếng nói chuyện chú năm đưa người về nhà mẹ đẻ, Đường Văn Tuệ chỉ cười nói họ đã biết rồi, nhưng chị dâu hai Đường lại nói: “Vậy em có biết lần này, sau khi chú năm đưa người về, nhất định sẽ không cho bà ta trở về nữa không?”

“Sao nói như vậy?”

Phong Ánh Nguyệt hiếu kỳ hỏi.

Chị dâu hai Đường ngồi xuống bên cạnh cô, cùng giúp nhặt rau: “Bởi vì chị dâu Trường Thịnh đề nghị ly hôn với anh Trường Thịnh, đã thu dọn hành lý xong xuôi định về nhà mẹ đẻ, nói rằng có mẹ chồng xấu hổ như vậy, cô ta không còn mặt mũi nào ở đây nữa.”

Vì vậy, chú năm đã đưa cô ta đi.

Không phải có con dâu thím năm mới gây chuyện, phải nói từ lúc vào nhà chú năm đã hay cãi cọ bất hoà, đầu tiên là cãi nhau với anh em chú năm, sau đó đến chị em dâu không êm thấm, cuối cùng là mẹ chồng nàng dâu, mẹ con cũng không hoà thuận.

“Nói đến đứa cháu trai xém chút xảy ra chuyện, cũng do thím năm thấy nó ầm ĩ nên trói đứa bé bên cạnh chum nước, chum nước đó cũng không quá cao, đứa bé khát nước, nó bước lên ghế gỗ bên cạnh, bị ngã đổ vào chum nước!”

“Nếu không nhờ chị dâu Trường Thịnh quay lại lấy cái liềm thì đứa bé này không còn nữa rồi.”

Cứ một mực như vậy, thím năm vẫn cho rằng chuyện không có gì nghiêm trọng, bởi vì đứa bé không xảy ra chuyện gì mà con dâu chuyện bé xé ra to, nhất quyết gửi con về nhà mẹ đẻ nuôi nên bà ta càng thêm bất bình với cô con dâu này.

Thấy Phong Ánh Nguyệt lắng nghe cẩn thận, chị dâu hai Đường càng nói nhiều hơn: “Nhà mẹ đẻ chị dâu Trường Thịnh có một chị gái và hai em gái, không có anh trai cũng không có em trai, nhà họ cũng không khắt khe, đứa bé được chăm sóc tốt ở đó, vậy nên chị ấy gửi đứa bé cho họ nuôi nấng luôn.”

“Thì ra là vậy.”

Phong Ánh Nguyệt đã ăn một quả dưa lớn, nhưng khi cô nghĩ về những gì thím năm đã làm vào buổi trưa, cô vẫn thấy rằng đó là một quả dưa thối, khiến người khác cảm giác hơi ghê tởm. Vào ban đêm, khi Nguyên Đản ngủ không có gì bất thường, điều này khiến hai người Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh yên tâm.

Khi rời đi, họ đưa Nguyên Đản cùng đi.

Ngay khi đến nhà ngang, cô đã nghe chị dâu Vương và những người khác cười híp mắt kể về nhà trẻ của nhà máy sản xuất giấy.

“Ôi, chị mong chờ nhiều năm như vậy, rốt cuộc cũng xong rồi!”

Chị dâu Vương rất phấn khích, giọng cũng rất lớn.

Niếp Niếp và Yến Tử thấy Nguyên Đản tới, đã kéo nó đi chơi, sau khi Đường Văn Sinh đỗ xe xong, anh mang tất cả những thứ đem từ quê về lên lầu, Phong Ánh Nguyệt và các chị dâu Vương nói chuyện qua lại.

“Nó ở đâu?”

Phong Ánh Nguyệt hỏi.

Về chuyện nhà trẻ, cô thật sự chưa nghe được chút tin tức gì.

“Rẽ phải ngay đằng sau Cung tiêu xã…”

Sau khi nghe xong, Phong Ánh Nguyệt cũng hiểu ra, thực ra đó không phải là một nhà trẻ hoàn thiện, chỉ cần gửi mấy đứa trẻ đến đó ở, không cần lo bữa trưa, người lớn đưa về nhà ăn trưa rồi lại đưa đến.

Không cần dạy gì, chỉ giúp trông giữ đứa bé, phù hợp với những nhà đông con lại phải đi làm.

Tống Chi cầm rổ rau trở về, thấy Phong Ánh Nguyệt với những người khác nói chuyện, cô ấy cũng đi tới.

Không lâu sau, hai người cùng nhau đi lên lầu.

Nguyên Đản đã cùng các bé Niếp Niếp lên lầu được một lúc.

"Chỉ có hai phòng, hai người trông coi, một bé hai mươi xu một ngày, sáu đồng một tháng."

Tống Chi nói với Phong Ánh Nguyệt những gì mình biết được.

Phong Ánh Nguyệt gật đầu: "Giá cũng hợp lý, dù sao chăm trẻ nhỏ cũng rất cực, mà này, em đã chuẩn bị xong chưa?"

"Em đã sắp xếp xong xuôi từ sớm." Tống Chi cười tủm tỉm nói: "Đều nhờ có người quen biết phía sau, người bình thường sao có thể dễ dàng tiến vào như vậy?"

Nhà trẻ này được điều hành bởi nhà máy sản xuất giấy.

"Ừm." Phong Ánh Nguyệt gật đầu.