Xuân về hoa nở, vạn vật đều căng tràn sức sống, tuần học đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Nguyên Đản và mẹ Đường được anh hai Đường đưa về quê, nhìn thấy những cây anh đào rừng đang rộ hoa trên những cánh rừng trong núi, Nguyên Đản âm thầm ghi lại vị trí của chúng, chỉ đợi đến lúc anh đào rừng chín tới, thì sẽ rủ những người bạn khác cùng đi hái anh đào.
Mẹ Đường nhìn nó: "Nhớ kỹ lời cha mẹ cháu nói trước khi đi đấy, trước tiên phải làm xong bài tập đã, rồi mới được phép ra ngoài chơi."
"Cháu biết rồi ạ."
Nguyên Đản nhanh nhảu gật đầu.
Về nhà chưa được bao lâu, A Tráng đã chạy tới tìm, cậu kéo Nguyên Đản chạy đến con dốc nhỏ bên ruộng rau, vô cùng tủi thân mà kể cho Nguyên Đản nghe chuyện mình đã bị đánh như thế nào.
Nguyên Đản thở dài một hơi, làm ra vẻ như mình là người lớn rồi vỗ vỗ lên người A Tráng: "Em cũng... thôi, sau này không như thế nữa, về sau em sẽ làm xong bài tập về nhà rồi mới đi chơi."
"Không phải là em đã làm xong rồi sao?"
A Tráng nghi hoặc.
"Viết qua loa, chính là làm cho có lệ, phải viết lại."
Nguyên Đản đau lòng nói.
A Tráng vui vẻ, có chút đắc ý mà chống nạnh nói: "Vậy thì anh không phải lo về chuyện đấy rồi, chữ của anh từ xưa đã không đẹp rồi, cha mẹ anh lại không giỏi nhận mặt chữ, chỉ cần nhìn thấy trong vở có viết thì cho dù anh có viết sạch đẹp hay không, thì cũng coi như là viết xong rồi."
Nghe vậy, khuôn mặt của Nguyên Đản nhất thời tràn ngập sự ngưỡng mộ, khiến cho A Tráng càng thêm đắc ý.
Kết quả giây tiếp theo Nguyên Đản nháy mắt với A Tráng mà A Tráng thì đang thao thao bất tuyệt nói rằng mình đã viết bừa mấy trang bài tập vừa rồi như thế nào, rằng chuyện này vẫn chưa bị cha mẹ phát hiện ra quả là đáng mừng.
Chỉ đến khi lỗ tai bị nhéo một cái thật đau, cậu đảo mắt nhìn, hay thật đấy, mẹ vẫn đang lạnh lùng nhìn chằm chằm vào cậu rồi nói: "Hay lắm, con lừa cha mẹ như thế sao? Mẹ thấy tốt nhất con đừng có đi học nữa, cứ ở nhà làm việc như Xuyên Tử đi thôi!"
Nói xong, bèn kéo lấy tai của A Tráng mà dắt đi về phía ruộng, muốn để cậu đi xới đất, để khi mùa tới thì còn gieo ngô.
A Tráng nào dám nói gì, ngoan ngoãn mà đi theo mẹ, chỉ mong sao cho lực nhéo trên tai có thể nhẹ đi một chút.
Nguyên Đản thấy bóng dáng cậu tràn ngập bi thương thì chỉ khẽ vẫy vẫy tay, sau đó nhanh chóng chạy vào nhà, sau khi rửa tay xong thì vội vã chạy lên nhà trên lấy bài tập ra làm.
Anh hai Đường đang chuẩn bị ra ngoài thì nhìn thấy cảnh này, cười tủm tỉm nói: "Sao hôm nay lại tự giác vậy nhỉ?"
Nguyên Đản chính trực nói: "Cháu phải thay đổi triệt để, làm người một lần nữa!"
Lời này làm anh hai Đường nghe xong mà nghẹn lời, người không biết chắc sẽ tưởng là đứa nhóc này đã phạm phải tội lớn tày đình nào mất thôi.
"Vậy cháu làm cho tốt vào, bác ra ngoài đây."
Anh hai Đường vác cuốc lên, đi từng bước lớn ra khỏi sân.
Thằng ba nói phần đất hoang phía tây nhà họ rất thích hợp để trồng cây trà, vậy nên cha Đường mới đi mua rất nhiều hạt giống cây trà từ đội bên cạnh, lúc này anh hai Đường đang định đi sang cùng giúp trồng trà.
Mẹ Đường mới từ nhà bác cả Đường đi ra, thấy Nguyên Đản đang làm bài thì cũng không làm phiền nó, nhận thấy hôm nay trời nắng đẹp, bà bèn mang hết chăn gối trong nhà ra ngoài phơi.
Lúc này, Phong Ánh Nguyệt cũng đang phơi chăn.
Trong ký túc xá không có sân rộng như ở quê, chỉ có thể phơi trên ban công và bệ cửa sổ mà thôi.
Sau đó thỉnh thoảng lại ra đổi mặt chăn một lần.
Rồi cô đi xếp gọn lại tất cả quần áo mùa đông trong nhà, tiếp theo là lấy hết quần áo của dịp xuân hè ra phơi trên ban công.
Cô rất thích mùi quần áo sau khi được phơi nắng, bởi chúng được thấm đẫm mùi của ánh mặt trời.
Tiếng cửa mở ra khiến Phong Ánh Nguyệt như tỉnh lại, cô quay lại nhìn, là Đường Văn Sinh đã trở về, anh còn mua một ít đồ ăn.
"Sao anh lại quay về rồi?"
Anh không đi làm sao?
"Không có bệnh nhân, thầy Bạch cho anh nghỉ một hôm."
Đường Văn Sinh vừa cười vừa lấy cá ra: "Trưa sẽ làm cá rán giòn cho em ăn nhé."
"Được ạ." Phong Ánh Nguyệt ngáp một cái, lười biếng dựa vào ban công: ""Em buồn ngủ quá, em đi ngủ thêm đây."
Vừa nói xong bèn đứng dậy đi vào trong phòng.
Đường Văn Sinh ừ một tiếng rồi đi ướp cá, sau đó lại đun nước giặt quần áo và lau sàn, cuối cùng vẫn còn thừa ít nước, thế là anh bèn lau nốt nền hành lang phía nhà họ ở.
Nhóm người chị dâu La chưa bao giờ thấy người đàn ông nào chịu khó như vậy.
Trong lòng vừa ngưỡng mộ vừa ghen ghét.
Quay đầu lại nhìn thấy người đàn ông nhà mình mắt không ra mắt, mũi không ra mũi, chỉ có thể nói cho dù không ở nhà ngang thì vẫn có những người bị ảnh hưởng bởi anh.