[Phổ cập khoa học: Năm 1966, Bộ văn hóa đề xuất tòa soạn, tạp chí xã, nhà xuất bản cả nước áp dụng tiêu chuẩn tiền nhuận bút thống nhất. Từ hai đến tám nhân dân tệ cho một nghìn chữ/ bản thảo, bản thảo phiên dịch có giá là từ một đến năm nhân dân tệ. Nhưng trong lúc cải cách văn hóa, đã dừng việc phát tiền nhuận bút trực tiếp cho tác giả mà đổi thành phiếu giảm giá hoặc vật phẩm hay hàng mẫu. Mãi đến năm 1977, mới khôi phục lại việc phát tiền nhuận bút.]
Tô Mạt nhớ đến mấy câu [Trích dẫn vàng Nhật báo Nhân dân] trong mấy cuốn sách, cũng như không ít bài hát mà thế hệ sau đã nghe qua, cảm thấy việc này có thể thực hiện được.
Cô là một học bá, học tập lại tính toán, có lẽ sẽ giải quyết được.
Như vậy, cô sẽ có thêm một thu nhập bên ngoài.
Ở thời đại này, gửi bản thảo cho toàn soạn và được chọn dùng là một chuyện rất uy tín, điều này sẽ nâng cao địa vị của cô ở đại đội. Nếu có cạnh tranh cho vị trí giáo viên sẽ dễ đàng hơn một chút.
Có lẽ cô vẫn làm được mấy công việc đồng án như nhổ cỏ trồng rau. Nhưng nếu muốn dốc hết sức để làm, phỏng chừng cô không làm được, thật rớt nước mắt!
Hơn nữa cô nhớ tổng thống Nixon nước Mỹ sẽ tới thăm Trung Quốc năm 1972, đám truyền thông nhà nước đều có mũi chó, có thể bắt được một vài tin tức, đến lúc đó chắc chắn sẽ đăng một số tiểu thuyết về nước Mỹ nhiều kỳ để thả đi một vài tin tức.
Đến lúc đó, cô có thể xin nhận một vài bài phiên dịch từ tòa soạn, như thế lại kiếm thêm một phần thu nhập.
Từ nhỏ, cô đã tiếp nhận nền giáo dục song ngữ, tiếng anh cũng không tốt lắm. Huống chi, nguyên chủ cũng biết chút tiếng Anh nên không sợ bị lộ.
Sở dĩ nguyên chủ có nhiều phiếu chuyển tiền nước ngoài như vậy, là vì cả nhà bác cả Tô Trọng Thanh của nguyên chủ đã di cư ra nước ngoài trong những ngày đầu thành lập đất nước.
Năm 1955, sau khi đất nước bắt đầu xài phiếu chứng nhận, Tô Trọng Lê viết thư ra nước ngoài cho anh trai, không biết hai anh em họ nói như thế nào, nói chung sau đó mỗi năm Tô Trọng Thanh đều gửi cho bọn họ một khoảng tiền. Dựa vào phiếu chứng nhận chuyển tiền, nhà nguyên chủ hoàn toàn không thiếu phiếu.
Ở tỉnh Quảng Đông, phiếu chuyển tiền ra nước ngoài có giá mười tệ.
Thi thoảng, bọn họ sẽ gửi xách tay về một số thứ, trong đó có sách tiếng Anh. Lúc Tô Đình Khiêm còn trẻ từng du học ở nước ngoài nên biết tiếng Anh, vì thế ông cũng dạy cho Tô Mạt một ít.
Bây giờ xem ra cô có ba cách kiếm tiền, trước mắt là những cách này, sau này để xem có cách nào khác kiếm nhiều tiền hơn không.
Chuyện kiếm tiền đã xong, bây giờ đến chuyện mua đồ.
Cô nhớ rõ, nửa tháng sau cha mẹ của nguyên chủ trong sách sẽ bị chuyển xuống chuồng bò ở đại đội bên cạnh.
Nguyên chủ không mang theo đồ chống rét, tình hình của bọn họ càng tệ hơn, chắc cũng không có mang theo. Cô nhất định phải chuẩn bị ổn thỏa cho họ những thứ này.
Nguyên chủ mang theo rất nhiều phiếu bông, nhưng chắc chắn sẽ không đủ khi phải làm nhiều đồ như vậy. Cô phải ra chợ đen kiếm bông thêm.
Không chỉ kiếm bông, cô còn phải tìm người để học cách may áo bông, nếu không phải cha mẹ, cô chẳng biết nhờ ai làm.
Còn về chăn bông và đệm, có thể nhờ người khác may. Nếu có ai hỏi, có thể nói sắp kết hôn rồi nên may đồ cưới.
Phải tranh thủ thời gian mua những vật dụng khác về mới được, nếu không thật sự rất bất tiện.
Bây giờ ngày mùa thu hoạch sắp kết thúc, hơn nữa nguyên chủ làm việc rất chậm, mặt dày mày dạn chắc cũng có thể xin nghỉ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-10.html.]
Vì thế cô định ngày mai sẽ xin nghỉ để lên huyện một chuyến.
Những thứ cần dùng phải mua đủ, nhân tiện mua thêm quà tặng cảm ơn Lục Tiểu Lan đã chăm sóc cô trong hai ngày nay.
Còn Lục Trường Chinh thì không cần, lấy thân báo đáp là được.
Nghĩ tới đây, Tô Mạt quay người vào phòng lấy giấy bút viết một bức thư cho Tô Đình Đức, ngày mai cô lên huyện sẽ gửi cho ông ấy.
Trong thư, cô vô tình nhắc đến chuyện nghe nói bố mẹ sẽ chuyển đến đại đội bên cạnh cô. Cô sẽ nghĩ cách chăm sóc họ, dặn bác ấy đừng chạy đôn chạy đáo, để tránh người khác tìm được chỗ sơ hở.
Còn nữa, nhắc bác ấy tiền nhà bác cả gửi về sắp đến rồi, nhớ sắp xếp người đi ký nhận, miễn cho người khác được hời.
Mặc dù thời kỳ này rất đặc thù, nhưng đất nước đang cần ngoại tệ, có người gửi sẽ có người thu.
Thấy con trai đến giúp mình làm việc, Lý Nguyệt Nga vô cùng vui vẻ. Tuy nhổ đậu phộng không mệt, nhưng con trai có hiếu bà ấy cũng được nghỉ ngơi một lát.
Lục Trường Chinh không thích làm việc nông, nhưng tốc độ làm rất nhanh, hai ba lần đã làm xong phần việc Lý Nguyệt Nga chia cho. Lý Nguyệt Nga đến chỗ người chấm công, ghi lại công điểm hôm nay, một ngày là bảy điểm.
Ghi xong, hai mẹ con cùng nhau về nhà.
Mỗi ngày trước khi đại đội thôn Lục gia bắt đầu làm việc, đều sẽ phân sẵn nhiệm vụ cho mỗi người. Hoàn thành sớm thì có thể về nhà sớm, nếu chưa xong thì bạn phải làm hết, nếu không sẽ bị coi như lười biếng và bị trừ điểm.
Lý Nguyệt Nga nhìn con trai anh tuấn, trong lòng vô cùng kiêu hãnh, con trai của bà ấy thực sự không thể chê được.
Từ nhỏ đã thông minh, bề ngoài đẹp trai số một cả đại đội, lại còn có năng lực, tuổi còn trẻ đã dựa vào nỗ lực của mình để có vị trí như hôm nay.
Thế nhưng nghĩ đến vết sẹo trên người con trai, trong lòng Lý Nguyệt Nga vừa kiêu hãnh vừa đau khổ, thật không dễ dàng để một đứa bé nông thôn nổi bật.
"Hai ngày nay con nhớ chuẩn bị, đến lúc đó đi xem mắt, đối phương là đoàn văn công, con là bộ đội, rất phù hợp với nhau." Lý Nguyệt Nga nói.
"Mẹ, con không xem mắt, con thanh niên tri thức Tô đang hẹn hò."
"Cái gì?" Lý Nguyệt Nga kinh sợ suýt nữa nhảy dựng lên.
"Là vì những lời của mấy bà nhiều chuyện trong thôn hả? Con đừng quan tâm, mẹ đi xé xác họ đâu. Lãnh đạo công xã đã từng dạy rằng, những tật xấu này là không thể chấp nhận được."
Vài năm qua, không ngừng có thanh niên tri thức xuống nông thôn, nhưng vì khác nhau về kiến thức và thói quen nên nảy sinh khá nhiều mâu thuẫn. Vì thế theo định kỳ, công xã sẽ phái người xuống tiến hành giáo dục tư tưởng cho các xã viên trong đại đội.
"Không phải, là con thích thanh niên tri thức Tô." Lục Trường Chinh trả lời dứt khoát.
Trong nháy mắt, muôn lời muốn nói của Lý Nguyệt Nga đều bị kẹt ở trong n.g.ự.c không biết nên lên tiếng thế nào Một lúc lâu sau, bà ấy mới run run hỏi một câu: "Con...Sao con lại thích cô ấy?"